Bà con trong hẻm ở TP.HCM rộn ràng, xúm nhau gói bánh chưng tạo điều bất ngờ Tết
Cửa sổ trời'Bà mẹ triệu view' với những clip về miền Tây dân dã
Những cầu thủ đang được Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) ngỏ lời mời nhập tịch, gồm tiền đạo Ferdy Druijf (1,90 m, 26 tuổi, thuộc CLB Rapid Wien – Áo), tiền vệ phòng ngự Sem Scheperman (1,88 m, 22 tuổi, Heracles Almelo – Hà Lan) và hậu vệ phải Dylan van Wageningen (1,89 m, 27 tuổi Sparta Rotterdam – Hà Lan).Cả 3 cầu thủ này đều có quốc tịch, FAM muốn đưa những cầu thủ này về với đội tuyển Malaysia và sẵn sàng chi số tiền lớn để họ gật đầu nhập tịch, sau đó khoác áo đội bóng có biệt danh "những chú hổ Malaya". Truyền thông Hà Lan xác nhận sự quan tâm của FAM dành cho các cầu thủ nói trên: "Malaysia đang cố gắng sao chép công thức của Indonesia, đó là nhập tịch thật nhiều cầu thủ có gốc gác châu Âu. Quốc gia châu Á này muốn thực hiện điều đó thông qua việc tìm kiếm các mối liên kết để liên hệ với các cầu thủ".Những động thái nhập tịch cầu thủ được FAM đưa ra, trong thời gian đội tuyển Malaysia chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027. Ở vòng loại giải châu Á, Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam, Lào và Nepal. Trong bảng đấu này, các đội Việt Nam và Malaysia được xem là những đối thủ chính, trong việc giành ngôi đầu bảng. Chỉ có các đội đứng đầu các bảng đấu vòng loại thứ 3, mới giành được quyền lọt vào vòng chung kết (VCK) Asian Cup 2027.Đội tuyển Việt Nam sẽ phải chuẩn bị thật kỹ khi các đối thủ xung quanh chúng ta nhập tịch ồ ạt. Thực tế cho thấy đội tuyển Việt Nam cũng đã bắt đầu quen với tình trạng các đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore sử dụng nhiều những cầu thủ sinh ra bên ngoài Đông Nam Á, khi họ thi đấu với chúng ta. Ở AFF Cup 2024, đội bóng của HLV Kim Sang-sik đã đánh bại 2 đội bóng rất mạnh, có sử dụng cầu thủ nhập tịch gồm Singapore ở bán kết và Thái Lan ở chung kết. Trong số này, Singapore có tiền vệ tổ chức Kyoga Nakamura là cầu thủ thuần Nhật Bản, được nhập tịch Singapore trong thời gian trước AFF Cup. Còn Thái Lan có hậu vệ phải James Beresford (sinh tại Anh), hậu vệ phải Nicholas Mickelson (sinh tại Na Uy), tiền vệ William Weidersjo (sinh tại Thụy Điển) và tiền đạo Patrik Gustavsson (sinh tại Thụy Điển), là những người có một phần dòng máu châu Âu.Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng trước các đối thủ được "Tây hóa" kể trên nhờ chúng ta có lối chơi và đội hình phù hợp. Bản thân đội tuyển Việt Nam cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ các thất bại trước đội bóng có rất đông cầu thủ nhập tịch gốc châu Âu là Indonesia, hồi đầu năm 2024.Thời điểm đầu năm 2024, đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier sở dĩ liên tục thua Indonesia, vì HLV Troussier lựa chọn nhân sự và lối chơi không phù hợp. Đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025, đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik lột xác hẳn. Chúng ta thi đấu mạnh mẽ, chắc chắn hơn, khi đối diện với các đối thủ có đông cầu thủ nhập tịch.Chính vì thế, đội tuyển Việt Nam cứ chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2027 theo cách của mình. Chúng ta đi trên con đường của riêng mình, việc đối thủ Malaysia có thêm cầu thủ nhập tịch, là chi tiết chúng ta sẽ tìm hiểu và nghiên cứu về họ. Chứ không có gì đảm bảo rằng đội tuyển Malaysia sau khi có thêm cầu thủ nhập tịch từ châu Âu, sẽ mạnh hơn đội tuyển Việt Nam.
Đại tướng Phan Văn Giang: 'Bộ Quốc phòng Việt Nam luôn ủng hộ để hợp tác giữa quân đội Việt Nam - Lào phát triển bền chặt'
Có lẽ cả cuộc đời của bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) sẽ không bao giờ thôi nhớ về đứa con gái bà đứt ruột cho đi gần 3 thập kỷ trước để vợ chồng Pháp nhận nuôi.Một ngày đầu năm 2025, bà Hương và chồng từ khu nhà ở tập thể gần chợ Gò Vấp đi xe máy đến một quán cà phê gần đó để gặp anh Đỗ Hồng Phúc - kiến trúc sư nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm lại thân nhân ở Việt Nam hoàn toàn miễn phí.Nhiều năm nay, bà Hương và anh Phúc là những người bạn đặc biệt của nhau, khi người phụ nữ thường hỗ trợ anh chàng kiến trúc sư tốt bụng trong hành trình tìm lại thân nhân cho những trường hợp người gốc Việt được nhận nuôi.Thế nhưng không phải ai cũng biết 28 năm về trước, bà cũng từng là một người mẹ đứt ruột cho con để người Pháp nuôi để rồi không ngày nào thôi dày xé tâm can vì quyết định đó. Hẳn vì nỗi niềm trên mà người phụ nữ quyết định tham gia vào các hoạt động nhân đạo, góp phần làm nên những cuộc đoàn tụ xuyên biên giới diệu kỳ. Người mẹ vẫn nhớ như in ngày 11.8.1997, trong một lần gặp tai nạn, người mẹ sinh non vào tháng thứ 8 của thai kỳ tại một bệnh viện ở TP.HCM. Bé gái sinh ra nặng 1,8 kg, phải ở lồng kính để được chăm sóc đặc biệt.Thế nhưng hành trình mang thai và sinh con với người phụ nữ TP.HCM ngày đó không hề dễ dàng. Ở tuổi 21, bà Hương có quen với một người con trai là bạn của anh họ rồi sau đó mang thai. "Nhưng gia đình người đó không thừa nhận đứa bé, cũng cắt đứt liên lạc với tôi. Lúc đó, tôi sốc và đau khổ lắm, nhiều lúc nghĩ tới ý định hay là 2 mẹ con cùng chết, kết thúc cuộc đời. Tôi cảm thấy ê chề, xấu hổ với gia đình, hàng xóm, người thân không dám ra ngoài gặp ai!", bà Hương chảy nước mắt, nhớ lại câu chuyện năm xưa.Trải qua quá trình đấu tranh nội tâm mạnh mẽ, bà quyết định sinh con. Bé gái được mẹ đặt tên Trần Hoài Ân. Tuy nhiên vì hoàn cảnh khó có thể diễn tả hết qua một vài lời nói, bà quyết định cho con mình để người Pháp nhận nuôi, mong con được sống một cuộc đời tốt hơn. Ngày đó, bà đau khổ tột cùng, ngỡ tưởng không thể nào sống tiếp.Biết bao nỗi niềm khó lòng chia sẻ cùng ai, bà Hương trút hết cảm xúc của mình vào những trang nhật ký năm 1997. Mỗi trang viết của tuổi 21 đều mang đầy những nỗi day dứt, sự dằn vặt về quyết định cho con."Giờ đây ngồi một mình, tôi cảm thấy nhớ về con của tôi thật nhiều. Có người mẹ nào muốn xa con đâu. Chỉ cầu mong cho con được người mẹ nuôi lo cho đầy đủ và dạy dỗ cho con nên người, thế là mình đã mãn nguyện lắm rồi!", người mẹ viết vào quyển nhật ký những dòng từ tận tâm can.Những trang viết cứ vậy dày thêm, dày theo nỗi niềm đau đáu khôn nguôi của người mẹ trẻ ngày đó. Mỗi dòng nhật ký viết ra, bà Hương không nhớ đã khóc bao nhiêu lần, bao nhiêu giọt nước mắt đã thấm làm nhòe vài nét mực.Cứ như vậy, bà giữ gìn quyển nhật ký đó cẩn thận suốt hàng thập kỷ, để mãi nhắc nhớ về cô con gái mà bà luôn muốn gặp, dẫu rằng chỉ là ở trong mơ. Người mẹ mong và tin một ngày nào đó, con có thể đọc được những dòng viết này."Chưa ngày nào tôi không nghĩ về con, cả trong mơ. Tôi luôn tưởng tượng sẽ gặp được và nói chuyện cùng con gái mình, dù chỉ một lần trong đời. Tôi chỉ cần biết con bình an và hạnh phúc là tôi đã mãn nguyện", bà Hương quệt nước mắt lăn dài trên gò má.Năm nay, Hoài Ân cũng đã 28 tuổi. Bà tin rằng con đang sống một cuộc đời hạnh phúc và bình an, là một cô gái xinh đẹp. "Liệu rằng con có từng nghĩ về mẹ không?", bà tự hỏi.Suốt nhiều năm qua, bà Hương thường xuyên hỗ trợ cho các trường hợp người nước ngoài, đặc biệt là người Pháp tìm thân nhân ở Việt Nam. Thông qua các thông tin trong hồ sơ, bà cùng chồng dành thời gian đi khắp nơi ở TP.HCM cũng như nhiều tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bình Thuận… giúp đỡ.Thông qua các "đầu mối" tìm người thân uy tín trong cộng đồng người nước ngoài tìm lại thân nhân Việt Nam như anh Đỗ Hồng Phúc, ông Huỳnh Tấn Sinh, nhiều năm qua bà đã góp phần làm nên nhiều cuộc đoàn tụ diệu kỳ.Chứng kiến những gia đình đoàn tụ xuyên biên giới, với sự góp sức của mình, người phụ nữ vừa vui, vừa hạnh phúc thay cho họ. Là người chịu nỗi đau chia cắt máu mủ ruột rà, bà hiểu được niềm vui vỡ òa của ngày đoàn tụ."Đâu đó, mình cũng có chút chạnh lòng. Nhưng việc giúp đỡ người khác cũng là cách để tôi có thể tìm lại con mình. Biết đâu trong một hồ sơ nào đó mà tôi hỗ trợ, lại chính là con gái mình thì sao", người mẹ chia sẻ.Hoài Ân ơi! Mẹ chỉ mong gặp con một lần trong đời, chỉ để biết con khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc là mẹ đã an lòng. Mẹ sẽ không làm xáo trộn cuộc sống của con. Mẹ hy vọng một ngày nào đó con sẽ tìm về…Ông Huỳnh Tấn Sinh, một người nổi tiếng trong việc hỗ trợ tìm người thân cho người nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở Pháp cho biết bà Hương là một người rất nhiệt tình. Vì bà ở Việt Nam, nên nhiều lần đã giúp ông Sinh tìm kiếm địa chỉ thông qua các hồ sơ cho nhận con nuôi ở nước ngoài."Hương đã giúp tôi tìm thấy gia đình của mấy bạn ở nước ngoài, đặc biệt là Pháp cũng giống như con cô ấy đã đi cho làm con nuôi. Thật là tội nghiệp! Mong Hương sẽ có thể tìm thấy phép màu của đời mình!", ông Sinh bày tỏ.Ông Trần Phước Tánh (54 tuổi) là chồng của bà Hương cho biết vợ chồng ông quen biết nhau từ những năm 1995. Khi đó, ông vào quán cháo của mẹ bà Hương ở Phú Nhuận ăn rồi cảm mến luôn cô con gái của bà chủ. Thế nhưng thời điểm này, bà Hương chỉ xem ông là bạn."Ngày cô ấy mang thai, tôi đã đề nghị sẽ cưới Hương, nhận làm cha của đứa bé. Nhưng Hương nhất quyết từ chối vì không muốn lừa dối gia đình tôi. Tôi đã đồng hành cùng cô ấy vượt qua những ngày khó khăn nhất", ông Tánh bày tỏ.Sau khi bà Hương cho con, ông Tánh cũng thường xuyên tới lui an ủi, động viên tinh thần. Chính sự "mưa dầm thấm lâu", nhiệt tình của người đàn ông tốt bụng đã khiến cho bà Hương cảm động.Người phụ nữ từng viết trong nhật ký năm xưa, rằng: "Tôi không muốn quen bất cứ một người nào hết tại vì bây giờ tôi chán nản tất cả, không còn mong muốn gì nữa". Nay, chính sự chân thành của ông Tánh đã khiến bà mở lòng. Năm 2002, họ có một đám cưới đầy hạnh phúc, chính thức nên duyên vợ chồng sau 8 năm quen biết.Sau hơn 23 năm nên nghĩa vợ chồng, họ có 2 người con gái, năm nay cũng đã 21 và 16 tuổi. Con gái đầu với ông Tánh đã dần chữa lành tâm hồn và trái tim của người mẹ nhiều năm rỉ máu vì nhớ con gái Hoài Ân.Giờ đây, ông Tánh làm công nhân vệ sinh môi trường, bà Hương cũng làm vệ sinh cho một công ty ở Gò Vấp và có cuộc sống gia đình trọn vẹn. Người chồng vẫn luôn ủng hộ vợ tìm lại con gái mình."Tôi mong một ngày nào đó vợ tôi sẽ tìm được con, để thỏa lòng mong nhớ. 2 đứa con tôi cũng mong mẹ sẽ tìm được chị. Có một điều, gia đình tôi vẫn chưa biết về chuyện này sau bao nhiêu năm", chồng bà Hương chia sẻ.ThS.KTS Đỗ Hồng Phúc (ngụ TP.HCM) cũng cho biết bản thân vô cùng xúc động trước câu chuyện của bà Hương. Với anh, bà Hương là một người nhiệt tình, giúp đỡ anh trong hành trình hỗ trợ tìm thân nhân. Anh chàng mong rằng người phụ nữ sẽ tìm thấy phép màu. Các trường hợp người nước ngoài mong tìm lại thân nhân ở Việt Nam có thể liên hệ anh Phúc qua số điện thoại: 0979.283.523.
Ngày 4.1, Công an xã Vĩnh Xuân (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết vừa phối hợp Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân mời làm việc và buộc viết cam kết không tái phạm đối với ông N.N.Q (44 tuổi, ở ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn) do liên quan đến hành vi mê tín dị đoan và chữa bệnh bằng phương pháp tâm linh trái pháp luật.Tại buổi làm việc, lực lượng chức năng đã phân tích, làm rõ hành vi vi phạm của ông Q. và tuyên truyền những hậu quả tiêu cực từ mê tín dị đoan, không chỉ đối với cá nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Ông Q. thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời viết bản cam kết không tái phạm dưới sự giám sát của Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân.Trước đó, qua phản ánh từ người dân, ngày 28.12.2024, Công an H.Trà Ôn phối hợp Công an xã Vĩnh Xuân tiến hành kiểm tra tại nhà của ông Q., phát hiện tổng cộng 16 cây dao tự chế, 1 gậy bóng chày dùng để phục vụ hoạt động mê tín dị đoan, trị bệnh tâm linh... Cơ quan chức năng xác định ông Q. có hành vi lợi dụng yếu tố tâm linh để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; đồng thời tiến hành chữa bệnh bằng các phương pháp không được cơ quan chức năng công nhận. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hoang mang, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và an ninh trật tự tại địa phương. Sau buổi làm việc, ông Q. đã tự nguyện giao nộp toàn bộ số vũ khí, dao tự chế trên.
Xe tay ga thể thao: Chọn Yamaha NVX ‘nội’ hay Honda ADV nhập khẩu?
Với kết quả này, CLB Nha Trang Dolphins củng cố vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng VBA 2023 khi có 10 trận thắng 6 trận thua. Trong khi đó CLB Danang Dragons vẫn chưa nếm mùi chiến thắng sau 16 trận.