‘Phía thung sâu’ lột tả vẻ đẹp Hà Giang qua tranh sơn dầu
"Câu chuyện cổ tích mà cô ấy được hứa hẹn cuối cùng lại trở thành cơn ác mộng", một nguồn tin chia sẻ với tờ People hôm 7.1. Mặc dù Jennifer Lopez hiện đang ở "một nơi thực sự tốt", nhưng cô "chỉ muốn khép lại chương điên rồ này", người trong cuộc nói thêm.Một nguồn tin khác nói với báo giới rằng họ "sẽ không quay lại với nhau".Sau khi Jennifer Lopez đệ đơn ly hôn vào tháng 8.2024, một nguồn tin nói với Page Six rằng nữ ca sĩ 56 tuổi tin mình "cuối cùng cũng có được cơ hội trong câu chuyện cổ tích".Nguồn tin cho biết: "Cô ấy thực sự không dừng lại để xem xét xem người đàn ông thực sự trong câu chuyện cổ tích đó là ai", đồng thời nói thêm rằng "tình yêu lớn mà Jennifer tin tưởng không nằm trong DNA của Ben".Nguồn tin tiếp tục: "Ben có một bóng tối mà không ai khác có thể sửa chữa được. Vợ cũ của anh là Jennifer Garner không thể sửa chữa được, tất cả những thành công của anh ấy trên thế giới cũng không làm anh sửa chữa được".Jennifer Lopez (55 tuổi) và Ben Affleck (52 tuổi) chính thức giải quyết xong thủ tục ly hôn vào ngày 6.1 nhưng phải đến ngày 20.2.2025 thì mọi việc mới hoàn tất.Theo TMZ, cả hai sẽ chia tay với những gì họ có được trong thời gian chung sống.Nam diễn viên đoạt giải Oscar giữ lại cổ phần của mình trong công ty sản xuất phim Artists Equity của anh và Matt Damon. Anh đồng sáng lập công ty cùng người bạn lâu năm của mình 4 tháng sau khi anh và Jennifer Lopez kết hôn.Ngôi biệt thự trị giá 60 triệu USD ở Beverly Hills nơi cặp đôi trước đây từng chung sống vẫn đang được rao bán. Vẫn chưa có nguồn tin tiết lộ cách họ đồng ý chia tài sản này.Theo các tài liệu của tòa án mà Page Six có được, Lopez sẽ giữ chiếc nhẫn đính hôn trị giá 5 triệu USD mà Affleck đã cầu hôn vào tháng 4.2022.Cặp đôi không có con chung. Tuy nhiên, họ có một gia đình lên đến 5 đứa con.Ben Affleck có ba con: Violet (18 tuổi), Seraphina (15 tuổi) và Samuel (12 tuổi) với Jennier Garner. Trong khi đó, Jennifer Lopez có 2 con sinh đôi: Max và Emme (16 tuổi) với chồng cũ Marc Anthony.Học sinh vẽ tranh cùng AI để nhận giải thưởng hàng trăm triệu đồng
Ngày 2.1.2025, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo Sở Y tế tỉnh này khẩn trương thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức thuộc các đơn vị trong ngành, đồng thời báo cáo kết quả lên UBND tỉnh Cà Mau trong tháng 2.2025.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo nêu rõ cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các đối tượng không đúng quy định.Đối với những trường hợp đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng chưa nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu rà soát từng trường hợp cụ thể, tổng hợp và đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết đúng quy định, bảo đảm quyền lợi người lao động, tránh bỏ sót. Đồng thời, kiểm điểm và rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân chậm trễ trong việc đề xuất và giải quyết chính sách phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định. Trước đó, như Thanh Niên thông tin, qua rà soát, Sở Y tế Cà Mau xác định có 122 viên chức thực hiện nhiệm vụ đúng theo vị trí việc làm, đồng thời tham gia thêm (kiệm nhiệm) công tác chuyên môn y tế, đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 40% (và bổ sung thêm 60% trong năm có dịch Covid-19). Trong đó có 21 trường hợp bị cắt giảm ưu đãi nghề từ 40% xuống còn 20%. Từ kết quả trên, Sở Y tế Cà Mau đề xuất UBND tỉnh Cà Mau chi trả bổ sung trợ cấp ưu đãi nghề cho 21 viên chức đã bị cắt giảm, tổng số tiền dự kiến chi trả bổ sung gần 2 tỉ đồng. Trong đó, hơn 235 triệu đồng bổ sung cho phần 20% ưu đãi nghề đã bị cắt giảm và 1,7 tỉ đồng phần phụ cấp bổ sung 60% trong giai đoạn dịch Covid-19 cho nhân viên y tế.Tuy nhiên, hiện nhiều viên chức trên cho rằng việc cắt giảm cơ học như trên chưa phù hợp, vì họ được giao phụ trách, hoặc làm các vị trí ở bộ phận hành chính, kế toán, tổng hợp nhưng vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn về y tế ở tuyến cơ sở.
Nhận định bóng đá Chelsea vs Man City (23 giờ 30 ngày 17.4): Cuộc chiến một mất một còn
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Bà Melania lớn lên ở thị trấn nhỏ đẹp như tranh vẽ này cho đến khi gia đình chuyển đến Ljubljana khi bà đang học trung học. Du khách đã đổ về đây để thăm ngôi nhà và trường học cũ của bà kể từ cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, theo Business Insider.Trước khi Melania Trump trở thành người mẫu thời trang và đệ nhất phu nhân Mỹ, bà là Melanija Knavs, con gái của một nhân viên bán xe hơi và một công nhân nhà máy dệt người Slovenia.Bà Melania là đệ nhất phu nhân thứ hai sinh ra bên ngoài nước Mỹ. Người đầu tiên là vợ của John Quincy Adams, Louisa Catherine Adams, sinh ra ở London. John Adams là tổng thống từ năm 1825 đến năm 1829.Quê hương của bà Melania ở Sevnica, Slovenia, đã trở thành địa điểm du lịch kể từ khi ông Donald Trump lần đầu tiên đắc cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.2016, khi mọi người tới đây để xem đệ nhất phu nhân đã trải qua những năm đầu đời như thế nào.Dưới đây là những điều cần biết về quá trình trưởng thành của bà Melania và quê hương Sevnica, Slovenia của bà.Melanija Knavs sinh ra ở Novo Mesto, Slovenia, vào tháng 4 năm 1970. Cô trải qua thời thơ ấu ở Sevnica, một thị trấn nhỏ cách đó 45km.Sevnica nằm dọc theo sông Sava ở miền trung Slovenia, có dân số 17.611 người, theo dữ liệu do Văn phòng Thống kê Cộng hòa Slovenia thu thập vào năm 2022.Khi bà Melania sinh ra, Slovenia là một quốc gia do Tổng thống Josip Tito đứng đầu và được gọi là Nam Tư. Slovenia giành được độc lập vào năm 1991.Trước khi Melania nổi tiếng với vai trò người mẫu và sau đó là đệ nhất phu nhân Mỹ, Sevnica được biết đến với các nhà máy sản xuất đồ nội thất và quần áo cũng như lễ hội xúc xích Ý hàng năm.Sevnica sản xuất hơn 150 loại xúc xích Ý, một thành tích được tôn vinh tại lễ hội Salamiada hàng năm. Giờ đây, Sevnica sản xuất món xúc xích Ý được đặt theo tên của đương kim đệ nhất phu nhân Mỹ cùng với các sản phẩm địa phương khác.Một hướng dẫn viên du lịch nói với Reuters vào tháng 1 năm 2017 rằng, du lịch của Sevnica đã tăng gấp đôi du khách vào năm trước khi Donald Trump nhậm chức khi sự quan tâm đến bà Melania Trump ngày càng cao.Reuters đưa tin, trong cả năm 2017, số lượng khách nước ngoài đến thăm Slovenia đã tăng 17% so với năm trước, với tổng số 3,4 triệu du khách.Thị trấn nhỏ tận dụng danh tiếng là quê hương của đệ nhất phu nhân Mỹ, cung cấp các chuyến tham quan, đồ ăn và đồ lưu niệm mang tên bà.Cha của bà Melania, Viktor Knavs, làm nhân viên bán xe hơi. Mẹ cô, Amalija, làm việc tại một nhà máy dệt địa phương.Cô có một chị gái, Ines Knauss, và một người anh cùng cha khác mẹ, Denis Cigelnjak.Khi Melania và chị gái Ines học trung học, gia đình Knavs chuyển đến Ljubljana, thủ đô của Slovenia. Ở đó, Melania được nhiếp ảnh gia Stane Jerko phát hiện và ký hợp đồng với một công ty người mẫu khi cô 18 tuổi.Mirjana Jelancic, một người bạn của Melania, sau này trở thành hiệu trưởng trường tiểu học Savo Kladnik mà đệ nhất phu nhân theo học, nói với ABC News vào tháng 3 năm 2016 rằng cô gái trẻ Melania là "một thiên thần" và "một học sinh rất giỏi".Bà Melania vẫn gắn bó với quê hương trong nhiều năm qua, quyên góp 25.000 USD cho một trung tâm y tế ở đó. Bà đã quyên góp sau đám cưới của mình vào năm 2005, tờ New York Times đưa tin.Nghệ sĩ người Mỹ Brad Downey đã đặt mua một bức tượng bà Melania từ "nhà điêu khắc cưa máy nghiệp dư" người Slovenia Ales "Maxi" Zupevc, được dựng lên trên một cánh đồng bên ngoài Sevnica vào tháng 7 năm 2019.Bức tượng bằng gỗ, được mô phỏng theo chiếc váy lễ nhậm chức Ralph Lauren màu xanh của đệ nhất phu nhân.Một bức tượng bằng đồng đã thay thế bức tượng bằng gỗ ban đầu vào tháng 9 năm 2020 sau khi nó bị phá hoại và đốt cháy vào tháng 7 năm đó.Một tấm bảng tại địa điểm cho biết bức tượng đồng mới "được dành để tưởng nhớ vĩnh viễn về tượng đài Melania đã đứng ở vị trí này từ năm 2019 - 2020".
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 7.5.2024
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.