Vì sao Trường ĐH Thủ Dầu Một phải ‘đóng cửa’ 13 ngành đào tạo?
Sáng 12.3, tại kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026), các đại biểu thông qua nghị quyết hỗ trợ kinh phí xây mộ liệt sĩ và mộ Bà mẹ Việt Nam anh hùng an táng ngoài nghĩa trang liệt sĩ, trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025 - 2027.Theo nghị quyết mới, định mức hỗ trợ 10 triệu đồng/mộ. Ước tính, tổng kinh phí thực hiện khoảng 315 tỉ đồng từ ngân sách tỉnh. Trong đó, năm 2025 khoảng 71 tỉ đồng, năm 2026 khoảng 110 tỉ đồng và năm 2027 khoảng 134 tỉ đồng.Ông Trình Minh Đức, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam, cho biết qua khảo sát hiện toàn tỉnh có 31.436 mộ liệt sĩ và mộ Bà mẹ Việt Nam anh hùng an táng ngoài nghĩa trang liệt sĩ, do gia tộc quản lý và số lượng mộ đất, mộ vôi vữa còn nhiều.Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam rất quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân các anh hùng liệt sĩ, gia đình có công cách mạng. Theo ông Đức, đối với mộ liệt sĩ an táng ngoài nghĩa trang liệt sĩ, từ ngày giải phóng quê hương đến nay chỉ có nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ với mức 250.000 đồng/mộ để xây mộ, sau này là 2,5 triệu đồng/mộ, theo Nghị định 31 của Chính phủ. Riêng đối với mộ Bà mẹ Việt Nam anh hùng chưa được hỗ trợ.Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam cũng cho hay, sau 50 năm đất nước thống nhất, vẫn còn nhiều mộ liệt sĩ và mộ Bà mẹ Việt Nam anh hùng hư hỏng, xuống cấp, là nỗi trăn trở khôn nguôi của các cấp, các ngành.Từ những lý do trên, việc xây dựng và trình HĐND tỉnh thông qua và ban hành nghị quyết về đề án hỗ trợ kinh phí xây mộ liệt sĩ và mộ Bà mẹ Việt Nam anh hùng an táng ngoài nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2025 - 2027 là hết sức cần thiết.Tại kỳ họp, 100% đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam có mặt đồng ý cho 4 đại biểu gồm các ông: Nguyễn Công Dũng, Nguyễn Văn Tỉnh, Trần Úc, Phan Công Vỹ (cùng nghỉ hưu từ ngày 1.3.2025), thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh (khóa X).Ngoài ra, các đại biểu thống nhất biểu quyết miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với các ông/bà: Văn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở GTVT; A Lăng Mai, nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh; Trương Thị Lộc, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH; Đặng Bá Dự, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ; Phạm Viết Tích, nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT; Đặng Phong, nguyên Giám đốc Sở Tài chính; Nguyễn Phi Thạnh, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và Nguyễn Quang Thử, nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT.Nghĩa vụ quân sự năm 2023 ở TP.HCM: Cảm xúc dâng trào phút giây đặc biệt
Mẫu tai nghe HMD Amped Buds đi kèm với hộp sạc tích hợp pin 1.600 mAh hỗ trợ không dây ngược, mang đến khả năng sạc ngược không dây cho smartphone. Sản phẩm không chỉ nổi bật với chất lượng âm thanh tuyệt vời mà còn trang bị công nghệ chống ồn chủ động (ANC) và chống ồn điện tử (ENC).Hộp sạc của tai nghe không chỉ đơn thuần là nơi lưu trữ mà còn hoạt động như một pin di động cho phép sạc không dây cho các smartphone hỗ trợ Qi2 và MagSafe, bao gồm cả HMD Skyline và iPhone. Điều này đạt được nhờ thỏi pin dung lượng 1.600 mAh trên sản phẩm.HMD Amped Buds có trọng lượng 80 gram và độ dày chỉ 14 mm được làm từ hợp kim nhôm với lớp hoàn thiện mờ mang lại vẻ ngoài sang trọng. Sản phẩm có 3 màu sắc: đen, lục lam và hồng. Tai nghe đạt tiêu chuẩn chống nước IP54, trong khi hộp sạc chống bụi theo tiêu chuẩn IPX4 cho phép sử dụng an toàn ngay cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.Theo ghi nhận từ trang công nghệ The Verge, HMD Amped Buds có thiết kế ấn tượng. Hộp sạc không chỉ có thể sạc smartphone qua cáp USB-C mà còn có khả năng sạc tai nghe hơn 10 lần và phát nhạc liên tục tới 95 giờ.Theo HMD, dung lượng pin của hộp sạc lớn hơn khoảng 300% so với các tai nghe không dây cạnh tranh. Đặc biệt, với iPhone 16, hộp sạc có thể cung cấp năng lượng từ 0% lên tới 20% và có thể sạc tới 24% khi sử dụng sạc có dây.Cũng theo nhận định của The Verge, đây là một khái niệm thông minh. Khi mà nhiều người đã quen với việc mang theo tai nghe, họ cũng có một cục pin dự phòng giúp sạc khẩn cấp năng lượng khi pin điện thoại yếu.Đối với giá bán, HMD Amped Buds được chào bán ở mức 199 EUR tại thị trường châu Âu. Tính sẵn có cũng như giá bán của tai nghe ở các thị trường khác sẽ được HMD công bố sau.
Phố hoa tết rộng 800 mét vuông ở Hậu Giang thu hút cả trăm người đến check-in
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Oppo A5 Pro được giới thiệu là một trong những smartphone tầm trung bền bỉ nhất hiện nay, với khả năng chống nước, chống va đập và hoạt động tốt trong các điều kiện khắc nghiệt. Để kiểm chứng những tuyên bố từ nhà sản xuất, thiết bị đã trải qua một loạt thử nghiệm thực tế nhằm đánh giá khả năng chịu đựng trong môi trường sử dụng khắc nghiệt.Oppo A5 Pro đạt ba tiêu chuẩn chống nước cùng lúc: IP66, IP68 và IP69. Theo thông số kỹ thuật, thiết bị có thể chịu được ngâm nước ở độ sâu 1,5 mét trong 30 phút (IP68), chống tia nước áp lực cao (IP69) và chống bụi hoàn toàn (IP66). Để kiểm chứng, Oppo A5 Pro được đặt trong nước trong khoảng 30 phút, đồng thời thử nghiệm dùng vòi nước áp lực mạnh để mô phỏng các tình huống như trời mưa lớn hoặc vô tình bị đổ nước lên máy.Kết quả cho thấy, Oppo A5 Pro vẫn hoạt động trơn tru sau thử nghiệm. Màn hình cảm ứng phản hồi chính xác, camera không bị hơi nước làm mờ, các cổng kết nối không bị ảnh hưởng. Tiếp tục thử nghiệm với nước nóng 60°C để mô phỏng điều kiện khắc nghiệt hơn, máy vẫn không có dấu hiệu hư hại, đúng như những gì nhà sản xuất công bố.Oppo A5 Pro sở hữu khung máy đạt tiêu chuẩn quân đội MIL-STD-810H, có khả năng chống chịu rung lắc, sốc nhiệt, độ ẩm cao, bão cát và áp suất thấp. Để kiểm tra độ bền trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, thiết bị đã được đặt vào tủ lạnh trong 12 tiếng. Dù trong điều kiện đông đá, điện thoại vẫn có thể nhận được cuộc gọi, nhiệt độ máy đo được là khoảng 1,5 độ C, chứng minh khả năng hoạt động ổn định ngay cả trong môi trường lạnh.Tiếp theo, thử nghiệm thả rơi từ độ cao 1,5 mét xuống nền bê tông được thực hiện để mô phỏng tình huống sử dụng thực tế. Nhờ thiết kế gia cố 360°, Oppo A5 Pro hấp thụ lực va đập tốt, không có vết nứt lớn trên màn hình. Mặt kính Gorilla Glass 7i đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ màn hình khỏi trầy xước và nứt vỡ. Theo OPPO, kính 7i có khả năng chống va đập cao hơn 160% so với thế hệ trước, giúp tăng đáng kể độ bền của màn hình.Bên cạnh đó, điện thoại cũng được thử nghiệm trong môi trường nhiều cát và bụi nhỏ. Sau nhiều giờ tiếp xúc với điều kiện này, các cổng kết nối và loa vẫn không bị bám bụi, âm thanh phát ra không bị ảnh hưởng. Điều này cho thấy Oppo A5 Pro phù hợp với những ai thường xuyên làm việc ngoài trời hoặc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.Một trong những tính năng đáng chú ý trên Oppo A5 Pro là công nghệ cảm ứng tiên tiến, giúp màn hình vẫn hoạt động chính xác ngay cả khi bị ướt hoặc khi người dùng đeo găng tay. Thử nghiệm thực tế với nhiều điều kiện khác nhau, từ màn hình dính nước, dính dầu mỡ cho đến việc sử dụng với găng tay vẫn có phản hồi nhanh và chính xác, không có hiện tượng loạn cảm ứng.Đây là một điểm cộng lớn, đặc biệt hữu ích cho những ai thường xuyên di chuyển, làm việc ngoài trời hoặc cần sử dụng điện thoại trong môi trường công nghiệp.Qua những thử nghiệm thực tế, có thể khẳng định Oppo A5 Pro là một trong những smartphone có độ bền cao hiện nay. Với khả năng chống nước, chống bụi, chịu va đập tốt và hoạt động ổn định trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai cần một thiết bị mạnh mẽ để đồng hành trong mọi hoàn cảnh.
'Biển lửa' đỏ rực bao trùm dãy nhà kênh Đôi, nhiều người cay đắng: 'Mất trắng rồi!'
Đêm nhạc Trần - Nguyễn du ca được tổ chức tại Hà Nội, thu hút sự tham dự của hơn 1.000 khán giả. Đây là dịp để hai nghệ sĩ Trần Tiến và Jimmii Nguyễn tái hiện những ca khúc từng làm nên tên tuổi của mình. Theo tiết lộ, một phần lợi nhuận của chương trình được dùng phát triển văn hóa đọc, thông qua việc tặng tủ sách nhân ái cho Trường THCS Thượng Vực (Chương Mỹ - Hà Nội). Trần Tiến cho biết lần tái ngộ khán giả Hà Nội mang lại cho ông nhiều cảm xúc và kỷ niệm. Bên cây đàn guitar, nam nghệ sĩ thể hiện và tiết lộ những câu chuyện đằng sau loạt ca khúc như Mặt trời bé con, Ra ngõ tụng kinh, Phiêu bạt… Cũng theo Trần Tiến, đây là lần đầu tiên ông thể hiện chùm ca khúc sáng tác riêng cho người anh lớn trong cuộc đời mình - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Trần Tiến chia sẻ sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhờ nhạc sĩ Bảo Phúc hòa âm phối khí cho những bài hát mà ông viết tặng để phát hành. Nhưng mọi việc chưa thành thì tác giả Còn tuổi nào cho em ra đi. Sau đó nhạc sĩ Bảo Phúc có gặp Trần Tiến nói về "đơn đặt hàng" này nhưng ông từ chối. Bởi nam nhạc sĩ chỉ muốn tự mình mang đến cho người anh tri kỷ trong chuyến viễn du cuối cùng của cuộc đời.Thông qua trang cá nhân, Ngọc Hà - vợ NSND Công Lý gây bất ngờ khi tiết lộ sau 3 năm kết hôn, cô chưa từng làm dâu ngày nào. Người đẹp thuật lại lời tâm sự của bố chồng khiến cô xúc động: “Qua năm tháng con chăm sóc Lý lúc ốm đau, tận đáy lòng bố rất quý con. Dù bố không nói ra nhưng bố rất trân quý những điều con đã làm, không phải ai cũng làm được điều đó”. Ngọc Hà bật mí thêm chính bố chồng còn dặn dò NSND Công Lý phải yêu thương nhiều hơn và không được để cô buồn. “Rồi bố nói trong sự tự hào về anh Lý đã có được thành tích trong nghệ thuật nhờ sự khổ luyện. Và bố còn nghẹn ngào kể có thời điểm hồi anh Lý học tiểu học, gia đình còn khó khăn, hai bố con phải đi bơm xe đạp ở Cung thiếu nhi…”, Ngọc Hà tâm sự thêm.Trong đêm chung kết Én vàng 2024, diễn viên Văn Anh vượt qua các thí sinh khác để giành ngôi vị cao nhất. Chiến thắng này là thành quả cho sự nỗ lực của chồng Tú Vi trong suốt thời gian qua. Anh chia sẻ: “Tôi nghĩ đây là bước khởi đầu, thể hiện cái duyên của mình với công việc người dẫn chương trình. Đây cũng là thành quả cho sự cố gắng của cả tập thể. Giải thưởng này giúp ích cho tôi rất nhiều, mang đến cho tôi thêm kinh nghiệm quý báu trong công việc người dẫn chương trình và cả diễn xuất sau này”.Bên cạnh đó, Văn Anh cũng biết ơn sự đồng hành đặc biệt từ gia đình. Được biết, ông bà ngoại và con gái đã đến cổ vũ nam diễn viên tại đêm chung kết, còn Tú Vi dù bận lịch quay nhưng luôn sát sao, đồng hành với chồng trong công việc và cuộc sống. Cặp đôi vừa ghi dấu kỷ niệm 10 năm bên nhau bằng một bộ ảnh gia đình hạnh phúc, nhận được sự chúc phúc từ khán giả.Nam Cường đảm nhận vai trò giám khảo Tỏa sáng sao đôi, lên sóng trên THVL1. Nam ca sĩ nói trong vai trò “cầm cân nảy mực”, anh hào hứng khi theo dõi tiết mục của các thí sinh. Giọng ca Bay giữa ngân hà không đặt nặng việc chấm điểm khắt khe mà chủ yếu góp ý, giúp đàn em hoàn thiện mình. Nam Cường nhớ lại giai đoạn từ năm 2012 đến 2015, khi anh thường xuyên “lang thang” trên những cung đường để phục vụ khán giả dịp tết. Lúc ấy, nam ca sĩ thường biểu diễn cùng các đoàn ca nhạc lưu động với lịch trình dày đặc. Nửa tháng đầu anh sẽ biểu diễn chủ yếu ở miền Tây và ra miền Trung vào nửa tháng sau. Một buổi tối, ca sĩ Nam Cường biểu diễn từ 3 - 5 địa điểm, mỗi nơi cách nhau từ 30 - 50km, thậm chí có nơi lên đến 100km. Nam ca sĩ kể: “Suốt mấy năm biểu diễn như vậy, tôi cảm thấy bản thân bỏ bê gia đình quá nhiều. Thời điểm sau tôi không đi diễn như vậy nữa mà chỉ chọn lọc những chương trình phù hợp. Bây giờ mô hình những show ca nhạc như vậy không còn nữa nhưng dù sao tôi cũng đã được đi qua một giai đoạn khá thú vị của văn nghệ Việt Nam”.