10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 4.2024: Xpander dẫn đầu, xe Toyota áp đảo
Chương trình khai mạc Tư vấn mùa thi lần thứ 27 được truyền hình trực tuyến trên nhiều kênh của Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên.Trước đó, từ ngày 21.1, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi các trường THPT trên địa bàn thông báo, hướng dẫn cho khoảng 10.000 học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức tại Trường ĐH Đồng Nai. Ngoài ra, các trường còn tổ chức cho học sinh không tham dự trực tiếp sẽ theo dõi chương trình truyền hình trực tuyến trên các kênh Thanh Niên trong khi chương trình diễn ra.Một nội dung quan trọng của chương trình, đại diện Bộ GD-ĐT sẽ cung cấp thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển năm 2025. Đáng chú ý là những lưu ý về tuyển sinh ĐH theo chương trình Giáo dục phổ thông mới, phân tích ưu thế của thí sinh khi tham gia các phương thức xét tuyển khác nhau.Cũng trong chương trình, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM) lưu ý thêm những nét mới của kỳ thi đánh giá năng lực và cách xét tuyển các đơn vị thành viên. Đặc biệt, với việc điều chỉnh cấu trúc bài thi, thí sinh cần chuẩn bị gì để đạt kết quả cao nhất.Cũng trong chương trình diễn ra ở hội trường, phần quan trọng của chương trình còn ở nội dung tư vấn chuyên sâu ngành nghề các khối ngành: khoa học tự nhiên-kỹ thuật, kinh tế-khoa học xã hội-sư phạm. Ngoài thông tin từ đại diện Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia TP.HCM, chương trình có các chuyên gia tư vấn gồm:*Đợt 1 gồm các chuyên gia:*Đợt 2 gồm các chuyên gia:Các trường sẽ cung cấp thông tin mới nhất về kế hoạch tuyển sinh năm 2025, giải đáp những băn khoăn của thí sinh về lựa chọn ngành học, trường học phù hợp với bản thân. Năm nay, năm đầu tiên thí sinh học chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thi và xét tuyển ĐH với các môn học mới nên các trường ĐH tập trung tư vấn kỹ về các tổ hợp môn xét tuyển mới.Ngoài nội dung tư vấn ở hội trường, đại diện hơn 50 trường ĐH, CĐ và cơ sở giáo dục tham gia chương trình Tư vấn mùa thi 2025 cũng thực hiện tư vấn chuyên sâu cho học sinh và phụ huynh tại các gian hàng triển lãm.Trung tâm thành phố đông đúc người đi xem pháo hoa, xe cộ nhích từng chút
Ngoại binh Sameen Swint của CLB Thang Long Warriors đoạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất trận với 32 điểm và 8 kiến tạo. Đội bóng rổ thủ đô cho thấy sự toàn diện khi có đến 3 nội binh ghi từ 10 điểm trở lên là Hoàng Thế Hiển, Đặng Thái Hưng và Nguyễn Văn Hùng.
Uống rượu 'đụng gì ngâm nấy', coi chừng rước họa vào thân
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
Ngày 7.1, Sở Y tế TP.HCM thông tin, Human metapneumo vi rút (HMPV) đang gây bệnh ở một số quốc gia không phải là vi rút mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024 tại TP.HCM. Nhưng tác nhân gây bệnh hô hấp này chiếm tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác.Theo Sở Y tế TP.HCM, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca/tháng, và gia tăng trong 3 tháng cuối năm. Sở Y tế TP.HCM nhận định, các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh. Tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện.Về tác nhân gây bệnh, kết quả báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng hợp tác giữa Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang, và Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE) cho thấy vẫn là các vi rút và vi khuẩn phổ biến.Cụ thể, kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 người lớn) nhập viện từ tháng 7 - 12. 2024 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho thấy: HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ (12,5% ở trẻ em) so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác. Các tác nhân phổ biến hơn được tìm thấy ở trẻ em như vi khuẩn H. influenzae (71,4%), S. pneumoniae (42,9%), vi rút cúm A (25%), rhinovirus (44,6%), RSV (41,1%),... Tác nhân phổ biến ở người lớn là vi khuẩn H. influenzae (42,6%), S. pneumoniae (27,7%) và vi rút cúm A (48,9%).Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP.HCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân vi rút thường gặp, trong đó tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỷ lệ 15%. Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến dịch bệnh hô hấp do HMPV có thể xảy ra. Sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển, nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có).Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện như phát hiện chùm ca bệnh trong trường học, nhà máy, cộng đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.HMPV là một loại vi rút thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. HMPV có liên quan đến vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.Về cơ chế lây bệnh, vi rút này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm vi rút, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân.Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây viêm phổi nặng.Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, HMPV chưa có vắc xin phòng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế là điều quan trọng.
NSND Hồng Vân thích thú trước người vợ xử lý cao tay khi chồng gia trưởng
PV đem thắc mắc về "bia hậu" hỏi thầy Thích Tục Thịnh, trụ trì chùa Cao Xá, thì được thầy Thịnh lý giải: "Thật ra, tục cúng hậu tại các cơ sở thờ tự ở Việt Nam không mới, có từ rất lâu dưới chế độ phong kiến với ảnh hưởng của tư tưởng Lão giáo và Nho giáo, nên Phật giáo đồng thời cũng hòa đồng với các tư tưởng đó".