Dân mạng đòi xử phạt ô tô cố tình ‘cướp làn’ xe máy trên cầu Sài Gòn
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong tiết thời se lạnh, Đà Nẵng đón những vị khách đầu tiên của năm mới theo cách không thể ấm áp hơn. Hơn 800 du khách Mỹ trên du thuyền Crystal Symphony vừa đặt chân lên bến cảng đã được chào đón bằng những màn múa lân rộn ràng và những món quà nhỏ mang đậm hồn Việt: nón lá, hoa tươi và cả những lời chúc năm mới may mắn. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền,…Và năm 2025 hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, khi dự kiến Cảng Tiên Sa sẽ đón 77 lượt tàu, với hơn 121.000 hành khách quốc tế, riêng quý I đã có hơn 41.000 khách. Một năm mới đã mở ra với những tín hiệu đầy lạc quan cho du lịch Đà Nẵng.Những vị khách đầu tiên của năm đã đến với những nụ cười mãn nguyện, và chắc chắn họ sẽ còn quay lại. Bởi Đà Nẵng, với sông Hàn, những cây cầu và bầu không khí thân thiện, luôn có cách khiến người ta muốn trải nghiệm thêm. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Theo Sở Du lịch, tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền…Cánh cửa tàu Titanic trong phim của James Cameron bán với giá 718.750 USD
Sáng 3.2, Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Đồng thời, công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về vị trí lãnh đạo của đơn vị này.Theo đó, Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp được tổ chức cơ cấu lãnh đạo gồm 1 trưởng ban và không quá 4 phó ban. Đồng thời, cơ cấu ban này gồm 4 đầu mối giúp việc gồm văn phòng và 3 phòng (phòng Lý luận chính trị - Khoa giáo - Văn hóa; phòng Tuyên truyền - Báo chí - Xuất bản; phòng Dân vận).Tại buổi lễ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp công bố và trao quyết định điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Tuyến (46 tuổi), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp. Đồng thời, trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Định (51 tuổi), Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và bà Lưu Thị Thanh Loan (50 tuổi), Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cùng giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp.Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Nguyễn Thị Kim Tuyến cảm ơn sự lãnh đạo tỉnh đã tin tưởng, điều động, bổ nhiệm bà vào vị trí công tác mới. Bà Tuyến hứa sẽ không ngừng trau dồi, học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ lãnh đạo và cố gắng nỗ lực, đoàn kết cùng lãnh đạo, tập thể cán bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần chung vào sự phát triển của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đề nghị, trong bối cảnh và giai đoạn mới, công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng trong Đảng là rất quan trọng nên yêu cầu hoạt động của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp sau khi hợp nhất phải đặt ra yêu cầu cao hơn. Cán bộ của ban phải đổi mới phương thức, đổi mới nội dung và tiếp cận với các phương tiện hiện đại trong tình hình phát triển thực tế của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp. Đối với công tác dân vận, vận động quần chúng tiếp tục phát huy hiệu quả để tập hơn các tầng lớp nhân dân tạo thành sức mạnh chung để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cao hơn trong tiến trình phát triển của tỉnh.Giao nhiệm vụ cho các lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông Lê Quốc Phong cho biết: "Với sự tin tưởng và kỳ vọng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đề nghị sau khi thành lập, các lãnh đạo ban nhanh chóng phát huy năng lực, kinh nghiệm nắm bắt nhiệm vụ được giao, rà soát kiện toàn lại đội ngũ cán bộ trong đơn vị để bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường công tác nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào mục tiêu phát triển chung của tỉnh".
Quảng Nam: Tài xế tử vong trong vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Chia sẻ với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hoa, Phó chủ tịch UBND TX.Mộc Châu, cho biết ngành du lịch địa phương này bội thu trong 2 tháng đầu năm, khi lượng khách tăng đột biến so với mùa du lịch cùng kỳ những năm trước.Theo thống kê từ các cơ quan chức năng TX.Mộc Châu, từ ngày 1.1 - 28.2, đã có hơn 1 triệu lượt khách đến Mộc Châu tham quan, du lịch. Ước tính doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt trên 1.300 tỉ đồng."Lượng khách đến Mộc Châu tăng gấp 2 lần, là kỷ lục về doanh thu du lịch trong 2 tháng đầu năm", bà Hoa nói.Điểm hấp dẫn, thu hút khách đến Mộc Châu năm nay chính là mùa hoa mận nở đồng loạt, đây cũng là mùa hoa mận đẹp nhất trong nhiều năm trở lại đây và đúng dịp nghỉ tết, nên rất nhiều người, công ty, đơn vị... chọn Mộc Châu để du xuân.TX.Mộc Châu có khoảng 300 khách sạn, nhà nghỉ, từ sau tết Nguyên đán Ất Tỵ đến nay, nhiều cơ sở luôn kín phòng, những ngày cuối tuần lượng khách đến Mộc Châu tăng đột biến khiến địa phương phải huy động nhà dân để khách lưu trú.Khách du lịch đến TX.Mộc Châu đã giúp nhiều hộ kinh doanh, các nhà vườn tăng thu nhập. Các vườn mận mở cửa đón khách tham quan, thu vé check-in phổ biến 30.000 đồng/người. Các nhà hàng luôn đông khách, những người hành nghề chụp ảnh, xe ôm, taxi... có thêm nhiều việc làm, thu nhập cao.Cũng theo UBND TX.Mộc Châu, dù lượng khách đến địa phương này tăng đột biến nhưng không có tình trạng tự ý nâng giá dịch vụ, "chặt chém" du khách.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót
Theo hãng tin Yonhap, Tòa thượng thẩm Seoul (Hàn Quốc) ngày 3.2 giữ nguyên phán quyết của tòa sơ thẩm, cho rằng Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong không phạm tội trong vụ sáp nhập công ty Cheil Industries và Samsung C&T vào năm 2015.Trước đó, các công tố viên nghi ngờ vụ sáp nhập được tiến hành nhằm giúp ông Lee thâu tóm quyền kiểm soát Samsung với mức giá thấp hơn. Năm 2020, ông Lee bị truy tố tội liên quan hành vi thao túng giá cổ phiếu, gian lận kiểm toán và các vi phạm khác.Trước vụ sáp nhập vào năm 2015, cả hai công ty trên đều hoạt động độc lập nhưng đều là công ty con của Samsung. Theo tờ The Korea Herald, Samsung C&T là công ty xây dựng và kỹ thuật trong khi Cheil Industries là công ty chuyên về dệt may. Theo thỏa thuận, 3 cổ phiếu của Samsung C&T được bán để đổi 1 cổ phiếu Cheil Industries.Ông Lee khi đó là Phó chủ tịch tập đoàn Samsung và là cổ đông lớn nhất của Cheil với 23,2% cổ phần nhưng không trực tiếp sở hữu cổ phần nào của Samsung C&T. Các công tố viên cáo buộc ông Lee và các lãnh đạo Samsung đã thao túng giá cổ phiếu, nâng giá của Cheil và hạ giá Samsung C&T để tạo ra tỷ lệ sáp nhập có lợi.Sau khi sáp nhập, ông Lee trở thành cổ đông lớn nhất của công ty mới cũng lấy tên là Samsung C&T, trong khi công ty này lại là cổ đông lớn của tập đoàn Samsung.Qua quá trình sáp nhập, Cheil Industries đã thâu tóm Samsung C&T, qua đó củng cố quyền kiểm soát của ông Lee Jae-yong đối với tập đoàn Samsung, sau đó cho phép ông tiếp quản quyền lãnh đạo tập đoàn từ người cha Lee Kun-hee.Các công tố viên còn cho rằng ông Lee liên quan việc kiểm toán gian lận tại Samsung Biologics, công ty con của Cheil, nhằm tăng giá trị của Cheil trước vụ sáp nhập.Tháng 2.2024, Tòa án quận trung tâm Seoul tuyên bố trắng án đối với ông Lee và các quan chức khác của Samsung, cho rằng việc kế thừa của ông Lee không phải là mục đích chính của vụ sáp nhập. Tòa án cũng nói không có bằng chứng để cho rằng tỷ lệ sáp nhập không công bằng hay gây thiệt hại tài chính cho các cổ đông.Bên công tố kháng án và đề nghị mức án 5 năm tù giam, phạt 500 triệu won nhưng thất bại theo phán quyết mới. Chưa rõ cơ quan công tố có kháng án lên tòa án tối cao hay không.Tháng 11 năm ngoái, ông Lee Jae-yong tuyên bố trước tòa rằng chưa từng có ý định lừa dối hay gây thiệt hại cho các nhà đầu tư vì lợi ích cá nhân.Tuy nhiên, ông Lee từng thụ án 18 tháng tù vào năm 2017 vì tội hối lộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và thân tín của bà để có được sự ủng hộ của chính phủ cho vụ sáp nhập. Năm 2021, ông được Tổng thống khi đó là ông Moon Jae-in ân xá.