8 năm nữa, thu nhập của nông dân Việt Nam sẽ đạt 120 triệu đồng/người/năm
"Tôi rất vui khi được chia sẻ điều này với các bạn! Tôi hy vọng các bạn sẽ thích bộ phim này nhiều như tôi", Meghan Markle chú thích trong một bài đăng trên Instagram. Cô là người sống sót, nạn nhân hay là cái gai lớn nhất trong mắt hoàng gia? With Love, Meghan dường như sẽ giải đáp điều này, thể hiện phiên bản giản dị của Markle: nấu ăn, làm vườn, tiếp khách và thậm chí là nuôi ong, đôi khi có sự xuất hiện của những người bạn đời nổi tiếng.Meghan Markle và Hoàng tử Harry đã ký một hợp đồng trị giá hàng triệu USD với dịch vụ phát trực tuyến Netflix sau khi chuyển đến Mỹ vào năm 2020.Phim tài liệu Harry và Meghan của họ ra mắt vào tháng 12.2022, phá vỡ kỷ lục của Netflix về số giờ xem cao nhất đối với bất kỳ phim tài liệu nào trong tuần đầu công chiếu.Nhiều nguồn tin cho rằng thỏa thuận giữa nhà Sussex với Netflix có thể kết thúc vào năm 2024 vì các dự án tiếp theo của họ, gồm Heart of Invictus và Polo, đều không thành công.Nhưng một người trong ngành nói với Page Six rằng nếu chương trình mới của cựu diễn viên phim Suits được nhiều người xem, Netflix có thể sẽ gia hạn hợp đồng. Theo thông cáo báo chí mà People có được, loạt phim dài 8 tập này được quay tại Montecito, California, được mô tả là "loạt phim truyền cảm hứng".Netflix cũng cho biết Meghan Markle chia sẻ những mẹo và thủ thuật cá nhân, đề cao sự vui tươi hơn là hoàn hảo và nhấn mạnh việc tạo ra vẻ đẹp dễ dàng như thế nào. Cô và khách xắn tay áo vào bếp, làm vườn…With Love, Meghan (khởi chiếu ngày 4.3) vấp phải không ít lời chê bai, chỉ trích từ người xem trailer. Nhiều ý kiến cho rằng người đẹp sinh năm 1981 đang phô trương cuộc sống xa hoa trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Một số khác nhận xét khi xem trailer rằng phim thiếu sáng tạo còn Meghan Markle thì "màu mè".Hy hữu: Cả cơ trưởng cùng cơ phó ngủ quên 28 phút giữa chuyến bay
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Nhận định bóng đá Leicester vs Southampton, (0g30 ngày 19.4): 'Bầy cáo' sẽ nắm lấy cơ hội bằng cả hai tay
Các mẫu smartphone lớn hơn không chỉ cải thiện khả năng điều hướng mà còn giúp người dùng tránh được nhiều sự cố. Hãy cùng tìm hiểu những nhược điểm của smartphone nhỏ gọn dưới đây để chứng minh rằng đây không còn là sự lựa chọn của người dùng ngay cả khi chúng có thể mang lại sự tiện lợi.Thời kỳ mà smartphone chỉ được sử dụng để gọi điện và nhắn tin đã qua. Hiện nay, người dùng thường xuyên lướt mạng xã hội, làm việc và xem phim trên các thiết bị này. Để có trải nghiệm xem tốt hơn trong mọi tình huống, một màn hình lớn hơn là rất cần thiết, điều mà smartphone nhỏ gọn không thể đáp ứng. Do đó khi lựa chọn thiết bị mới, người dùng nên cân nhắc đến cách họ sử dụng màn hình.Để tích hợp các tính năng hiện đại như công nghệ NFC, GPS và kết nối 5G, smartphone cần có phần cứng đủ lớn. Các thiết bị nhỏ gọn thường không đủ không gian để chứa tất cả tính năng này, dẫn đến việc chúng thường thiếu hụt so với các mẫu lớn hơn. Điều này không còn được chấp nhận trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển.Ở lĩnh vực nhiếp ảnh, kích thước của smartphone đóng vai trò quan trọng trong việc tích hợp các phần cứng cần thiết cho một chiếc máy ảnh mạnh mẽ. Để có thể chứa cảm biến có độ phân giải cao, chip xử lý hình ảnh chuyên dụng và các tính năng như zoom quang, điện thoại cần có không gian đủ lớn.Mặc dù vậy, với kích thước nhỏ gọn, nhiều mẫu smartphone không thể đáp ứng yêu cầu này dẫn đến khả năng chụp ảnh không được tối ưu. Đây là một yếu tố quan trọng mà người dùng thiết bị di động hiện nay cần cân nhắc.Bên cạnh đó, vấn đề tản nhiệt cũng là một thách thức lớn đối với smartphone nhỏ gọn. Hiện nay, nhiều thiết bị được trang bị chip và RAM có hiệu năng tương đương với máy tính xách tay. Sức mạnh này có thể khiến thiết bị nóng lên nhanh chóng. Để giải quyết vấn đề, một hệ thống làm mát hiệu quả là cần thiết, tuy nhiên việc tích hợp hệ thống này vào smartphone nhỏ gọn là rất khó khăn. Do đó những mẫu điện thoại này thường có thông số kỹ thuật kém hơn.Mặc dù có những nhược điểm như vậy, smartphone nhỏ gọn vẫn thu hút một bộ phận người dùng ưu tiên tính di động.
Từ trăn trở thường ngày của những người đam mê thời trang, thích mua sắm, bất ngờ trước số liệu về rác thải thời trang, 15 nữ sinh viên năm cuối ngành Quản trị thương hiệu, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật (KHLN&NT), ĐH Quốc gia Hà Nội, đã quyết định xây dựng dự án RE:FABRIC - Tái dệt khuyến khích ưu tiên sản phẩm tái chế, chọn thương hiệu cam kết bảo vệ môi trường thay vì chạy theo xu hướng ngắn hạn.Sinh viên Lê Thị Hồng Anh (21 tuổi, trưởng ban tổ chức dự án) nói: "Dự án thúc đẩy việc tạo ra sản phẩm mới từ vật liệu cũ giúp kéo dài vòng đời món đồ, giảm rác thải thời trang. Qua đó, chúng tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo, tìm kiếm giải pháp bền vững cho thời trang Việt, hướng tới tương lai, đóng góp cho sự phát triển xã hội. Đây vốn là bài tập trong môn thực hành triển khai dự án truyền thông, nhưng chúng tôi mong nó được mở rộng qua nhiều hoạt động khác để nâng cao nhận thức của giới trẻ về thời trang tái chế, bền vững".Hồng Anh cũng cho biết, RE:FABRIC tổ chức các buổi trò chuyện chuyên sâu với các diễn giả, chuyên gia nhằm thu hút nhà thiết kế (NTK), truyền cảm hứng, lan tỏa thông điệp thời trang bền vững tới giới trẻ. Đồng thời, tổ chức show diễn thời trang chứng minh tiềm năng sáng tạo của thời trang tái chế, khơi nguồn cảm hứng cho các NTK trẻ biến vật liệu tái chế thành tác phẩm độc đáo. Sắp tới, RE:FABRIC sẽ kết hợp để tổ chức trải nghiệm thực tế về sản xuất vải bền vững, giúp sinh viên hiểu rõ hơn và phát triển đam mê, định hướng nghề nghiệp theo hướng này.Là những người trẻ từng mua sắm quần áo, giày dép một cách thiếu kiểm soát, Hồng Anh cũng như các thành viên của dự án hiểu rõ cảm giác bị cuốn theo xu hướng thời trang nhanh, liên tục săn sale và tích trữ những món đồ mà đôi khi chỉ mặc vài lần rồi bỏ xó. Khi phải đối mặt với việc xử lý những món đồ thừa thãi, những nữ sinh viên này mới thực sự nhận ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.Sinh viên Lê Đặng Thục Hân (trưởng ban đối ngoại của dự án) chia sẻ: "Bắt tay vào tìm hiểu, thu thập số liệu, chúng tôi mới thấy giật mình và nhận thức rõ hơn về tác động tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang đến môi trường".Dự án nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng, đặc biệt là các bạn gen Z. Các bài viết, hình ảnh về dự án trên các nền tảng nhận được lượng tương tác tốt và nhiều bình luận tích cực. Các hoạt động trong chuỗi dự án thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và thể hiện đa dạng sự sáng tạo.Đinh Thị Như Quỳnh (20 tuổi, sinh viên Trường KHLN&NT), cho biết: "Tham gia workshop tái chế vải vụn, tôi rất ấn tượng. Tôi học được cách tận dụng những vật liệu cũ, đồng thời nhận ra sức mạnh của sáng tạo trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng"."Tôi vốn nghĩ việc tái chế là một hoạt động thủ công, nhưng khi được trải nghiệm các workshop, tôi thấy nó có thể trở thành một hình thức nghệ thuật. Các sản phẩm từ vải vụn rất sáng tạo và ẩn chứa những câu chuyện riêng", Ngô Thị Thu Huyền nói tiếp.Nhà thiết kế Phạm Ngọc Anh, một trong những diễn giả của dự án, chia sẻ chị rất vui khi được nói về thời trang bền vững và chứng kiến sự năng động, toàn diện của các bạn gen Z. Chị Ngọc Anh cũng hy vọng trải nghiệm và các kinh nghiệm tốt, xấu sau nhiều năm du học, làm việc của ở nước ngoài của mình sẽ giúp các bạn có hành trang vững vàng hơn.
Immortal Gaming - 'Pháo đài bất tử' công phá khu vực Quận 12
Cụ thể, quy định này làm phát sinh chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước, vốn hiện nay đã đang rất cao so với các nước phát triển. Chỉ tính riêng kinh phí chi cho hoạt động kiểm kê, thì hằng năm mỗi cơ sở chăn nuôi mất từ 100 - 150 triệu đồng; chưa kể các cơ sở thuộc diện này phải thực thi hạn ngạch buộc phải cắt giảm khí nhà kính hàng năm. Nếu không đạt (về cơ bản là không đạt) sẽ bị xử lý vi phạm, gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi và phát sinh các tiêu cực không đáng có.