Công ty bán vàng mã duy nhất trên sàn vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm
Dương Quốc Hưng chia sẻ Tết Nguyên đán với anh là dịp đặc biệt, giúp mỗi người cảm nhận rõ tình yêu thương, sự kết nối với gia đình. Nam ca sĩ tâm tình: “Tết là khi ta được trở về nhà, về nguồn cội. Ở đó, tôi có thể tạm gác tất cả bộn bề, tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc trọn vẹn bên những người mình nhớ thương”.Dù mang niềm hạnh phúc đoàn viên, Dương Quốc Hưng bày tỏ sự ngại ngần khi phải nghe không ít lời hỏi thăm, mai mối. Anh kể sau những câu hỏi "có người yêu chưa", "bao giờ lấy vợ", bản thân thường được gợi ý giới thiệu cho người này, người khác. “Đôi khi họ chỉ nói vui để đưa đẩy câu chuyện, tuy vậy điều này cũng đủ khiến Hưng bối rối một lúc mới có thể trả lời”, nam ca sĩ trải lòng.Chủ nhân ca khúc Tết về tâm sự anh thấy không mấy thoải mái khi chủ đề mang tính riêng tư được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong dịp tết. “Có những lúc ai cũng tập trung vào câu chuyện này, khiến đôi khi tôi muốn “bỏ trốn”. Tôi vẫn mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ, tuy nhiên chữ “tình” phải có chữ “duyên” thì mới thành. Tại thời điểm này, tôi muốn tập trung vào việc phát triển sự nghiệp”. Theo Dương Quốc Hưng, sự phát triển của xã hội đã khiến quan niệm về gia đình cũng có sự thay đổi. Trước nhận định đích đến của cuộc sống không phải ở việc kết hôn, sinh con, nam ca sĩ chia sẻ: “Hạnh phúc của người này không có nghĩa là hạnh phúc của người khác. Tôi cho rằng đích đến chúng ta cần đạt được là sống một cuộc đời có ích, có ý nghĩa. Nơi đâu có yêu thương, ở đó chính là gia đình”.Dịp tết Ất Tỵ, Dương Quốc Hưng dành thời gian ở nhà nấu ăn, chúc tết họ hàng để tạo nên sự gắn kết. Năm nay, cơ ngơi của nam ca sĩ được trang trí theo phong cách hoài niệm nên cả nhà tranh thủ cùng mặc áo dài chụp ảnh. “Bố tôi chưa bao giờ chịu mặc áo dài nhưng năm nay Hưng đã thuyết phục được ông làm điều này”, anh trải lòng. Nhân dịp Tết Nguyên đán, Dương Quốc Hưng vừa cho ra mắt single album mang tên Tết về. Bên cạnh những ca khúc quen thuộc như Nước ngoài, Đi để trở về, Điều quý giá nhất… nam ca sĩ còn lồng ghép những bài hát do mình sáng tác. Trong tương lai, anh ấp ủ thực hiện nhiều sản phẩm mới dành tặng khán giả.Thực hư chuyện nhân viên phòng công chứng làm không có thời gian đi ăn cơm
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Thủ tục hưởng BHXH 1 lần năm 2024 thế nào?
“Thời gian đầu, mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng công cụ chỉnh sửa, biên tập ảnh và video. Đồng thời việc nghiên cứu, tìm tòi các nội dung sao cho phải nắm bắt xu hướng, thu hút sự quan tâm, tương tác của cộng đồng mạng cũng không dễ dàng. Bắt đầu một công việc mới ở tuổi 24 khiến mình phải trải qua nhiều thử thách nhưng bản thân vẫn kiên trì học hỏi và cố gắng. May mắn mình luôn có ba mẹ ủng hộ hết mình”, Huy chia sẻ.
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Cắt thành công bao quy đầu cho bệnh nhân bằng phương pháp công nghệ Stapler - Surkon
Từ 7 giờ, khu vực nhà ga Bến Thành (tuyến metro số 1) đã bắt đầu đông khách. Nhiều người dân chọn nơi đây làm điểm vui chơi, trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ. Hôm nay, nhiều gia đình đến đây đông hơn, dẫn theo con nhỏ, cha mẹ lớn tuổi. Do đó, lượng khách đến ga Bến Thành mỗi lúc một đông. Đến khoảng 9 giờ 30, khu vực hành lang dẫn vào các cổng soát vé không còn chỗ đứng. Hàng dài người dân xếp hàng "rồng rắn" dài đến trăm mét bên dưới ga ngầm. Phía cổng vào F1 là nơi đông nhất, người dân xếp hàng kéo dài từ cổng soát vé và đến tận chân cầu thang lên xuống. Khoảng 15 phút, mới có thể tiến được vài bước lên trên. Phía cổng soát vé đối diện với lối xuống sảnh chờ tàu cũng đông nghẹt. Hành khách xếp hàng chật kín, san sát nhau từng chút. Hệ thống máy lạnh khu vực ga ngầm này dường như không đáp ứng đủ với số đông người dân ở đây. Đôi lúc người dân phải dùng quạt để làm mát trong lúc chờ đợi. Có nhiều người phải đợi đến 2 tiếng mới có thể bước chân lên tàu. Để không xảy ra cảnh chen lấn, như mọi lần, nhân viên nhà ga tích cực phân luồng, mở cổng cho từng tốp người xuống sảnh chờ tàu. Trong khi đó, nhiều người dân đến ga tỏ ra ái ngại, chỉ dạo một vòng bên ngoài cổng soát vé. Số khác đành ra về vì đợi quá lâu. Anh Nguyễn Minh Tâm (ngụ Q.3, TP.HCM) cho biết nhân ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 nên anh cùng vợ con tìm đến metro số 1 để thử trải nghiệm. Từ sáng Tâm đã dẫn con đi chơi nhiều nơi và đến 10 giờ lại đến ga Bến Thành để lên tàu. Ngay khi đến ga anh Tâm bất ngờ vì quá đông người, tuy nhiên, anh vẫn cùng gia đình xếp hàng chờ đợi, mong được trải nghiệm tàu trong ngày đầu năm mới. Đến hơn 11 giờ anh chỉ di chuyển được đến cầu thang, lối dẫn xuống sảnh chờ. Vì chờ đợi quá lâu, mệt mỏi nên anh cùng vợ đành ra về và hẹn ngày khác quay lại. "Tôi không nghĩ hôm nay lại đông người như vậy. Chắc tôi chờ ngày nào đó trong tuần rồi quay trở lại cho con trai đi thử tàu", anh Tâm chia sẻ. Đến khoảng 11 giờ, ở ga Bến Thành chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt", lượng người đến càng lúc càng đông hơn. Trong sáng 1.1, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 cho biết để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Tết Dương lịch 2025 đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động trong thời gian từ 10 giờ 48 đến 22 giờ sẽ giảm thời gian giãn cách với tần suất: 8 phút/chuyến để đáp ứng nhu cầu hành khách.