Cần giữ smartphone cũ đến khi hoàn tất thiết lập máy mới
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.Gamuda sở hữu quỹ đất chiến lược phát triển bất động sản thấp tầng tại TP.HCM
Lễ hội Phá Bàu của người Khmer xã Lộc Khánh, H.Lộc Ninh là lễ hội truyền thống lâu đời. Đây là một loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo, có nội dung phong phú, đa dạng của người Khmer ở xã Lộc Khánh nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung.
UMC Run - Vươn tầm khát vọng: Gần 5.000 vận động viên về đích an toàn
Nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ trên mạng xã hội và bị sốc trước sự nhầm lẫn và cáo buộc bệnh viện thiếu trách nhiệm. "Mọi người hy sinh sức khỏe và chi những khoản tiền khổng lồ để có con, nếu không, họ đã nhận con nuôi", một người dùng viết.
Những khoảnh khắc về bà Nguyễn Thị Mỹ An (45 tuổi, ngụ Đồng Tháp) được con trai là anh Trần Thanh Sơn (26 tuổi, hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM) chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến nhiều người ngưỡng mộ vì tinh thần ham học hỏi của người mẹ nông dân ở miền Tây.Những clip được anh Sơn chia sẻ thường ghi lại khoảnh khắc anh "kiểm tra bài cũ", ôn lại từ vựng tiếng Anh cho mẹ trong lúc mẹ đang làm công việc nội trợ ở nhà. Anh sẽ hỏi mẹ một vật dụng, đồ dùng hay thực phẩm bất kỳ có trong gian bếp bằng tiếng Việt và bà An sẽ đưa ra câu trả lời cho con trai bằng cách dịch chúng sang tiếng Anh.Dù phát âm không quá chuẩn nhưng cách người mẹ cố gắng nhớ lại và trả lời cho con những từ vựng đã học trước đó khiến nhiều người khâm phục. Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng để lại bình luận động viên người mẹ, cũng như bày tỏ sự yêu mến dành cho mẹ con anh Sơn.Người con trai cho biết 4 tháng trước, trong lần anh về thăm nhà, bà Mỹ An ngỏ ý nhờ anh Sơn quay lại những hình ảnh cuộc sống của mình ở vùng quê Lấp Vò và chia sẻ lên mạng xã hội cho bà con xem. Vậy là những khoảnh khắc về bà với cuộc sống thường nhật bình dị bên đồng ruộng, nương rẫy được đăng lên trang cá nhân đều đặn mỗi khi anh Sơn về thăm nhà và được nhiều người yêu thích.Cách đây hơn 1 tháng, anh nảy ra ý tưởng sẽ hướng dẫn tiếng Anh cho mẹ với những từ ngữ thông dụng, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. "Mẹ hay kể ngày nhỏ, mẹ ham học lắm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên việc học của mẹ gãy gánh giữa chừng. Sau này có gia đình, sinh con, mẹ đã hy sinh tuổi thanh xuân để anh em tụi mình thực hiện được ước mơ và rồi mẹ cũng quên mất về ước mơ của mẹ", cậu con trai xúc động.Từ lời kể của mẹ, anh quyết định sẽ hướng dẫn cho mẹ một điều thú vị nào đó mà anh đã được học trong hành trình thực hiện ước mơ của mình và đó là tiếng Anh. Bà Mỹ An cũng rất hào hứng, vui vẻ học tiếng Anh cùng con trai.Mỗi ngày, bà Mỹ An sẽ cùng con học 5 từ vựng tiếng Anh thông dụng như tên các loại thực phẩm, rau củ quả, vật dụng liên quan tới gian bếp để dễ nhớ. Người mẹ tin rằng "tích tiểu thành đại", mỗi ngày học một ít thì sau thời gian dài sẽ tích lũy được nhiều kiến thức.Việc cùng con quay những clip kỷ niệm cũng góp phần giúp gắn kết tình cảm của 2 mẹ con. "Học tiếng Anh thật không dễ nhưng thật vui và thú vị, vui nhất là con trai thường về quê với mình. Có những từ tôi thấy phát âm tiếng Anh khó, nhất là những từ bắt đầu bằng chữ "s" như "spoon" (cái muỗng), "sponge gourd" (trái mướp) nhưng tôi cũng tập làm sao cho phát âm tốt nhất. Tôi cũng vận dụng những từ đã học vào giao tiếp với con để không bị quên", người mẹ hào hứng kể.Với bà An, con trai là người chịu khó, cần cù, biết lắng nghe và suy nghĩ thấu đáo khi làm một việc gì đó. Anh Sơn quan tâm gia đình, hiếu thảo với cha mẹ nên bà vô cùng hạnh phúc và tự hào.Bận rộn với công việc dược sĩ ở Q.Tân Bình (TP.HCM), anh Sơn thường về thăm mẹ 2 - 3 tuần/lần. Làm nông dân, quanh năm bên đồng ruộng, vườn tược để nuôi các con lớn khôn, ăn học thành tài, mẹ trong mắt anh Sơn là người phụ nữ tuyệt vời nhất, là cả cuộc đời của anh.Cậu con trai mong mẹ sẽ sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc và anh vẫn nỗ lực mỗi ngày để có thể báo hiếu cho cha mẹ. Anh vẫn sẽ đều đặn về thăm gia đình và những clip cùng mẹ học tiếng Anh vẫn sẽ còn được chia sẻ nhiều thêm.
Sao nữ của Dĩ Ái Vi Doanh vào 'tứ đại phèn nữ' vì gu thời trang
Với em Hoàng Lê Minh Ngọc ở khóm 1, thị trấn Bến Quan, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị, để có cơ hội trở thành một người lính là cả quá trình không ngừng nỗ lực. Tốt nghiệp THPT, 2 năm liền, Minh Ngọc thi tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện Kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên kết quả chưa như mong đợi. Không nản chí, ngay sau 4 năm hoàn thành xuất sắc việc học tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế thì Minh Ngọc trở về địa phương, tiếp tục tự nguyện viết đơn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Và Ngọc đã được tuyển chọn."Để tham gia vào môi trường quân đội thì cần rất nhiều tiêu chuẩn cao để có thể vào được. Xác định điều đó, em quyết tâm thứ nhất là rèn luyện thể dục thể thao thứ hai nữa nâng cao kiến thức của mình. Khi nhận được lệnh nhập ngũ, em rất mừng và háo hức. Em sẽ phấn đấu, sau 2 năm nhập ngũ sẽ thành 1 chiến sĩ tốt", Minh Ngọc nói.Cùng với Hoàng Lê Minh Ngọc, tại huyện Vĩnh Linh còn có thêm 3 cô gái đã hiện thực hóa mong ước làm người lính trong mùa tuyển quân năm 2025. Đó là các nữ tân binh: Ngô Thị Quỳnh Chi, ở thôn Tân Trại 2, xã Vĩnh Giang; Lê Vân Diễm Quỳnh, ở thôn Liêm Công Đông, xã Hiền Thành và Lê Thị Ánh Minh, ở thôn Liêm Công Tây, xã Hiền Thành. Những cô gái đã góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp, truyền cảm hứng về tuổi trẻ không ngại thử thách, thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự lớn của thanh niên Việt Nam."Còn khoảng 1 tuần lễ nữa thì em sẽ vào môi trường quân đội. Em đã chuẩn bị rất sẵn sàng về tinh thần và em mong muốn mình có thể học tập cống hiến hết mình, thực hiện những nhiệm vụ được giao. Để những năm tháng trong quân ngũ sẽ là thời gian ý nghĩa và đẹp nhất của tuổi thanh xuân", Ngô Thị Quỳnh Chi chia sẻ. Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Quảng Trị sẽ có 1.000 công dân lên đường nhập ngũ. Với tri thức, sức khỏe, lý tưởng và mang theo niềm tự hào, tin tưởng từ gia đình, địa phương, những thanh niên ưu tú sẽ tiếp tục góp sức trẻ, phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng của quê hương trong giai đoạn mới.