Sông Sài Gòn bỗng có cầu Tình Yêu bắc ngang, vì sao có chuyện này?
Bitcoin (BTC) đang được giao dịch quanh mức 83.000 USD trong ngày 13.3 sau khi thủng đáy 76.600 USD hôm 11.3. Sau biến động mạnh, giá BTC phục hồi nhưng không vượt qua được vùng 84.000 USD. Điều này khiến các chuyên gia phân tích thị trường lo lắng về cú sập tiếp theo Bitcoin có thể phải đối mặt.Thống kê cho thấy dòng tiền chảy ra từ các ETF (Exchange Traded Fund - Quỹ hoán đổi danh mục) Bitcoin đã đóng vai trò lớn trong đợt giảm giá hồi cuối tháng 2. Trong vòng hai tuần qua đã có 1,5 tỉ USD chảy khỏi các ETF Bitcoin. Theo dữ liệu từ công ty phân tích thị trường CryptoQuant, nhu cầu về Bitcoin vẫn đang ở mức thấp. Điều này đồng nghĩa khẩu vị của các nhà đầu tư tiềm năng với tiền mã hóa giá trị nhất thế giới đã yếu đi. Các nhà quan sát thị trường lưu ý nhu cầu về Bitcoin đã tăng tốc từ tháng 11 đến tháng 12.2024 nhờ "hiệu ứng chiến thắng của Trump". Tuy nhiên đến cuối tháng 2, các chỉ số đều giảm mạnh. Kỳ vọng vào những chính sách liên quan đến quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược và Hội nghị thượng đỉnh về tiền mã hóa đầu tiên của Nhà Trắng bị sụp đổ, kéo theo tâm lý chán nản của thị trường. CryptoQuant nhận định nếu xu hướng này tiếp tục, giá Bitcoin có thể giảm sâu hơn nữa, tương tự cú sập hồi tháng 7.2024. Khi đó Bitcoin đã giảm giá 30%, sau đó chạm đáy 49.000 USD vào ngày 5.8.2024. Dữ liệu từ Cointelegraph Markets Pro và TradingView cho thấy giá Bitcoin hiện tại vẫn cao hơn 7% so với đáy trong 4 tháng gần nhất. Tuy nhiên CryptoQuant cho rằng sự phục hồi này không đủ để đảm bảo cho đà tăng giá tiếp theo. Ngược lại nhiều khả năng sắp xảy ra một đợt điều chỉnh giá mạnh hơn. Chỉ số về chu kỳ tăng/giảm giá Bitcoin đang ở "mức giảm sâu nhất" của chu kỳ này. Giá trị trên 0 cho thấy thị trường đang tăng giá, trong khi dưới 0 là thị trường giảm. Hiện tại, chỉ số đang -0,067 điểm. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5.2023. Trong khi đó, chỉ số MVRV Z-score dùng để xem xét về định giá Bitcoin cho thấy xu hướng giá tăng đã mất đà. Theo lịch sử, các số liệu định giá ở mức này thường báo hiệu cho đợt điều chỉnh mạnh hoặc khởi đầu của một chu kỳ trượt giá. Dựa trên các chỉ số, CryptoQuant cho rằng nếu Bitcoin không thể giữ được vùng trợ giá 75.000 USD - 70.000 USD, giá có thể giảm mạnh xuống mức 63.000 USD. Công ty phân tích chuỗi khối Glassnode cho biết những người mua Bitcoin hồi tháng 1 khi đạt đỉnh 109.000 USD đang tìm cách bán tháo. Dữ liệu được công bố hôm 11.3 cho thấy chính đợt bán tháo của những người "đu đỉnh" đã khiến Bitcoin trượt giá. "Sự bất ổn của nhà đầu tư đang ảnh hưởng đến tâm lý tự tin của cộng đồng", Glassnode lưu ý. Glassnode cho biết những người nắm giữ ngắn hạn đang chịu áp lực giá lớn, nếu tình trạng bán tháo tiếp tục xảy ra, Bitcoin có thể bị đẩy xuống đáy 70.000 USD. Glassnode giải thích một mô hình bán tháo Bitcoin tương tự đã xuất hiện vào tháng 8.2024 khi BTC giảm từ 68.000 USD xuống còn khoảng 49.000 USD trong bối cảnh lo ngại về suy thoái, dữ liệu việc làm kém ở Mỹ và sự tăng trưởng chậm chạp của các cổ phiếu công nghệ hàng đầu.Các dữ kiện tương tự đang diễn ra ở hiện tại, sau các chính sách về thuế của ông Donald Trump được công bố, cổ phiếu của 7 công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ đã bị thổi bay 750 tỉ USD giá trị. Các lo ngại về lạm phát, chiến tranh thương mại tiếp tục phủ bóng thị trường. Các chỉ số về nguy cơ lạm phát kinh tế đều được các công ty phân tích đẩy lên cao.Ngày chốt năm, ngư dân vẫn lo lắng vì cá ngừ đại dương rớt giá
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Việt Nam trúng 8/17 gói thầu 500.000 tấn gạo của Indonesia
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 27.2 ở Bắc Kinh, người phát ngôn Ngô Khiêm xác nhận đang lên kế hoạch và sắp xếp sơ bộ cho hoạt động đối thoại quân sự Mỹ-Trung trong tương lai gần, theo Tân Hoa xã.Ông Ngô Khiêm cho biết thông tin chính thức sẽ được công bố vào thời điểm cụ thể và bày tỏ hy vọng quan hệ quân sự Mỹ-Trung sẽ có khởi đầu tốt đẹp và tiếp tục phát triển trong thời gian tới.Đó là câu trả lời của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc về câu hỏi liệu Bắc Kinh có cảm thấy lo ngại rằng sự thay đổi nhân sự vừa diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự Mỹ có thể gây ảnh hưởng quan hệ ở khía cạnh này giữa hai nước hay không.Lần tiếp xúc công khai gần đây nhất giữa giới chức quân đội cấp cao song phương là vào tháng 9.2024, khi các tư lệnh chịu trách nhiệm cho các sứ mệnh ở Biển Đông đã trao đổi qua điện đàm.Trong một diễn biến khác, cuộc gặp Mỹ-Nga đã được tổ chức ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 27.2 trong nỗ lực khôi phục quan hệ song phương.AFP đưa tin cuộc gặp được tổ chức tại nơi ở của Tổng lãnh sự Mỹ và diễn ra theo sau cuộc đối thoại cấp cao ở Riyadh (Ả Rập Xê Út) hôm 18.2.Cả hai bên đều không tiết lộ tên tuổi cụ thể những thành viên tham gia, nhưng TASS cho hay phái đoàn Nga bao gồm các đại diện của bộ ngoại giao.Cuộc gặp ở Istanbul nhằm mục tiêu bình thường hóa công tác của các phái bộ ngoại giao song phương, sau khi hai nước tuyên bố trục xuất viên chức sứ quán của nhau dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Thưởng thức ẩm thực Việt – Pháp với cảm hứng chế biến từ… hoa súng
Ngày 31.12, TAND tỉnh Bạc Liêu xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trịnh Hoàng Phương (48 tuổi, ngụ ấp Phước Thạnh, xã Long Thạnh, H.Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) 5 năm tù về tội giết người. Phương là người truy sát hành khách đi phà gây thương tích 86%. Theo cáo trạng, khoảng 23 giờ ngày 8.2.2024, sau khi uống rượu, anh Lâm Thành Tấn đến bến phà do Phương làm chủ để qua sông Bạc Liêu - Cà Mau.Phương nhận lời đưa Tấn qua sông với giá 10.000 đồng (giá ban đêm dành cho 1 người và 1 xe máy). Trong lúc trên phà, Tấn nhắc lại việc đi phà trước đó bị vợ của Phương có lời lẽ xúc phạm và yêu cầu vợ Phương xin lỗi nên cả 2 cự cãi nhau.Phà đến bến, Tấn cố tình gây khó cho Phương bằng cách đưa tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng để trả tiền phà. Do Phương không đủ tiền hoàn lại nên nói cho thiếu, nhưng Tấn không đồng ý. Khi Phương nói cho đi phà không cần trả thì Tấn yêu cầu Phương phải hoàn tiền, nếu không sẽ ném máy chạy phà xuống sông. Sau đó, Tấn nắm máy chạy phà định vứt xuống sông thì bị Phương can ngăn. Cả 2 xảy ra xô xát, đánh nhau. Phương đánh và đạp Tấn té ngã giữa phà. Thấy Tấn lấy cây dao trong xô nhựa, Phương chạy đến giật lấy, đâm liên tiếp nhiều nhát vào vùng bụng, ngực của Tấn gây thương tích 86%.HĐXX cho rằng, nguyên nhân xảy ra vụ truy sát xuất phát từ việc Tấn say rượu, chủ động gây sự, cố tình gây khó dễ đối với Phương về việc trả tiền đi phà. Đồng thời, Tấn cầm máy chạy phà định ném xuống sông nên cả 2 xô xát, đánh nhau. Việc Phương cầm dao tấn công Tấn là có nguyên cớ. Mâu thuẫn phát sinh có một phần lỗi của bị hại nên hành vi phạm tội của Phương không có tính chất côn đồ. Do đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án trên về tội giết người.