Rác tràn lan gần cổng trường học
Ông của tôi kể lại, ngày 1.5.1975, khi những người lính quân quản đặt chân vào trụ sở Công ty Điện lực Việt Nam tại Sài Gòn, họ không chỉ tiếp quản một hệ thống điện mà còn tiếp nhận cả một sứ mệnh: phải giữ cho dòng điện không ngừng chảy trong những ngày đầu đất nước thống nhất. Hệ thống điện miền Nam khi ấy chỉ là những nhà máy nhỏ lẻ, với lưới điện manh mún, phục vụ chưa đầy 10% dân số. Do chiến tranh, máy móc hư hỏng nặng nề. Từ ngổn ngang trong "tro tàn chiến tranh" ấy, những người tiên phong của ngành điện lực miền Nam đã bắt đầu gieo mầm ánh sáng. Họ sửa chữa từng máy phát, nối từng đường dây, để duy trì ánh điện không chỉ là nguồn sáng mà còn là niềm tin cho người dân vào một tương lai tươi sáng.Nếu phải chọn một biểu tượng cho sự phát triển của ngành điện lực miền Nam, tôi sẽ chọn đường dây 500kV Bắc - Nam, hoàn thành vào ngày 27.5.1994. Đó không chỉ là công trình kỹ thuật, mà còn là "mạch máu" kết nối 3 miền đất nước, đưa dòng điện từ Thủy điện Hòa Bình về tận đồng lúa, đến nhà máy, vào từng mái nhà trong miền Nam ruột thịt. Rất nhiều câu chuyện đỗi tự hào được các thế hệ cha anh kể lại. Đó là những ngày đêm băng rừng, vượt núi để dựng cột, kéo điện, làm nên kỳ tích đường dây 500kV. Để rồi từ đó, miền Nam không còn là vùng đất "đói" điện, sớm trở thành trung tâm kinh tế sôi động nhất nước. Nhờ có điện, nền kinh tế xã hội, cuộc sống người dân được mở ra vô vàn cơ hội.Từ đường dây 500kV Bắc - Nam này, không chỉ dừng lại tại các thành phố lớn, ngành điện miền Nam đã vững chãi vươn xa, đưa điện thắp sáng đến những vùng đất hẻo lánh nhất. Tôi từng chứng kiến niềm vui của bà con ở một xã vùng sâu tỉnh Đồng Tháp khi lần đầu tiên ánh điện về làng. Đêm ấy, cả xóm không ai ngủ, trẻ em reo hò dưới ánh đèn đường, người lớn rưng rưng kể về những ngày phải thắp đèn dầu, học chữ dưới ánh trăng. Đến nay, với gần 100% xã và hơn 99% hộ dân có điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã biến giấc mơ "điện về nông thôn" thành hiện thực, mang lại sự phồn thịnh và ấm no cho mọi nhà.Ngày nay, điện lực miền Nam không chỉ là đơn vị cung cấp điện mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc cách mạng năng lượng. Những cánh đồng điện mặt trời ở Ninh Thuận, những turbine gió ở Bạc Liêu là minh chứng cho tầm nhìn bền vững của EVNSPC. Tôi từng tham quan nhà máy điện Phú Mỹ - cụm nhà máy lớn nhất miền Nam - và không khỏi trầm trồ trước sự hiện đại, hiệu quả của hệ thống. Công nghệ thông minh, lưới điện tự động hóa đang được triển khai, hứa hẹn một tương lai nơi ánh điện không chỉ đủ mà còn xanh, sạch và thân thiện với môi trường.50 năm là một chặng đường dài, nhưng với tôi, đó mới chỉ là khởi đầu. Tôi xin gửi lời tri ân đến những thế hệ cha anh đã hy sinh thầm lặng, từ những người thợ sửa điện dưới bom đạn đến các kỹ sư ngày đêm bám trụ công trường. Chính họ đã đặt nền móng để ngành điện lực miền Nam trở thành niềm tự hào của cả nước. Là một người trẻ, đứng trong đội ngũ những người làm điện, tôi mơ về một ngày ánh điện Việt Nam không chỉ rực sáng trong nước mà còn vươn ra thế giới, xuất khẩu điện tăng, khẳng định vị thế của một dân tộc kiên cường và sức sáng tạo bền bỉ.Tiếp nối hành trình 50 năm của ngành điện miền Nam, học hỏi và kế thừa từ tinh thần yêu nghề, sáng tạo của cha anh trong ngành đi trước, trong cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, thế hệ trẻ trong ngành điện miền Nam chúng tôi nói riêng và ngành điện cả nước nói chung, sẽ phát huy những thành tựu to lớn ấy, cùng nhau xây dựng và phát triển rực rỡ ngành điện miền Nam ngày càng hiện đại, ổn định vì màu cờ, sắc áo của ngành - Điện lực miền Nam.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn.Tư vấn sức khỏe: Vắc xin ngừa bệnh da liễu mùa tết
Hàng loạt vụ cháy bắt đầu từ ngày 7.1 (giờ địa phương) đã tàn phá nhiều khu vực ở California (Mỹ) khiến hàng trăm nghìn cư dân (trong đó có nhiều ngôi sao) phải sơ tán. Theo People, cũng như những người dân trong khu vực bị tàn phá, nhiều người nổi tiếng ở Hollywood đang hoang mang, suy sụp khi nhà cửa bị thiêu rụi trong biển lửa.Trên Instagram hôm 10.1 (giờ Việt Nam), Paris Hilton đăng video biệt thự của cô bị thiêu rụi hoàn toàn khi đám cháy Palisades lan đến Malibu (Los Anegles, Mỹ). Người đẹp chia sẻ: "Tôi đang đứng đây, ở ngay nơi từng là nhà của chúng tôi và cảm giác đau lòng thực sự không thể diễn tả được. Khi lần đầu tiên nhìn thấy tin tức, tôi hoàn toàn bị sốc, tôi không thể xử lý được gì. Nhưng bây giờ, khi đứng đây và tận mắt chứng kiến, tôi cảm thấy như trái tim mình vỡ tan thành hàng triệu mảnh". Bà mẹ hai con chia sẻ những kỷ niệm khó quên bên gia đình trong biệt thự này và bày tỏ: "Nhìn thấy nó tan thành tro bụi, nỗi đau đớn trong tôi không thể diễn ra thành lời". Tuy nhiên, cô thấy vô cùng may mắn khi những người thân yêu, các con và thú cưng đều an toàn.Paris Hilton bày tỏ: "Điều khiến trái tim tôi tan vỡ hơn nữa là biết rằng đây không chỉ là câu chuyện của riêng tôi. Rất nhiều người đã mất tất cả. Không chỉ là những bức tường và mái nhà mà chính là những kỷ niệm đã biến những ngôi nhà đó thành tổ ấm". Cô cũng gửi lời tri ân, động viên với lực lượng cứu hỏa đang làm việc hết công suất đồng thời cho biết đội ngũ của mình đang tìm cách hỗ trợ tốt nhất cho các nạn nhân. "Và gửi đến tất cả những ai đang trải qua nỗi đau này, hãy biết rằng mọi người không đơn độc. Chúng ta cùng nhau vượt qua. Chúng ta sẽ xây dựng lại, chúng ta sẽ chữa lành và chúng ta sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn trước. Hãy để điều này nhắc nhở bạn hãy luôn giữ chặt những người thân yêu của mình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc. Cuộc sống có thể thay đổi trong chốc lát và tình yêu mà chúng ta chia sẻ mới thực sự quan trọng", tiểu thư nhà Hilton nhắn nhủ. Nam diễn viên Milo Ventimiglia nghẹn ngào khi trở lại ngôi nhà chỉ còn là đống đổ nát của anh cùng với chương trình CBS Evening News. Anh bày tỏ rằng đây là điều thực sự nặng nề và bộc bạch: "Bạn bắt đầu nghĩ về tất cả những kỷ niệm và những ngóc ngách khác nhau trong ngôi nhà, rồi bạn nhìn thấy nhà của hàng xóm đến mọi thứ xung quanh và trái tim bạn vụn vỡ".Tài tử phim This is us cho biết anh và vợ Jariah Mariano (đang mang thai ở tháng thứ 9) đã chứng kiến ngọn lửa dữ dội nhấn chìm căn nhà của họ qua camera an ninh và bất lực. "Và đến một thời điểm nào đó, chúng tôi chỉ có thể tắt màn hình. Tiếp tục xem thì có ích gì? Chúng tôi chấp nhận sự mất mát". Dù vậy, ngôi sao 47 tuổi cảm thấy may mắn khi gia đình vẫn bình yên. "Chúng ra rồi sẽ ổn thôi. Vợ và con mới là điều quan trọng nhất với tôi", Ventimiglia chia sẻ trong khi đang nhìn lại cơ ngơi của mình nay chỉ còn là một đống đổ nát.Nam diễn viên Billy Crystal xác nhận với People rằng gia đình ông đã mất ngôi nhà gắn bó suốt mấy chục năm. Ngôi sao 76 tuổi chia sẻ: "Không từ ngữ nào có thể diễn tả được sự tàn phá khủng khiếp mà chúng ta đang chứng kiến và trải qua. Chúng tôi đau đớn cho những người bạn và hàng xóm của mình, những người cũng đã mất nhà cửa, cơ nghiệp trong thảm kịch này. Janice và tôi đã sống trong ngôi nhà của mình từ năm 1979. Chúng tôi nuôi dạy con cháu ở đây. Từng góc trong ngôi nhà của chúng tôi đều tràn ngập tình yêu thương. Những kỷ niệm đẹp không thể nào mất đi. Tất nhiên là chúng tôi rất đau lòng nhưng với tình yêu thương của con cái và bạn bè, chúng tôi sẽ vượt qua".Tổ ấm của cặp diễn viên Bryan Greenberg - Jamie Chung cũng bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn. Trên Instagram hôm 9.1, tài tử phim Cuộc chiến nàng dâu xác nhận thông tin này và bày tỏ: "Tất cả như chỉ là một cơn mơ. Nhưng may mắn thay, cả gia đình vẫn an toàn. Cảm ơn những người lính cứu hỏa đang liều mạng sống của mình ở ngoài kia. Hãy giữ an toàn nhé!".Bên cạnh những tên tuổi kể trên, nhà của nhiều người nổi tiếng khác như: ngôi sao kỳ cựu Anthony Hopkins, vợ chồng tài tử Miles Teller - Keleigh Teller, cặp diễn viên Cobie Smulders - Taran Killam, Adam Brody - Leighton Meester, Tina Knowles (mẹ của Beyoncé), nhạc sĩ Diane Warren, ca sĩ Jhene Aiko, minh tinh Anna Faris, Jennifer Grey… cũng bị lửa thiêu sạch.Trong khi đó, nhiều nghệ sĩ khác phải gấp rút sơ tán khỏi nhà vì đám cháy ngày càng lan rộng. Trên Instagram, Chrissy Teigen tiết lộ cô cùng chồng John Legend phải đóng gói đồ đạc khẩn trương để ra khỏi biệt thự ở Beverly Hills (California) vào hôm 8.1. Nữ người mẫu gọi Los Angeles đang như "địa ngục" và không có có từ ngữ nào để mô tả sự tàn phá khủng khiếp ở đó.Ngôi sao truyền hình Elizabeth Chambers cũng đưa hai con rời khỏi nhà từ hôm 7.1 (giờ địa phương). Nữ diễn viên chia sẻ rằng cô đã quay lại vào hôm sau để lấy hộ chiếu và đồ đạc giá trị còn lại đồng thời gọi quang cảnh nhìn từ cửa sổ nhà mình là "ngày tận thế thực sự".
2,5 triệu ca không qua khỏi do viêm phổi mỗi năm, làm sao để phòng tránh?
Trưa 24.1 mang tới niềm vui lớn cho người dân khu Nam TP.HCM ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi toàn bộ giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã chính thức thông xe sớm hơn 3 ngày so với kế hoạch gần nhất (27.1).Sau hơn 1 năm chật vật phải đi vòng đường xa ùn tắc, người dân đã có thể lưu thông bình thường dọc tuyến Nguyễn Hữu Thọ từ Nhà Bè hướng về trung tâm TP và ngược lại theo hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, chấm dứt cảnh đi vòng chật vật. Hướng Nguyễn Văn Linh, các phương tiện lưu thông qua hầm chui HC1 và hầm chui HC2.Tuy nhiên, theo khảo sát của Thanh Niên, nút giao lớn nhất khu Nam chỉ thông thoáng trong mùa Tết Nguyên đán và những ngày đầu người dân mới trở lại thành phố sau tết. Mấy ngày qua khi lượng phương tiện tăng dần, khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ lại bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ.Cụ thể, buổi sáng đầu ngày, các phương tiện ô tô, xe tải vẫn phải nối đuôi nhau di chuyển rất chậm từ đoạn vòng xoay ngay trước tòa nhà PVgas kéo dài qua cầu Rạch Đĩa 2 xuống tới khu vực nút giao hướng về trung tâm thành phố. Trên cầu Rạch Đĩa 2, ô tô lấn sang 2 làn, "chiếm" luôn không gian của xe máy, dẫn tới tình trạng xe máy phải len lỏi vào đường ô tô để đi, rất nguy hiểm.Giai đoạn trước khi có rào chắn thi công, tất cả xe máy và 1 phần ô tô rẽ phải ngay ở đoạn giao Nguyễn Hữu Thọ vào đường Nguyễn Văn Linh dù đông cũng có đường di chuyển. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn phương tiện đi thẳng, dừng chờ đèn đỏ nên tình trạng dồn xe càng nghiêm trọng hơn.Ở chiều ngược lại, hướng từ Q.7 đi H.Nhà Bè buổi sáng thông thoáng nhưng lại ngột ngạt vào buổi chiều. Vừa qua 17 giờ, chưa tới mức cao điểm nhưng hàng dài ô tô đã phải xếp nối đuôi trên đường Nguyễn Hữu Thọ từ trước cổng Trường đại học Tôn Đức Thắng tới tận đoạn giao Nguyễn Văn Linh. Đoạn đường này khá hẹp, chỉ có 2 làn xe, nhiều ô tô quá sốt ruột chuyển hướng qua làn bên phải, lấn vào đường xe máy nên các phương tiện phải chen nhau, di chuyển rất chậm. Thường mỗi lượt xe phải chờ tới 3 lượt đèn đỏ mới qua được nút giao."Từ hôm gỡ rào chắn đến giờ, đúng là các tuyến đường có thông thoáng hơn, nhưng cứ tới gần vòng xoay là lại ùn. Đèn đỏ tới gần 90 giây, mà đèn xanh chỉ hơn 30 giây, xe chưa kịp đi đã phải dừng rồi. Hôm đầu thông xe nút giao này, mọi người về quê đông lắm rồi mà đường vẫn ùn, do đèn xanh họ để có khoảng 20 giây thôi, sau mấy hôm mới điều chỉnh thêm nhưng vẫn không đáng kể. Vòng xoay lớn thế này, nhiều hướng rẽ phải, rẽ trái, phương tiện thì đông, cơ quan chức năng nên xem xét điều chỉnh lại hệ thống đèn tín hiệu cho hợp lý. Chứ để chờ mãi mới thông xe 1 dự án lớn rồi mà tắc vẫn hoàn ùn thì quá lãng phí" - chị Trần Minh Thư (ngụ H.Nhà Bè) nêu ý kiến.Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Sở GTVT cho biết Sở tiếp thu phản ánh của người dân và đã chỉ đạo cơ quan phụ trách thu thập dữ liệu quan sát từ hệ thống camera để phân tích tình hình thực tế. Tuy nhiên, hiện nay công tác điều khiển đèn tín hiệu do lực lượng công an quản lý nên Sở GTVT cần tổ chức đánh giá, nếu có bất cập sẽ đề xuất phương án tới Công an TP."Điều khiển hệ thống đèn tín hiệu cần được đồng bộ để tạo mạch giao thông xuyên suốt, không để vì thông xe đoạn này dẫn đến dồn ùn ứ xuống đoạn sau. Hiện nay Trung tâm Điều hành giao thông công cộng TP.HCM đang thu thập số liệu, theo dõi, đánh giá thực tế trong những thời điểm mà người dân phản ánh, lượng xe có quá nhiều hay không, có cần điều chỉnh đèn tín hiệu hay không. Dự kiến ngày mai (7.2) các đơn vị sẽ họp bàn với Công an TP để bàn bạc và đưa phương án tốt nhất cho giao thông khu vực này" - đại diện Sở GTVT TP.HCM thông tin.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, 10 giờ ngày 22.1, nhiều người đã đến chùa Diệu Pháp thả cá sau khi cúng ông Táo. Ngoài cá chép đỏ, nhiều người còn phóng sanh, cá trê, cá lóc, chim…Trước khi thả cá, không ít người thắp nhang cầu nguyện để gia đình, người thân có nhiều may mắn, bình an và mạnh khỏe. Dù có cơ quan chức năng túc trực ở bến chùa Diệu Pháp, tình trạng cá bị chích điện sau khi thả không còn diễn ra nhưng một số người vẫn thuê thuyền ra tận giữa sông để thả. Chị Phương Tú (37 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) thả cá chép, cá rô và cá trê trong ngày 23 tháng chạp. Trước khi thả cá nhà chị đã cúng mâm đồ ngọt bao gồm bông vạn thọ, dưa hấu, kẹo thèo lèo… Đây là năm đầu tiên chị mang cá đến chùa Diệu Pháp để thả, những năm trước thả ở các kênh gần nhà. "Năm nay có lực lượng chức năng ở đây nên cá được bơi thoải mái, nếu tình trạng người thả người vớt diễn ra thì cũng không hay lắm. Sáng nay tôi mua cá hết 150.000 đồng, không trả giá vì mang đến chùa thả, người bán nói bao nhiêu sẽ mua bấy nhiêu", chị Tú chia sẻ. Bà Trần Sâm (64 tuổi, ở Q.Tân Bình) chia sẻ, cúng ông Táo là phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng chạp thường cúng ông Táo về trời, muốn xin các vị thần linh phù hộ cho gia chủ được bình an, tai qua nạn khỏi, đi đến nơi về đến chốn. "Sáng nay, tôi mua cá với giá 20.000 đồng/cá lớn, cá nhỏ khoảng 15.000 đồng, tôi mua 3 con về để thả. Năm nào tôi cũng đến chùa Diệu Pháp để thả vì yên tâm, sạch sẽ, trang nghiêm, tâm mình cũng được thanh thản. Nhìn thấy cá bơi tôi có cảm giác ông Táo về trời để phù hộ cho gia đình được hạnh phúc", bà Sâm bày tỏ.Bà Cao Thị Mỹ Linh (50 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cho biết: "Mâm cúng ông Táo đặt lên bàn thờ của gia đình tôi có kẹo thèo lèo, vàng mã, trái cây… Cúng ông Táo nhất định phải có cá chép để gia đình được bình an nên sáng nay tôi đến chùa thả cá phóng sanh. Năm nào tôi cũng cúng ngày 23 tháng chạp, mong cho gia đình luôn được vui vẻ, mọi thứ đều thuận lợi".
Cửa Boeing lại tự mở ở trên không trong lúc phải đối mặt vụ kiện 1 tỉ USD
Ngày 21.2, Bộ Ngoại giao ra thông cáo cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon sẽ thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2 từ ngày 25 - 28.2.Thủ tướng Christopher Luxon sẽ tới Hà Nội và TP.HCM, tháp tùng có đoàn lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao của New Zealand. Chia sẻ về quan hệ hai nước trước chuyến thăm, Thủ tướng Christopher Luxon khẳng định, Việt Nam là một ngôi sao đang lên của Đông Nam Á, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. "Năm nay, hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm của tôi sẽ tiếp thêm sinh lực cho mối quan hệ của chúng ta, củng cố thương mại song phương và mở ra cánh cửa với nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp...", ông Luxon nhấn mạnh.Thủ tướng New Zealand cho biết, thương mại hai nước đã tăng trưởng 40% trong 5 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều dư địa. Ông cũng cam kết đạt được mục tiêu thương mại hai chiều 3 tỉ đô la Mỹ vào năm 2026. Đồng thời, Thủ tướng Luxon nhận xét, với hơn 2 thập kỷ tăng trưởng kinh tế trên 5% mỗi năm và dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam là một thị trường với nhiều cơ hội rất lớn của New Zealand, đặc biệt là trong giáo dục và cung cấp thực phẩm, đồ uống chất lượng cao.Tính đến tháng 2.2025, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 12 của New Zealand, trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu thứ 12 vào thị trường New Zealand, còn nhập khẩu đứng thứ 18 của New Zealand.New Zealand là đối tác thương mại lớn thứ 41 của Việt Nam, xếp thứ 41 về xuất khẩu và 37 về nhập khẩu. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều qua các năm.Nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác quan trọng và tiềm năng trong quan hệ hai nước. Việt Nam đã mở cửa thị trường cho khoai tây củ thương phẩm, thịt bò đông lạnh, quả kiwi, táo, bí ngô, dâu tây của New Zealand.New Zealand đã cấp phép cho xoài, thanh long, chôm chôm, chanh và bưởi của Việt Nam. New Zealand đang đề xuất mở cửa thị trường cho mật ong, lê, thịt hươu, thịt nai. Việt Nam đề xuất mở cửa thị trường cho nhãn, vải, hoa cắt cành.