Tập đoàn FWD hợp tác với Microsoft định hình tương lai trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Dạng toán hàm số hợp
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Bị lừa đảo hơn 550 triệu đồng khi đăng ký 'giải chạy Marathon'
Ấn Độ đã quyết định mở bung cửa kho gạo của nước này bằng việc cho phép xuất khẩu gạo tấm. Quyết định được đưa ra vào cuối ngày 7.3 vừa qua. Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA), ông B.V. Krishna Rao, cho biết: Sản lượng xuất khẩu gạo tấm trong năm 2025 dự kiến khoảng 2 triệu tấn.Trước đó, Ấn Độ xuất khẩu 3,9 triệu tấn gạo tấm mỗi năm. Khách hàng chính của gạo tấm Ấn Độ là Trung Quốc - khoảng 2 triệu tấn để làm thức ăn chăn nuôi và sang các nước châu Phi như Senegal và Djibouti.Tuy nhiên từ tháng 9.2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm. Đến năm 2023 khi xảy ra hiện tượng nắng nóng gay gắt kéo dài và giá gạo nội địa tiếp tục tăng cao, cùng với hàng loạt chính sách hạn chế xuất khẩu các mặt hàng gạo, Ấn Độ cấm cả việc bán mặt hàng gạo tấm cho các công ty sản xuất elthanol nội địa.Đến cuối tháng 9.2024, Ấn Độ đã cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu gạo trắng 5%. Trong 3 tháng cuối năm 2024, Việt Nam vẫn giữ được giá gạo xuất khẩu ở mức cao do thị phần của hạt Việt Nam không cùng phân khúc với gạo Ấn Độ, nhưng bất ngờ trong 2 tháng đầu năm 2025 gạo Việt Nam lao dốc không phanh và đang ở mức thấp nhất thế giới.Vì vậy, động thái mở kho của Ấn Độ được đánh giá sẽ tác động mạnh tới thị trường gạo toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Các thương nhân Ấn Độ hiện chào giá gạo tấm ở mức 330 USD/tấn trong khi các nước như Việt Nam, Myanmar và Pakistan chỉ có khoảng 300 USD.Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhận định: Thị trường Việt Nam trước đây vẫn nhập mặt hàng gạo tấm để phục vụ cho nhu cầu chế biến các sản phẩm ăn liền như bún, phở, bánh tráng… Việc Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo tấm, nếu với mức giá cạnh tranh tốt thì sản phẩm sẽ được nhập về để phục vụ cho mục đích này và làm gia tăng sức ép cho lúa gạo nội địa.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam tuy xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo nhưng lại nhập khẩu đến khoảng 1,2 triệu tấn lúa hầu hết từ Campuchia, làm gia tăng áp lực khiến giá lúa gạo tại ĐBSCL chìm sâu trong 1 thời gian dài.
Mitsubishi Xpander 2022 trang bị khối động cơ xăng 1.5L Mivec, sản sinh công suất 104 mã lực và mô-men xoắn cực đại 141 Nm kết hợp với hộp số sàn 5 cấp hoặc hộp số tự động 4 cấp. Với một chiếc xe gia đình và di chuyển chủ yếu trong đô thị, thông số này hoàn toàn hợp lý. Và trải nghiệm thực tế trên các cung đường đô thị, chúng tôi cũng khá hài lòng về khả năng vận hành của chiếc xe này.
Khu vực gia tăng vị thế
Ngày 13.2, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định về việc sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ. Qua đó, quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng bộ UBND tỉnh và thay đổi hàng loạt nhân sự chủ chốt.Tại hội nghị, ông Trần Vũ Khiêm, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã công bố các quyết định của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc kết thúc hoạt động một số ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy khối. Đồng thời, công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng bộ UBND tỉnh trực thuộc Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.Ông Trần Hải Châu, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh được chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm; ông Trần Vũ Khiêm, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy giữ chức Phó bí thư Thường trực Đảng ủy kiêm nhiệm; ông Phạm Tiến Nam, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH và ông Nguyễn Văn Thái, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh giữ chức Phó bí thư Đảng ủy.Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng có quyết định chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ông Trần Phong, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm; ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh giữ chức Phó bí thư thường trực Đảng ủy kiêm nhiệm; ông Phạm Quang Ánh, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh và ông Trần Ngọc Thăng, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh giữ chức Phó bí thư Đảng ủy UBND tỉnh.Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình cũng đã có quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, đồng thời điều động, bổ nhiệm ông Trương An Ninh, Bí thư Thị ủy Ba Đồn giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.Cũng trong chiều 13.2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Thành ủy Đồng Hới. Qua đó điều động, phân công bà Phạm Thị Hân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Đồng Hới nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Hân bày tỏ lòng cảm kích đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tin tưởng giao trọng trách mới và cam kết sẽ phấn đấu rèn luyện, phát huy tinh thần trách nhiệm cùng tập thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Trước mắt là thực hiện việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 22, nhiệm kỳ 2025 - 2030.