Chứng khoán liên tục giảm, liệu đã đến lúc đầu tư?
Giá cà phê arabia tại thị trường Brazil tăng mạnh dù sắp vào vụ thu hoạch rộ cho thấy nguồn cung từ đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới bị ảnh hưởng đáng kể do nắng nóng và khô hạn kéo dài. Theo các chuyên gia, từ nay đến tháng 7 giá cà phê có thể có nhiều biến động vì Brazil và Indonesia vào vụ thu hoạch rộ nhưng xu hướng chung của mặt hàng này vẫn là cung ít hơn cầu.Giá ô tô điện trên thế giới vẫn cao hơn xe xăng, dầu
Không chỉ say mê ẩm thực Việt như món phở, ông còn chia sẻ những cảm xúc đặc biệt về văn hóa, con người Việt Nam cũng như áp lực và động lực từ thành công vang dội của người đồng hương Park Hang-seo.Nhân dịp Tết Nguyên đán, HLV Kim Sang-sik đã có những trải nghiệm đầu tiên về tết cổ truyền Việt Nam, từ việc thử bánh chưng đến việc chuẩn bị phong bao lì xì để chúc tết cầu thủ. Đặc biệt, ông đã tham khảo HLV Park Hang-seo – người từng gắn bó sâu sắc với bóng đá Việt Nam – để tạo sự gần gũi và ấm áp trong dịp đặc biệt này."Tôi có tham khảo HLV Park Hang-seo về việc chuẩn bị phong bao lì xì ra sao để mừng tuổi các cầu thủ và chúc tết khi các cầu thủ tới thăm tôi", ông nói trong cuộc phỏng vấn với VTV.Nhắc đến HLV Park Hang-seo, ông Kim không giấu được sự ngưỡng mộ. Ông xem những thành công mà HLV Park đạt được với bóng đá Việt Nam vừa là áp lực, vừa là động lực để cố gắng nhiều hơn. "Thành công của ông Park một nửa là áp lực, nhưng nửa còn lại là động lực để bản thân tôi phải tập trung cố gắng. Ông Park đã có chiến tích vang dội và được yêu mến rất nhiều. Đạt được thành tích như ông ấy thì khó lắm, nhưng tôi mong mình nhận được tình yêu từ cầu thủ và người hâm mộ như những gì ông Park đã làm được", HLV Kim bày tỏ.Dù đã sống và làm việc tại Việt Nam được 7 tháng, HLV Kim vẫn không khỏi nhớ gia đình ở Hàn Quốc. "Trong thời gian xa nhà, tôi thấy nhớ gia đình và đôi lúc cũng thấy cô đơn lắm. Tôi nhớ bố mẹ, vợ và hai con của mình. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở AFF Cup, tôi dự định sẽ về Hàn Quốc để gặp gỡ và chăm sóc gia đình", ông tâm sự.Tuy nhiên, nhờ có bạn bè người Hàn Quốc và sự ủng hộ từ phía người hâm mộ Việt Nam, HLV Kim cảm thấy gắn bó hơn với nơi đây. "Ở Việt Nam, tôi có nhiều bạn bè Hàn Quốc luôn ủng hộ và động viên tôi. Đồng thời, mối quan hệ bền chặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng giúp tôi cảm nhận được sự gắn kết sâu sắc với mọi người".Ông cũng đặc biệt ấn tượng với tình yêu bóng đá cuồng nhiệt của người dân Việt Nam: "Điều tôi ấn tượng nhất là người Việt Nam rất yêu bóng đá, từ trẻ nhỏ đến người già. Mọi người cổ vũ và ủng hộ chúng tôi vô điều kiện. Tôi hạnh phúc vì điều đó".Năm nay, HLV Kim sẽ đón Tết Nguyên đán cùng gia đình nhưng không phải ở quê nhà. HLV Kim chia sẻ. "Dịp này, gia đình tôi cũng sang Việt Nam, và chúng tôi dự định có một kỳ nghỉ ngắn tại Nha Trang. Việt Nam có nhiều địa điểm đẹp mà tôi muốn đưa gia đình tới để tận hưởng những ngày nghỉ ý nghĩa".Dịp Tết Nguyên đán năm nay không chỉ là khoảng thời gian để HLV Kim nghỉ ngơi sau những ngày làm việc bận rộn, mà còn là cơ hội để ông cùng gia đình trải nghiệm văn hóa và con người Việt Nam. Với sự chuẩn bị chu đáo, ông hy vọng những ngày tết sẽ trở thành kỷ niệm khó quên đối với bản thân và gia đình."Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi sống tại Việt Nam. Về thời tiết, môi trường hay món ăn như phở và bún chả, tôi đều thấy vô cùng hài lòng. Những ngày tết này, tôi hy vọng sẽ hiểu hơn về văn hóa Việt Nam và gắn bó hơn với cầu thủ cũng như người hâm mộ nơi đây," ông nói.Với sự chân thành và những nỗ lực hòa nhập, HLV Kim Sang-sik đang từng bước xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cầu thủ và người hâm mộ Việt Nam. Dịp Tết Nguyên đán sẽ là cơ hội để ông gắn kết hơn với đội bóng, tiếp thêm động lực cho những thành công trong tương lai.
Bức tranh trái chiều của ngành dệt may: Nơi doanh số tăng vọt, nơi không có hàng
Sáng nay, 15.2, chương trình Tư vấn mùa thi 2025 của Báo Thanh Niên khai mạc tại Trường ĐH Đồng Nai với khoảng 10.000 học sinh THPT tại TP.Biên Hòa và các địa phương trong tỉnh Đồng Nai tham dự. Chúng tôi ghi nhận những ý kiến của học sinh tại đây về một vấn đề đang nóng hiện nay: Dạy thêm học thêm cùng những áp lực năm cuối cấp.Nguyễn Thị Bảo Châu, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Nguyễn Trãi, TP.Biên Hòa, cho biết dự tính sẽ đặt nguyện vọng 1 vào ngành luật kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). Để tự tin thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào đại học, ít nhất Bảo Châu học thêm 4 môn: toán, ngữ văn, tiếng Anh và hóa học. Hiện tại khi Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm bắt đầu có hiệu lực, giáo viên dạy Bảo Châu trên lớp sẽ không được dạy thêm có thu tiền với chính học sinh của mình ở bên ngoài trường. Điều này khiến Bảo Châu có lẽ phải tìm trung tâm ôn thi do các giáo viên khác dạy.Theo Bảo Châu, tâm lý chung của những học sinh cuối cấp là áp lực. Năm nay thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 các học sinh cũng nhiều bỡ ngỡ hơn. Việc học thêm với những giáo viên được cho là "có tiếng" và những trung tâm ôn luyện không chỉ giúp học sinh vững tinh thần hơn, mà theo Bảo Châu còn giúp các bạn có thêm kinh nghiệm ôn tập, kinh nghiệm làm bài thi.Dự tính đặt nguyện vọng 1 vào ngành chăn nuôi tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM để sau này có thể hỗ trợ việc quản lý trang trại nuôi dê của gia đình, Hà My (học sinh Trường THPT Tôn Đức Thắng, H.Tân Phú, Đồng Nai) tập trung nhiều thời gian hơn cả ôn thi các môn toán, vật lý, hóa học. Cũng như nhiều bạn bè trong lớp ở thời điểm này, Hà My không chỉ tự học mà còn đăng ký lớp học thêm bên ngoài. "Không chỉ giúp học sinh hệ thống kiến thức, em thấy các thầy cô lớp dạy thêm học thêm còn chỉ cho chúng em những "mẹo" làm bài, bí kíp làm bài đạt điểm cao, bí kíp làm bài thi trắc nghiệm, cái đó em nghĩ cũng rất cần thiết", Hà My chia sẻ.Yêu thích ngành ngôn ngữ Anh, muốn trở thành cô giáo dạy tiếng Anh trong tương lai, Lam Phương (THPT Tôn Đức Thắng, H.Tân Phú) cho biết đang phải gặp rất nhiều áp lực khi chỉ còn mấy tháng nữa là tới kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào các trường đại học. Dự tính đặt nguyện vọng vào Trường ĐH Sài Gòn hoặc có thể tính tới phương án học tập xa hơn tại Trường ĐH Đà Lạt, Lam Phương cho hay thời gian này bạn thường không có nhiều thời gian để ngủ, thay vào đó là học và học. Học chính khóa trên trường, học thêm ở ngoài, tự học ở nhà."Ngành ngôn ngữ Anh thường có điểm chuẩn cao, có nhiều bạn học giỏi, nên em rất lo lắng. Giáo viên hiện nay cũng không được dạy thêm tại nhà theo Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Từ tuần sau, theo thông báo chúng em sẽ được các thầy cô ôn thi tốt nghiệp THPT miễn phí trong trường", Lam Phương kể.Trong bối cảnh siết dạy thêm học thêm như hiện nay, nữ sinh Đồng Nai cho biết mình phải nỗ lực nhiều hơn, các học sinh cuối cấp như bạn cũng phải cố gắng nhiều hơn. "Ngày nào em cũng học từ sáng tới tối, một ngày ngủ có mấy tiếng, áp lực lắm. Gia đình có động viên nhưng em vẫn thấy lo. Có đi học thêm em còn áp lực, nếu không học thêm thì không biết như nào", Lam Phương bộc bạch.Ở góc độ khác, Trần Hà Nam, học sinh lớp 12C05 Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.Biên Hòa, chọn tự học là chủ yếu. Bạn có tham gia một số khóa học trực tuyến của những thầy cô ôn thi có tiếng trên mạng, còn lại không đi học thêm ở bên ngoài. Thay vào đó, bạn tự học, tham gia cộng đồng tự ôn tập với những học sinh giỏi khắp nơi trong cả nước. "Trong cộng đồng này, chúng em chia sẻ đề ôn thi với nhau, những cách giải bài hay, những phương pháp học tập tốt", Hà Nam nói.Hà Nam từng góp mặt trong đội tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, sau đó vì lý do phụ giúp công việc của gia đình, bạn không tiếp tục ôn tập. Trước đây, bạn cũng tự học để ôn thi tuyển sinh vào lớp 10. Năm nay, Hà Nam muốn thi đậu ngành cơ khí, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Hà Nam cũng giới thiệu những gương mặt bạn bè trong cộng đồng tự học của mình và đều đạt được các thành tích cao như Nguyễn Hoàng Duy, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, An Giang, đạt giải khuyến khích học sinh giỏi hóa cấp quốc gia. Phạm Đăng Đức Mạnh (THPT Vinh Lộc, Thừa Thiên-Huế), học sinh giỏi toán và tin học cấp tỉnh... "Khi tự học nhiều hơn, chúng em sẽ tự là người lên thời khóa biểu, thời gian biểu cho mình, mình cũng hệ thống lại những kiến thức xem còn yếu ở đâu và tự bồi đắp", nam sinh nói.
Ngày 10.2, mạng xã hội đăng tải đoạn video do người đi đường ghi lại hình ảnh xe ô tô 7 chỗ đang dừng đèn đỏ trên đường Lê Nin (TP.Vinh, Nghệ An) không nhường đường cho xe cứu thương. Thời điểm đó, chiếc xe cứu thương đang hụ còi xin nhường đường nhưng phía trước đang có 1 xe 7 chỗ dừng chờ đèn đỏ. Có thể do sợ nhường đường sẽ phạm lỗi vượt đèn đỏ nên tài xế xe 7 chỗ không nhường. Chỉ đến khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang xanh, xe 7 chỗ mới di chuyển, xe cứu thương mới tiếp tục chạy. Video này gây nhiều ý kiến trái chiều khi tại nút giao thông này có gắn các camera phạt nguội. Nhiều người rằng tài xế xe 7 chỗ phải nhường đường và lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị xử phạt. Nhiều ý kiến lại cho rằng nhường đường trong trường hợp này sẽ rất phiền toái, phải mất thời gian đến giải trình với CSGT khi bị phạt nguội. Về trường hợp này, ngày 11.2, một lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, người tham gia giao thông phải tuân thủ báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông. Khoản 5, Điều 27 của luật này quy định khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường. Trường hợp không nhường đường cho xe ưu tiên, người điều khiển ô tô có thể bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng theo điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 168/2024. Khi các phương tiện đang dừng đèn đỏ mà vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên, theo Phòng CSGT Công an Nghệ An, trong tình huống cấp thiết, nếu phương tiện di chuyển đúng làn, đúng phần đường và vì lý do chính đáng, sẽ không bị xử phạt. Nghĩa là trong trường hợp dừng đèn đỏ nhưng phía sau có xe cứu thương hoặc xe ưu tiên khác, các phương tiện phía trước có thể vượt đèn đỏ để nhường đường mà không bị xử phạt. Lãnh đạo Phòng CSGT Nghệ An cũng cho biết, các trường hợp xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát, công an không thông báo xử phạt ngay mà sẽ xác định nguyên nhân vi phạm, sau đó mới mới xử phạt, để tránh trường hợp phạt oan.
Dịch Covid-19: Ngày nhiễm kỷ lục mới ở Singapore, thêm 15 người chết ở Indonesia
Tham dự lễ dâng hương còn có Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư, TP.Hà Nội.Trước thềm rồng Điện Kính Thiên, Hoàn thành Thăng Long, Chủ tịch nước Lương Cường đã dâng hương và tưởng nhớ các tiên đế, hiền tài và cha ông đã bảo vệ đất nước. Ông cũng báo cáo với các tiền nhân về thành tựu của đất nước trong năm qua.Chủ tịch nước cùng các đại biểu nguyện quyết tâm phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng của Thăng Long - Hà Nội và những giá trị cao quý của dân tộc; tận trung, tận hiếu, trí sáng, tâm trong.Các đại biểu cũng quyết tâm vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh và thịnh vượng; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Lễ dâng hương khai xuân, diễn ra vào dịp tết cổ truyền hàng năm, bao gồm nhiều nghi thức truyền thống như dâng hương, tế lễ và các hoạt động văn hóa dân gian như múa rồng, trống hội, múa cờ. Nghi thức này tái hiện hình ảnh con rồng, cháu tiên, với mong ước mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an. Sau đó là màn biểu diễn trống hội Thăng Long, thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long - Hà Nội.Lễ dâng hương khai xuân là một hoạt động hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh giá trị truyền thống đồng thời giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.