Chung kết DIFF 2017: Anh tài ‘đụng độ’
Ngày 17.1, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại Nghị định 178/2024, có hiệu lực từ đầu năm 2025.Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.Sau thời hạn quy định trên thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định.Theo thông tư ban hành, tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có).Công thức tính như sau: Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.Số tháng nghỉ sớm là số tháng tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu. Còn số năm nghỉ sớm là số năm tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Bộ Nội vụ lưu ý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm sau sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.Trong đó, Bộ Nội vụ yêu cầu tập trung trong năm 2025 để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ theo vị trí việc làm.Chính sách, chế độ đối với cán bộ quy định tại Thông tư số 01/2025 được tính hưởng kể từ ngày 1.1.2025.Tại thông tư này, Bộ Nội vụ nêu rõ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chính sách nghỉ việc có trách nhiệm triển khai đồng bộ với chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp.Hạt giống tiềm năng nào của U.23 Việt Nam đang chờ nảy nở?
Chiều 10.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm nhóm các bà chủ cửa hàng sữa cưỡng đoạt tài sản của nữ nhân viên, khi họ dồn đơn tạo doanh số lớn chỉ với mục đích hưởng tiền thưởng.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Lê Hoài An (34 tuổi, ngụ 50 Bàu Năng 1, Q.Liên Chiểu) và Tăng Thụy Ngọc Hạnh (44 tuổi) cùng 5 năm tù, Phạm Thị Mỹ Dung và Mai Thị Kiên (cùng 34 tuổi, cùng ngụ P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) cùng 4 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.Theo cáo trạng, 3 bị cáo An, Dung, Kiên và Tăng Thị Ngọc Phúc (34 tuổi, em bị cáo Hạnh) góp vốn mở cửa hàng sữa tươi Milk Farm từ tháng 3.2021. Trong đó, An đại diện hộ kinh doanh, Phúc ở xa nên nhờ Hạnh quản lý.Sáng 27.3.2023, An, Dung, Kiên nghi thất thoát sữa tại cửa hàng 70 Hà Tông Quyền (P.Khuê Trung) nên yêu cầu 2 nữ nhân viên (không ký hợp đồng lao động) là Trần Thị Thiên Chi (25 tuổi, ngụ thôn 5 xã Ia Răng, H.Đắk Đoa, Gia Lai) và Phạm Trịnh Sanh Hòa (32 tuổi, ngụ tổ 7 P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) đến đối chiếu. Các bị cáo gửi số liệu để Phúc (ở TP.HCM) tính ra số tiền thất thoát hơn 62 triệu đồng. 2 nữ nhân viên thừa nhận không lên đơn khi bán sữa, số tiền thu của khách chưa nhập vào hệ thống quản lý là gần 15 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 nhân viên đã mua 42 thùng sữa để khắc phục trước khi kiểm kê, đồng thời cam kết tiếp tục bù tiền nếu cuối tháng đối chiếu còn thiếu.Các bà chủ cửa hàng sữa liên tục tra hỏi lý do, cách thức, chủ mưu, đồng phạm và dọa báo công an. Chi giải thích chỉ mượn hàng để giao cho khách, rồi Hòa sẽ mua trả lại chứ không biển thủ.Các bà chủ tiếp tục đe dọa xử lý về việc đưa hàng giả vào cửa hàng, ảnh hưởng thương hiệu nhưng 2 nữ nhân viên phủ nhận. Trong đó Hòa hoảng sợ, hoảng loạn, cầm dao chạy vào nhà vệ sinh khóc lóc, kể về hoàn cảnh khó khăn để xin không báo công an.Biết Hòa định tự tử, nhưng Hạnh vẫn nói "trong cửa hàng có camera, hắn làm gì thì kệ, gọi công an đến". Hạnh còn tự lập ra quy định của cửa hàng, ép Hòa và Chi phải bồi thường gấp 3 do bán hàng không lên đơn với số tiền bồi thường gần 200 triệu đồng.Chưa dừng lại, Hạnh còn đổ lỗi sụt giảm doanh số, ép 2 nữ nhân viên phải đền bù thêm 400 triệu đồng thuê nhà, điện nước, tiền thuế… Do bị đe dọa báo công an, 2 nạn nhân chấp nhận bồi thường tổng cộng gần 600 triệu đồng và bị ép phải trả đủ trong 2 tháng với 3 đợt.Theo điều tra, Phúc tính nhầm đơn vị sản phẩm nên tiền thất thoát lên đến hơn 62 triệu đồng, trong khi chính xác chỉ hơn 28 triệu đồng. Hai nữ nhân viên đã khắc phục gần 15 triệu đồng, còn lại thiệt hại hơn 13 triệu đồng.Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định việc bán hàng không lên đơn, không nhập hệ thống quản lý là nhằm dồn đơn lẻ để gộp thành đơn hàng lớn, tạo doanh số để hưởng tiền thưởng chứ Hòa, Chi không có ý định chiếm đoạt. Hai nữ nhân viên cũng không bỏ trốn, không dùng khoản tiền này sử dụng vào hành vi bất hợp pháp.Trong khi đó, 4 bị cáo còn bắt Hòa phải chuyển trước 10 triệu đồng, siết nợ bằng cách giữ 2 xe máy của 2 nạn nhân, laptop của Hòa rồi mới cho về lúc gần 0 giờ ngày 28.3.2023.Ngoài ra, 4 bị cáo này còn bị chị Nguyễn Thị T.T (ngụ H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) tố cáo cưỡng đoạt hơn 830 triệu đồng vào ngày 3.12.2022 tại cửa hàng Milk Farm ở Q.Liên Chiểu.Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không có căn cứ chứng minh các bị cáo đe dọa, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp chị T., chỉ có thể xác định việc gia đình chị này đã bồi thường được 578,5 triệu đồng cho cửa hàng Milk Farm là tự nguyện, nên không xử lý hình sự.Đối với Phúc, khi xảy ra vụ việc đang ở TP.HCM, không tham gia đe dọa các nạn nhân nên không bị truy cứu.
Streamer Khánh Snake và những dự án thiện nguyện
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Nguồn cầu thủ bao gồm những người có gốc gác Malaysia đang thi đấu ở nước ngoài và một số ngoại binh chơi bóng tại giải VĐQG Malaysia đủ điều kiện nhập tịch.Theo báo chí Malaysia, có 3 cầu thủ thuộc nhóm "ngoại binh" sẵn sàng khoác áo đội tuyển Malaysia là 2 tiền đạo Bergson da Silva, Jordan Mintah và tiền vệ Manuel Hidalgo.Bergson da Silva là cầu thủ xuất sắc của CLB Johor Darul Ta'zim. Trong 4 mùa giải gắn bó với đội, cầu thủ 34 tuổi này đã trở thành tay săn bàn xuất sắc nhất lịch sử Johor Darul Ta'zim. Anh ghi được 140 bàn sau 136 trận đấu (thống kê từ Transfermarkt). Sinh ra tại Brazil, Bergson da Silva từng khoác áo đội U.20 nước này vào năm 2010. Tuy nhiên, anh vẫn chưa thể thi đấu cho đội tuyển Malaysia do quy định của FIFA, theo đó phải tới tháng 3.2026 anh mới đáp ứng đủ điều kiện cư trú 5 năm tại Malaysia để được chuyển đội tuyển.Trong khi đó, chân sút gốc Ghana Jordan Mintah mới đây đã hoàn tất các thủ tục nhập tịch. Cầu thủ sinh năm 1995 chưa có tên trong danh sách tập trung tháng 3.2025, song nhiều khả năng sẽ góp mặt ở đợt hội quân tiếp theo.Ngoài ra, trong danh sách đội tuyển Malaysia vẫn còn hàng loạt cầu thủ nhập tịch đã lên tuyển trong vài năm qua như Romel Morales (gốc Colombia), Mohamadou Sumareh (Gambia), Natxo Insa (Tây Ban Nha), Endrick (Brazil), Nooa Laine (Phần Lan), Paulo Josué (Brazil).Có một bất ngờ lớn trong danh sách tập trung lần này của tuyển Malaysia là sự xuất hiện của tiền vệ 39 tuổi Natxo Insa. Cầu thủ này sinh ra tại Tây Ban Nha và trưởng thành ở Học viện bóng đá Valencia. Insa từng chơi 20 trận ở La Liga cho Valencia (mùa 2006-2007), Villarreal (2010-2011) và Celta Vigo (2012-2013). Anh trải qua phần lớn sự nghiệp ở giải hạng nhất Tây Ban Nha, với 244 trận, cho các độiB Valencia, B Villarreal, Celta Vigo, Zaragoza, Alcorcon và Levante. Insa còn sang Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu cho Antalyaspor một mùa, 2013-2014. Từ năm 2017 đến nay, anh thi đấu cho CLB mạnh nhất Malaysia - Johor Darul Ta'zim.Tháng 3.2018, Insa ra mắt trong trận giao hữu hòa Mông Cổ 2-2, nhưng HLV khi ấy là Tan Cheng Hoe không trọng dụng anh. Phải đến tháng 6.2023, Insa mới được triệu tập lần thứ hai, rồi dự Asian Cup 2023 dưới thời HLV Kim Pan-gon. Tuy nhiên, màn trình diễn trong trận thua Bahrain 0-1 khiến anh bị CĐV Malaysia chỉ trích nặng nề. Vì vậy, việc tân HLV người Úc của đội Malaysia là Peter Cklamovski gọi cầu thủ đã 39 tuổi lên tuyển khiến người hâm mộ Malaysia bất ngờ.Trong buổi gặp gỡ báo chí mới đây, HLV Peter Cklamovski cho rằng để nâng tầm đội tuyển Malaysia thì cần cải thiện chất lượng giải vô địch quốc gia Malaysia, bởi đây là nền tảng cung cấp cầu thủ cho đội tuyển."Nhìn vào các số liệu, giải VĐQG Malaysia rất lép vế. Thời gian thi đấu thực tế ít, trong khi thời gian "bóng chết" quá nhiều (do cầu thủ cố ý câu giờ hay thể lực kém, đi bộ nhiều, lười tranh chấp...). Điều đó có nghĩa các trận đấu diễn ra chậm, không hấp dẫn. Nếu chúng ta nhìn vào các đối thủ cùng khu vực như VN và Thái Lan, họ chơi với nhịp độ cao hơn, với nhiều phút thi đấu hơn và trình độ cao hơn trong các trận đấu. Đây là điều cần cải thiện", HLV Cklamovski chỉ ra.Trận ra quân của Malaysia tại bảng F vòng loại Asian Cup 2027 là gặp Nepal trên sân nhà Sultan Ibrahim vào ngày 25.3 tới. Bảng này gồm 4 đội VN, Malaysia, Lào và Nepal. Chỉ có 1 tấm vé đi tiếp dành cho đội đầu bảng.
Israel chính thức bơm nước vào đường hầm Hamas, từ chối rút quân
Anh Nguyễn Hồ Mạnh Khang, Trưởng bộ phận Tăng trưởng và Marketing, Công ty cổ phần PITO, cho biết nơi anh làm việc có khoảng 50 nhân viên, trong đó hơn một nửa là các bạn nữ. So với những văn phòng khác, dịp 8.3 ở công ty thường là ngày nhân viên nữ làm việc vất vả hơn, đi khắp nơi để quản lý, giám sát các bữa tiệc, sự kiện của khách hàng, đối tác. Do vậy, anh Khang và đồng nghiệp nam đã bí mật tổ chức, tặng quà 8.3 cho chị em nữ sớm hơn, trước khi mọi người bắt đầu vào ngày làm việc cao điểm.