Cây cam 'hồi sinh' vùng đất cằn
Honda CR-V 2024 phiên bản L một cầu mang đến vận hành êm ái, không hề có dấu hiệu "đuối" ngay cả khi di chuyển trên địa hình đèo dốc. Những điểm mạnh vốn dĩ được xem là "DNA" của Honda như cảm giác vô lăng chân thực vẫn được duy trì. Đặc biệt, trên những đoạn đường cong, vào cua ở dải tốc độ cao (70 - 80 km/giờ) cũng mang đến đôi chút phấn khích cho người lái. Đây có thể xem là lợi thế của mẫu xe Nhật Bản so với các đối thủ cùng phân khúc.Chị Nguyễn Thị Kiều Trang giữ chức danh chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên TP.Đồng Hới
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực sau 3 ngày nữa (từ 14.2.2025).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Thông tư 29 không cấm giáo viên dạy thêm, vấn đề là phải dạy đúng quy định trong thông tư, đừng làm mất đi sự tôn nghiêm cao đẹp của ngành giáo dục, của nhà giáo.Ông Minh cho hay với giáo viên tiểu học, Thông tư 29 cũng không cấm dạy thêm. "Giáo viên tiểu học không được dạy thêm những môn mình dạy chính khóa ở trường, ở lớp. Còn lại các thầy cô có thể dạy rèn chữ đẹp, dạy thủ công mỹ nghệ, dạy STEM, đàn hát, vẽ tranh nghệ thuật, năng khiếu…", ông nói.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết một giáo viên âm nhạc ở trường công vẫn có thể ra trung tâm dạy các môn nhạc cụ cho học sinh. Hoặc giáo viên trong trường vẫn có thể ra trung tâm dạy đàn, dạy vẽ, thể thao… vì đây là các môn bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh, không được tính là các môn dạy kiến thức văn hóa nên không bị xếp là dạy thêm học thêm.Ngày 8.2.2025, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc giáo viên tiểu học có được dạy tiếng Anh, tin học IC3 tại trung tâm ngoại ngữ - tin học không? Học sinh tiểu học có được học tiếng Anh, tin học như IC3 tại trung tâm? Nhiều giáo viên đặt câu hỏi khi họ đọc Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT thấy nội dung "Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật", vậy cụ thể là như thế nào? Giáo viên nào cũng cần đi đăng ký kinh doanh rồi đi dạy thêm hay sao?Luật sư Hoàng Tư Lượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết theo khoản 1, Điều 6, Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, quy định: Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:"Hiện nay, có 2 mô hình bạn có thể lựa chọn: Đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sự khác nhau của 2 mô hình trên nằm ở thủ tục, cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động và thuế phải nộp. Tùy vào quy mô hoạt động mà bạn lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hay doanh nghiệp. Với quy mô nhỏ và vừa nên đăng ký hộ kinh doanh. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, giáo viên có thể liên hệ Phòng kinh tế (hoặc Phòng Tài chính kế hoạch) cấp quận/huyện nơi bạn đặt trụ sở đăng ký hộ kinh doanh để đăng ký hoặc nộp trực tuyến qua cổng thông tin dịch vụ công quốc gia", luật sư Hoàng Tư Lượng tư vấn.Tuy nhiên, luật sư Hoàng Tư Lượng cũng nói rõ: "Theo khoản 3 Điều 4 của Thông tư 29 quy định: "Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường". Như vậy, theo quy định trên, giáo viên trường công lập không thể đứng tên là chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ có thể là thành viên hộ (không có quyền quản lý điều hành); hoặc ký hợp đồng dạy thuê với một cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm".Đồng thời, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29).Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ban hành ngày 30.12.2024, có hiệu lực từ 14.2.2025. Tại đây định nghĩa "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".
Tượng vàng 'quái vật Godzilla' được rao bán với giá 700 triệu đồng
Dưới đây là một số gợi ý cho bạn về những hàng quán ở TP.HCM mở bán xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 năm nay.Vừa khai trương cách đây không lâu, tiệm cà phê Ní nằm trên đường Nguyễn Đình Chính (Q.Phú Nhuận) đã nhanh chóng gây sốt khi là địa điểm chụp ảnh tết thu hút đông đảo người dân TP.HCM.Tiệm cà phê nổi bật với phong cách Nam bộ xưa, khách ngồi uống cà phê dưới giàn bầu, cạnh bên ruộng lúa, trước và trong căn nhà ba gian hoài cổ đậm nét miền Tây. Thêm vào đó vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, quán cà phê này còn trang trí thêm những cành mai, cành đào, vườn cúc vạn thọ… cho khách chụp ảnh.Anh Đức Tuyến, chủ quán cà phê cho biết năm nay, quán mở bán xuyên tết để phục vụ nhu cầu của khách. Anh chủ hào hứng kể quyết định này một phần bắt nguồn từ việc nhiều khách đến quán hỏi thăm rằng có mở dịp tết hay không để họ ghé ngày đầu năm du xuân, chụp ảnh."Cận Tết Nguyên đán, quán dự kiến tổ chức cho khách ghé trải nghiệm gói bánh tét, nấu bánh tét. Đêm giao thừa 29 tết năm nay cũng sẽ có phần cúng giao thừa đầu năm, khách đến quán ngày đầu năm cũng sẽ được hái lộc, lì xì", anh Đức Tuyến cho biết.Anh Thanh An, phụ trách truyền thông cho quán cà phê này chia sẻ dịp tết, có 7 nhân viên sẽ làm xuyên suốt để phục vụ khách 24/7. Trong thời gian làm tết, mức lương của nhân viên sẽ được nhân 3 lần so với ngày thường. Chàng trai trẻ tâm sự năm nay là năm đầu tiên làm việc xuyên tết, không về quê ở miền Tây. Tuy nhiên, anh cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc vì được phục vụ những vị khách ghé quán vào ngày đầu năm mới. Đây là năm thứ 2 anh Nguyễn Chí Thành (41 tuổi), chủ một thương hiệu bún quậy Phú Quốc bán xuyên tết ở TP.HCM. Anh Thành cho biết mình có 8 quán bún quậy ở nhiều tỉnh thành như Kiên Giang, Tây Ninh, Cần Thơ…Tuy nhiên vì thiếu nhân sự dịp tết, chỉ có 3 quán bún quậy của anh chủ hoạt động xuyên tết gồm 1 quán ở đường Tân Quý (Q.Tân Phú, TP.HCM) và 2 quán còn lại lần lượt ở Kiên Giang và Tây Ninh."Tết nhiều nhân viên về quê, nên mình dồn nhân lực vào một quán để phục vụ cho khách được chỉn chu nhất có thể. Ở TP.HCM năm nay, quán có 8 người ở lại bán tết, mức lương nhân 3 lần so với ngày thường", anh chủ cho biết.Quán bún quậy này bán từ 6 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, kể cả ngày tết. Mỗi phần bún quậy ở quán ngày thường bán giá 35.000 - 85.000 đồng tùy phần khách gọi. Anh Thành cho biết thường vào dịp tết, chi phí nguyên liệu, nhân công tăng cao nên quán tăng giá 10.000 đồng.Tết năm nay, quán sẽ thay đổi thực đơn bán phần bún quậy với giá 55.000 - 65.000 - 75.000 đồng. Vào dịp này, anh Thành cũng cho biết nhiều hàng quán đóng cửa, khách sẽ tăng gấp rưỡi. Chị Eley Nhung, chủ nhà hàng LuLi’s Kitchen bán món ăn Việt Nam trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) cũng cho biết năm nay quán bán xuyên tết để phục vụ nhu cầu của khách.Quán mở cửa từ 8 - 22 giờ với thực đơn có giá dao động từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món. Chị Eley Nhung cho biết món ăn "best-seller" ở đây là cà ri gà, bên cạnh các món Việt truyền thống như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, bánh xèo…"Không chỉ có khách Việt Nam, quán chúng tôi đón khách nước ngoài khá đông, đặc biệt khi họ sang du lịch dịp Tết Nguyên đán. Hy vọng với sự phục vụ tận tình, quán ăn sẽ nhận được sự ủng hộ của khách hàng", chị Nhung bày tỏ.
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi.
Thu nhập khấm khá nhờ cho thanh long 'ôm' gốc mắm
Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại lần cuối tại Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13.1, ông Biden ca ngợi những thành tựu về chính sách đối ngoại của chính quyền ông và dự báo những thách thức phía trước, bao gồm các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông, theo trang Axios.Tổng thống Biden cho rằng Mỹ đang “chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh toàn cầu”, không bị Trung Quốc vượt qua về kinh tế như dự báo, trong khi các đối thủ khác chịu tác động từ những cuộc xung đột. Ông nhấn mạnh Washington đã duy trì mối quan hệ phức tạp với Bắc Kinh và không đẩy quan hệ leo thang thành xung đột sau 4 năm.“Chính quyền của tôi đã để lại cho chính quyền kế nhiệm ưu thế vững chắc, để lại cho nước Mỹ nhiều bạn bè và đồng minh mạnh mẽ hơn, trong khi các đối thủ yếu đi và chịu sức ép”, ông Biden nói. Nhà lãnh đạo Mỹ thúc giục tiến tới xây dựng một nền hòa bình công bằng và lâu dài cho Ukraine. Với tình hình Trung Đông, ông Biden lưu ý đang trên đà có thể thiết lập được lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Gaza. Ông bảo vệ quan điểm ủng hộ và viện trợ hàng chục tỉ USD cho Ukraine trong gần 3 năm qua và hỗ trợ Israel trong xung đột tại Trung Đông.Ngoài ra, ông Biden còn bảo vệ quyết định rút quân khỏi Afghanisntan vào năm 2021, nói rằng không điều gì khiến các đối thủ thích thú hơn là việc Mỹ tiếp tục sa lầy thêm nhiều năm.Tổng thống Biden cũng thúc giục Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục các chính sách năng lượng xanh mà ông Biden đã xây dựng. Sau bài phát biểu về chính sách đối ngoại, Tổng thống Joe Biden sẽ có bài phát biểu kết thúc nhiệm kỳ trước toàn quốc vào ngày 15.1.