Võ Lâm Nhàn Hiệp VNG: Hãy vào Bang ngay khi có cơ hội!
"Nhìn bao quát các công trình kiến trúc trong chùa đều được thiết kế hài hòa, mang đến không gian vô cùng đối xứng và đẹp mắt. Đến chùa mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng những pho tượng uy nghiêm, nổi bật mà còn có thể hòa mình với thiên nhiên, tâm được tĩnh lặng, bình yên bên những tán cây rộng lớn", Tân cho hay.Giữa lùm xùm đời tư, Nhiệt Ba tung ảnh cưới liệu có lên xe hoa?
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Sau 3 năm Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó, dự án chống ngập 10.000 tỉ vẫn 'tắc'
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ cùng ngày, chị T. (30 tuổi) cùng con trai tên H. (12 tuổi, ở thôn Tân Lý, xã Minh Hóa) xuống khe Mục Miệu gần nhà để chuẩn bị lúa giống cho vụ mùa mới.Đến chiều tối, người thân không thấy 2 mẹ con về nhà nên đi tìm thì phát hiện thấy đôi dép, rổ thóc giống trên tảng đá gần khe nước.Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng cùng người dân tìm kiếm. Đến khoảng 19 giờ ngày 4.1.2025, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện mẹ con chị T. tử vong ở khu vực nước sâu gần đó. Hiện tại gia đình đã đưa thi thể 2 nạn nhân về nhà để lo hậu sự.
Ngày 6.3, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) công bố danh sách tập trung đội tuyển U.22 Việt Nam đợt 1, năm 2025. Đây là đợt tập trung quan trọng để ban huấn luyện đánh giá sơ bộ chất lượng cầu thủ thông qua giải bóng đá quốc tế CFA Team China 2025 do Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc tổ chức từ 20.3 đến 25.3 tại Giang Tô, với sự tham dự của 4 đội tuyển U.22 gồm: Việt Nam, Uzbekistan, Hàn Quốc và chủ nhà Trung Quốc. Và Viktor Lê là một trong những người được chọn. Trong nhóm tiền vệ trung tâm, Viktor Lê là cái tên nổi bật. Ở CLB Hà Tĩnh mùa này, anh được HLV Nguyễn Thành Công trao nhiều cơ hội khi có 13 lần ra sân và ghi được 1 bàn thắng. Tuy nhiên, để có thể chiếm suất đá chính, tiền vệ gốc Nga phải cạnh tranh một loạt đối thủ đáng gờm như Nguyễn Văn Trường (CLB Hà Nội), Nguyễn Thái Quốc Cường (CLB TP.HCM) hay Đinh Xuân Tiến, Nguyễn Quang Vinh (SLNA)...Tuy nhiên, Viktor Lê sẵn sàng đương đầu với thử thách. Anh chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Trước khi danh sách được công bố, tôi cũng đã rất mong đợi mình được gọi lên đội tuyển U.22 Việt Nam và xa hơn là được thi đấu tại SEA Games 33. Tôi sẽ cố gắng thể hiện thật tốt vì bóng đá là phải cạnh tranh". Trước khi được triệu tập, Viktor Lê đã có quốc tịch Việt Nam hồi đầu năm 2025. Anh chia sẻ: "Bố tôi là người Việt Nam nên quá trình trở thành công dân Việt Nam đối với tôi cũng khá thuận lợi. Tôi là người gốc Việt, với dòng máu Việt chạy trong mình nên việc có quốc tịch là một lẽ tự nhiên vậy. Tôi cũng thích nghi với mọi thứ như khí hậu, ẩm thực rất nhanh có sự khác biệt so với ở Nga. Tôi yêu những bờ biển dài, với bờ cát trắng ở Việt Nam. Tôi nghĩ mình sẽ sinh sống tại đây lâu dài". Trưởng thành từ lò đào tạo của CSKA Moscow, Viktor Lê có nền tảng, xuất phát điểm tốt để theo đuổi con đường bóng đá chuyên nghiệp. Thậm chí, anh còn sở hữu cơ hội phát triển sự nghiệp châu Âu. Tiền vệ sinh năm 2003 kể lại: "Trước đây, tôi đã cùng đội bóng Torpedo sang Ý thi đấu ở một giải có tới 50 đội tham gia. Thời điểm đó, tôi cứ ngỡ rằng chúng tôi phải về nước sớm nhưng không ngờ lại giành luôn chức vô địch. Sau đó, ban tổ chức tiếp tục mời chúng tôi sang thi đấu. HLV cũng dặn tôi rằng phải đá cẩn thận vào vì có nhiều tuyển trạch viên đến xem trực tiếp". Viktor Lê cũng nhận được sự chú ý, nhưng cuối cùng anh vẫn lựa chọn trở về Việt Nam: "Tôi nghĩ Đặng Văn Lâm và Mạc Hồng Quân là những tấm gương cho các cầu thủ Việt kiều trẻ noi theo. Thời điểm đó, tôi cũng được sự động viên của bố mẹ khi quyết định tìm kiếm cơ hội khẳng định ở quê hương. Tôi biết HLV Nguyễn Đức Thắng (từng dẫn dắt Viktor Lê ở CLB Bình Định) cũng như HLV Nguyễn Thành Công vì đã trao cho tôi nhiều cơ hội".
Chả ốc, đặc sản ẩm thực thủ đô
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.