Lao động phía bắc dễ dàng tìm việc làm sau tết
Sáng 30.12, Bộ Y tế phối hợp UBND TP.HCM, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức Lễ Phát động "Đăng ký hiến mô, tạng - Cho đi là còn mãi". Nối tiếp thành công lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động ngày 19.5.2024 tại Hà Nội, sự kiện này đã lan tỏa ý nghĩa lớn trong cộng đồng, số lượng người đăng ký hiến tạng tăng cao.Tại lễ phát động, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cam kết với lãnh đạo trung ương sẽ đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện để tiến hành phát động đăng ký hiến mô tạng tại TP.HCM nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đồng thời, ông Mãi cho biết TP.HCM sẽ chỉ đạo ngành y tế, sở ngành các cấp triển khai công tác đồng bộ, tập trung cao cho công tác tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, nghiên cứu các chính sách, các hình thức tôn vinh để có thể động viên kịp thời các tổ chức, các cá nhân tham gia hiến mô, tạng.Việt Nam hiện đã làm chủ được chuyên môn, kỹ thuật công nghệ và tổ chức điều phối thực hiện ghép tạng. Nhưng hiện nguồn hiến mô, tạng từ người sau chết còn khan hiếm so với nhu cầu người bệnh được ghép. Tỷ lệ hiến tạng Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới, trong khi đó tỷ lệ ghép lại cao nhất khu vực Đông Nam Á với hơn 1.000 ca/năm. Dù số lượng được ghép cao như vậy nhưng danh sách những người chờ ghép tạng vẫn còn rất dài, có rất nhiều người không có tạng để ghép.Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống 6 - 8 người, giúp cải thiện sức khỏe cho gần 100 người, giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình người bệnh và xã hội. Trung bình mỗi năm Việt Nam có từ 10 đến 12 ca hiến tạng sau khi chết. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, năm 2024, Việt Nam có 39 ca chết não gia đình đồng ý hiến tặng mô, tạng. Con số này chiếm gần 13% trong tổng số ca ghép tạng. "Đây được xem là số ca cao kỷ lục của Việt Nam tính từ trước đến nay. Tuy vậy, số ca này vẫn còn ít so với nhu cầu của người đăng ký nhận tạng, số ca chờ ghép tạng.Trong năm 2024, số ca được chẩn đoán chết não đến ngày 13.12 là 189 ca, có thể thấy số ca hiến còn quá khiêm tốn. So với các nước phát triển như Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc có tỉ lệ hiến tạng khi chết não là 90% thì ở Việt Nam chỉ mới hơn 1%.", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.Để đạt được số ca hiến gọi là kỷ lục ở giai đoạn này, bên cạnh công tác truyền thông, các bệnh viện cần đẩy mạnh công tác tư vấn, vận động tại bệnh viện, thành lập tổ tư vấn để vận động tới gia đình khi phát hiện có bệnh nhân chết não tiềm năng. Theo Ban tổ chức, điều đặc biệt để tạo nên thành công là cần sự vào cuộc của cả cộng đồng xã hội, chung tay ủng hộ việc hiến tặng mô, tạng sau chết. Cần sự hoàn thiện về pháp luật để nguồn hiến mô, tạng phát triển trong thời gian tới.3 món ăn truyền thống của Hawaii gây sốt với tín đồ ẩm thực Sài thành
Thành đoàn Hà Nội vừa công bố 10 Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024. Đây là 10 gương mặt tiêu biểu trên các lĩnh vực: học tập, nghiên cứu khoa học; lao động sáng tạo, phát triển kinh tế; quốc phòng, an ninh; thể dục, thể thao; văn hóa - nghệ thuật; tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.10 cá nhân tiêu biểu gồm:1. PGS-TS Trần Ngọc Mai, Phó trưởng bộ môn Đầu tư quốc tế, Khoa kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàngPGS-TS Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991) là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024; đồng thời là nữ đảng viên tiêu biểu thủ đô năm 2024. PGS Mai có nhiều nghiên cứu khoa học nổi bật.Chị đã vinh dự nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 2024; bằng khen cho nhóm tác giả đã có công trình đạt khuyến khích giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024 cùng nhiều khen thưởng khác.2. Tiến sĩ, giảng viên Phạm Huy Hiệu, Giám đốc Khoa học tại Trường đại học VinUniTiến sĩ, giảng viên Phạm Huy Hiệu (sinh năm 1992) thuộc top 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024. Anh còn là nhà khoa học trẻ nhất đạt Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng do T.Ư Đoàn và Bộ KH-CN trao tặng năm 2023; Giải thưởng Khoa học quốc tế The DAAD Fellows 2021 dành cho nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI); tác giả 4 bằng độc quyền sáng chế và 1 giải pháp phần mềm hữu ích.Anh đã huy động thành công 1,27 triệu USD tài trợ nghiên cứu từ châu Âu để phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong y tế tại Việt Nam; tham gia phát triển hệ thống phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán và sàng lọc bệnh, triển khai trên 40 bệnh viện trên cả nước, xử lý khoảng 300.000 lượt bệnh nhân mỗi tháng...3. Giám đốc Công ty TNHH In Nhật Hàn Lê Thị HồngChị Lê Thị Hồng (sinh năm 1991) thuộc top 10 doanh nhân trẻ Thăng Long năm 2024; đạt danh hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" toàn quốc năm 2023; top 10 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023.Chị là người sáng lập Công ty TNHH In Nhật Hàn, tạo việc làm cho trên 300 nhân sự; đồng thời tham gia các hoạt động xã hội từ thiện. Chị có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Doanh nhân trẻ TP.Hà Nội, phong trào khởi nghiệp được T.Ư Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội tặng bằng khen.4. Thiếu tá Trịnh Minh Tùng, Trưởng công an TT.Phú Xuyên, H.Phú XuyênThiếu tá Trịnh Minh Tùng (sinh năm 1990), Trưởng công an TT.Phú Xuyên, H.Phú Xuyên là Chiến sĩ thi đua cơ sở 5 năm liền từ 2019 - 2024; được tặng Huân chương Chiến công hạng ba về thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (tháng 7.2024).Anh Tùng được đơn vị đánh giá xuất sắc về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm; xung kích, sáng tạo đổi mới, mưu trí, dũng cảm trong công tác, chiến đấu.5. Thiếu tá Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1990), giảng viên bộ môn vật lý, Khoa hóa - Lý kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật quân sựThiếu tá Nguyễn Văn Tuấn đã đạt danh hiệu "Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp T.Ư năm 2024"; bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2022 - 2023, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc; danh hiệu "Cán bộ Đoàn xuất sắc tiêu biểu" 2023, 2024.Anh đã công bố được 35 công trình khoa học trong đó có 11 bài thuộc danh mục ISI/SCOPUS; tích cực tham gia hướng dẫn, ôn luyện đội tuyển dự thi Olympic vật lý sinh viên toàn quốc, Olympic vật lý châu Á, và Olympic vật lý quốc tế (trong đó có 2 giải nhất toàn đoàn, 7 giải nhất cá nhân, 7 giải nhì cá nhân, 3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 6 huy chương đồng).6. Diễn viên Bảo Thanh (Vũ Thị Phương Thanh)Diễn viên Bảo Thanh (sinh năm 1990) công tác tại Nhà hát kịch Công an nhân dân. Chị là Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội, nhiệm kỳ 2024 - 2029; tích cực tham gia các hoạt động và công tác Đoàn - Hội.Về chuyên môn, chị đã gặt hái các giải thưởng danh giá Bông sen vàng, Cánh diều vàng; giành nhiều huy chương tại các cuộc thi tài năng trẻ, liên hoan sân khấu. Gần nhất, chị đã giành huy chương bạc tại Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2024, vai Hoa trong vở kịch Trả giá.7. Cầu thủ Đội tuyển bóng đá quốc gia Đỗ Duy MạnhCầu thủ Đỗ Duy Mạnh (sinh năm 1996): tham dự giải Vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Mitsubishi Electric cup) năm 2024 tại Thái Lan và đoạt huy chương vàng; vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á các năm 2018, 2025.Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh là tiền vệ chơi hay nhất của khu vực Đông Nam Á (do Tạp chí Bóng đá Four Four Two bầu chọn) năm 2018; Á quân Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á năm 2013, 2014.8. Vận động viên Đội tuyển Cờ vua Hà Nội Lê Tuấn MinhVận động viên Lê Tuấn Minh (sinh năm 1996), thành viên đội tuyển Cờ vua quốc gia, kỳ thủ Việt Nam thứ 13 được phong cấp Đại kiện tướng. Anh đã vô địch cờ vua Việt Nam năm 2020, đoạt 2 huy chương vàng Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31, năm 2022.Anh Lê Tuấn Minh đoạt 1 huy chương bạc vô địch châu Á năm 2023 và 1 huy chương đồng Olympiad Cờ vua thế giới năm 2024 (đây là tấm huy chương duy nhất của đoàn Việt Nam tại giải thi đấu).9. Lê Văn Phúc, Trưởng nhóm tình nguyện viên phục dựng ảnh liệt sĩ "Màu hoa đỏ"Anh Lê Văn Phúc (sinh năm 1989) là người đồng sáng lập nhóm "Màu hoa đỏ" và dự án đưa công nghệ AI vào hỗ trợ phục dựng ảnh.Là một trong những người đầu tiên tiên phong với ý tưởng phục dựng ảnh và trao tặng ảnh liệt sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc, từ năm 2020 đến nay, anh đã phối hợp phục dựng hơn 7.000 ảnh liệt sĩ trên mọi miền Tổ quốc. Anh đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội hỗ trợ phục dựng và trao gần 200 di ảnh liệt sĩ trên địa bàn Hà Nội; hướng dẫn cho hàng trăm bạn đoàn viên, thanh niên về công nghệ chỉnh ảnh, sử dụng AI nhằm phục vụ cho dự án.10. Lê Quang Minh (sinh năm 1993), bác sĩ Khoa nhi, Bệnh viện đa khoa H.Gia LâmNăm 2023, anh Lê Quang Minh có sáng kiến "Xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và nuôi con bằng sữa mẹ tại Bệnh viện đa khoa H.Gia Lâm trên nền tảng AppSheet" đã được công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng cấp thành phố; giải nhất trong Hội thi Kỹ thuật sáng tạo trẻ ngành y tế khu vực Hà Nội lần thứ 30, năm 2023.Anh được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội tặng bằng khen; danh hiệu Sáng kiến sáng tạo của ngành Y tế năm 2024 và danh hiệu Sáng kiến sáng tạo công đoàn TP.Hà Nội năm 2024. Bên cạnh đó, anh đã tham gia hiến máu tình nguyện 29 lần; tích cực tham gia các phong trào thiện nguyện.Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu là giải thưởng cao quý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.Hà Nội trao cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trên nhiều lĩnh vực. Đây là năm thứ 16 Thành đoàn Hà Nội tổ chức tuyên dương Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu.Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024 sẽ tổ chức vào ngày 21.3 trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.
'Ngán ngẩm' người đàn ông lái xe máy du xuân... trên cao tốc
Một ngày đầu tháng 3, tại cửa hàng lắp đặt thiết bị định vị và camera hành trình trên đường Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình (TP.HCM), hàng chục ô tô xếp hàng chờ đợi đến lượt lắp đặt thiết bị camera hành trình. Anh Lê Văn Quyền, 46 tuổi, chủ xe 4 chỗ hiệu Hyundai, chia sẻ: "Tôi chở hàng kinh doanh tự do, ai thuê chở gì thì chở nấy. Bình thường thì chở người, nhưng lúc cần thì cũng chở đồ. Do thường xuyên di chuyển khắp nơi theo yêu cầu của khách nên tôi cũng lắp đặt thiết bị cảnh báo tốc độ cũng như vị trí nào có camera phạt nguội để cẩn thận hơn". Anh Quyền cho biết, chi phí gắn hết khoảng 1 triệu đồng. Chủ xe khác biển số 30E-055.xx cũng cho biết, từng bị phạt nguội 2 lần cách đây vài năm vì lỗi vượt đèn đỏ. Mức phạt cho hành vi này hiện lên hàng chục triệu đồng nên để phòng ngừa, anh đã trang bị thêm hệ thống cảnh báo để lái xe cẩn thận hơn. "Hiện nay, một số ứng dụng phổ biến như Google Map đều có tích hợp cảnh báo hạn chế tốc độ, tuy nhiên, mức độ chính xác chưa cao và không có cảnh báo camera phạt nguội. Tôi mua các thiết bị và phần mềm có thu phí vài triệu đồng nhưng an tâm hơn và cũng để mình lái xe cẩn thận hơn". Anh T.M.K, chủ xe biển số 50-028.xx, ngụ tại P.Cát Lái, TP.Thủ Đức, TP.HCM cũng vừa chi 4,5 triệu đồng để nâng cấp màn hình Android có tích hợp phần mềm Vietmap Live để cảnh báo tốc độ và camera phạt nguội. Trao đổi với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Ngọc Hùng, chủ một cửa hàng phụ kiện xe hơi trên đường Huỳnh Mẫn Đạt, Q.5, TP.HCM thừa nhận: "Từ ngày tăng mức phạt nguội các hành vi vi phạm giao thông, lượng khách đến lắp đặt thiết bị hành trình (tích hợp cảnh báo tốc độ và nơi có lắp đặt camera phạt nguội) tăng lên thấy rõ. Nếu như trước kia, chủ xe phải gắn thêm màn android cho xe hoặc HUD kính lái... với giá vài triệu đồng để được kèm thêm ứng dụng cảnh báo phạt nguội thì hiện nay có thêm nhiều phần mềm đã được tích hợp ngay trên điện thoại, hoặc Android box, hoặc màn hình zin của xe, giúp tiết kiệm chi phí hơn". Trên thị trường hiện có nhiều ứng dụng cài đặt trên điện thoại cảnh báo tốc độ và vị trí lắp đặt camera phạt nguội trên đường. Đơn cử như ứng dụng "phatnguoi" đang khá phổ biến hiện nay có tích hợp danh sách những địa điểm lắp đặt camera phạt nguội trên cả nước. Ứng dụng này còn cung cấp gói VIP với mức phí từ 129.000 đồng/tuần đến 1.199.000 đồng/năm, quyền lợi là được tự động thông báo (qua số zalo đăng ký) khi có phạt nguội, xem danh sách các điểm lắp camera phạt nguội. Trao đổi với Thanh Niên, một chuyên gia trong lĩnh vực phân phối thiết bị định vị, cho biết: "Có khá nhiều ứng dụng phát hiện camera phạt nguội lắp đặt trên đường, nhưng mỗi phần mềm có ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, Vietmap S1 có cảnh báo camera phạt nguội bằng giọng nói giúp cho người lái nhanh chóng chú ý và hoạt động độc lập không cần internet nhưng S1 thì không được cập nhật dữ liệu thường xuyên, thường là 3 - 4 tháng cập nhật 1 lần nên việc cảnh báo đôi khi sẽ bị chậm trễ so với thực tế, khiến cho người lái vẫn có khả năng "dính" biên bản phạt khá cao. Hơn nữa S1 thì lại không sử dụng được trên màn hình zin theo xe và Andorid box". Một ứng dụng khác là Navitel là ứng dụng dẫn đường tích hợp cảnh báo camera phạt nguội, cảnh báo vị trí giao cắt, góc cua nguy hiểm, biển báo giới hạn tốc độ và đường dành cho người đi bộ. Điểm mạnh của ứng dụng là cảnh báo từ xa, cung cấp thông tin theo từng mét. Tuy nhiên, Navitel không có thông tin rõ ràng về thời gian cập nhật dữ liệu, trong khi biển báo tốc độ và vị trí camera phạt nguội liên tục thay đổi, gây khó khăn cho người lái. Ứng dụng Carmap thì cung cấp đầy đủ thông tin về biển báo, cảnh báo camera phạt nguội và tốc độ cho phép, giao diện thân thiện, hỗ trợ điều khiển giọng nói, tối ưu lộ trình và theo dõi bản đồ. Tuy nhiên, tốc độ cập nhật dữ liệu của phần mềm này vẫn còn chậm, chưa đảm bảo độ chính xác.Dù vậy theo anh Hồ Hải, từng là quản trị một diễn đàn chuyên về ô tô, không có ứng dụng nào đảm bảo 100% mức độ chính xác. Ngay cả ứng dụng dẫn đường phổ biến như Google Map cũng nhiều lúc đưa người sử dụng vào những con đường cấm, đường cụt, hay là đi thẳng ra bờ sông. Với nhu cầu lắp đặt thiết bị cảnh báo tăng cao, các nhà phân phối thiết bị định vị đang hưởng lợi. Tuy nhiên, với người lái xe thì quan trọng nhất vẫn là chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Nếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của thiết bị thì cũng sẽ gặp những sai sót như thường.
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Thêm ô tô điện Trung Quốc bán tại Việt Nam: Giá hơn 100 triệu, không túi khí
Một lý do quan trọng, theo lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nhu cầu tiêu thụ thịt gà hiện nay đang giảm sút do kinh tế khó khăn, các bếp ăn công nghiệp chưa lấp đầy công suất, tình hình hoạt động của nhà hàng, quán nhậu cũng èo uột vì người dân giảm tiêu thụ bia, trong khi đó nguồn cung thịt gà lại quá dồi dào. Đặc biệt, hiện vào mùa hè, mùa tiêu thụ thấp điểm trong năm, nên giá bán càng khó phục hồi hơn. Từ cuối tháng 4 đến nay, giá gà công nghiệp duy trì mức thấp kéo dài. Cụ thể, gà công nghiệp thu mua tại Vĩnh Long ở mức 30.000 đồng/kg, giảm 8.000 đồng/kg so với tháng 3. Tại Đồng Nai, giá gà công nghiệp rớt xuống mức 25.800 đồng/kg.