Tỉ phú ngân hàng Mỹ: Thế giới đối mặt ‘thời gian nguy hiểm nhất’
* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤUTân binh Trường ĐH Thái Bình Dương là một trong hai đội bóng lần đầu tiên tham gia vòng loại giải bóng đá Thanh niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Là nhân tố mới, Trường ĐH Thái Bình Dương đã có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào giải đấu, trong khi tân binh Trường ĐH Thái Bình Dương hiện là một "ẩn số" đối với các đội bóng tham dự vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên.Các cầu thủ chưa từng đá trên sân 11 và chỉ quen với sân 7, điều này sẽ là trở ngại lớn đối với đội bóng của HLV Nguyễn Xuân Huy (Trường ĐH Thái Bình Dương), người có 10 năm kinh nghiệm dẫn dắt CLB futsal Sanna Khánh Hòa. Những "bài" ban bật, phối hợp nhỏ của Trường ĐH Thái Bình Dương sẽ mang lại cho đối thủ những bất ngờ. Đăc biệt, các cầu thủ tân binh của trường này có tinh thần nhiệt huyết, yêu thể thao, khát khao thể hiện trong trận đầu ra quân, thầy trò HLV Nguyễn Xuân Huy tự tin sẽ gây bất ngờ trước "già gân" Trường CĐ Du lịch Nha Trang.Trường CĐ Du lịch Nha Trang đã có 2 năm kinh nghiệm tham gia giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Quyết tâm không trở thành đội "lót đường", thầy trò HLV Phan Ngọc Hậu của Trường CĐ Du lịch Nha Trang sẽ quyết tâm cao để giành vé vào vòng chung kết trong lần thứ 3 tham gia giải đấu.Với lực lượng nòng cốt là các cầu thủ tham gia giải đấu 2 lần trước, Trường CĐ Du lịch Nha Trang nhất định sẽ gây khó cho đội bóng Trường ĐH Thái Bình Dương. Nhiều cầu thủ năm nay thi đấu lần cuối dưới màu cờ sắc áo của trường nên quyết giành vé vào vòng chung kết. Lối chơi của Trường CĐ Du lịch Nha Trang sẽ mạch lạc hơn khi các cầu thủ đã hiểu nhau, có thể sẽ có những đột biến trong chiến thuật của HLV Phan Ngọc Hậu. Trong trận đầu ra quân tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, 2 đội bóng sẽ nhập cuộc cẩn trọng, một bên là tân binh ẩn số và một bên là "già gân" kinh nghiệm, nhất định sẽ tạo nên một trận đấu hấp dẫn và đầy kịch tính dành cho khán giả tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang chiều nay. Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.Những khoảnh khắc 'Best in Me' tại giải đấu IRONMAN 70.3 đầu tiên của Phú Quốc
Hơn 11 giờ ngày 10.1, Công an Q.12 (TP.HCM) đã giải quyết xong hiện trường vụ tai nạn giữa xe tải và xe đạp xảy ra trên đường Lê Văn Khương (P.Tân Thới Hiệp) khiến 1 cụ ông bị thương nặng, giao thông qua khu vực ùn ứ kéo dài.Theo thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ cùng ngày, xe tải biển số 51D - 087.97 chạy trên đường Lê Văn Khương, hướng từ đường Đặng Thúc Vịnh ra cầu vượt Tân Thới Hiệp.Khi di chuyển đến gần giao lộ Lê Văn Khương - quốc lộ 1 (Q.12) thì tài xế xe tải cho xe rẽ phải vào đường nhánh để ra quốc lộ 1 rồi về hướng cầu vượt An Sương thì xảy ra va chạm với xe đạp của người đàn ông ngoài 70 tuổi (chưa rõ hướng di chuyển).Hậu quả, cụ ông chạy xe đạp bị cuốn vào gầm xe tải, được người dân giải cứu đưa lên vỉa hè, gọi xe cứu thương chở vào bệnh viện.Theo người dân tại hiện trường, cụ ông trên đường đi nhận tiền lương hưu về đến đây thì không may gặp nạn. Vụ tai nạn khiến giao thông qua khu vực ùn ứ kéo dài, di chuyển rất khó khăn.Nhận tin báo, lực lượng chức năng Công an Q.12 đến giải quyết hiện trường. Công an cũng cho trích xuất camera an ninh quanh khu vực để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn xe tải và xe đạp khiến cụ ông bị thương.
Tiềm năng phân khúc căn hộ trong thị trường bất động sản 2024
Thủ tướng Greenland ngày 4.2 cho biết nơi này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 3 tới, khi vùng lãnh thổ này đang nằm trong tầm ngắm của Tổng thống Mỹ Donald Trump.Hòn đảo bán tự trị ở Bắc Cực này hiện là một vùng lãnh thổ thuộc Đan Mạch.Tuy nhiên, vào tháng trước, ông Trump cho hay ông muốn giành quyền kiểm soát Greenland vì nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai thác của nơi này và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực quân sự hoặc kinh tế để đạt được mục tiêu trên.Cùng ngày 4.2, các nhà lập pháp ở Greenland đã có động thái cấm các khoản quyên góp ẩn danh và từ nước ngoài cho các đảng phái chính trị, nhằm ứng phó với lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bỏ phiếu sắp tới.Tuần này, Greenland cũng thắt chặt các quy định về đầu tư bất động sản và bất động sản nước ngoài.Giành độc lập từ Vương quốc Đan Mạch dự kiến sẽ là vấn đề trọng tâm trong cuộc bầu cử được ấn định tổ chức vào ngày 11.3. Cả 5 đảng trong quốc hội đều ủng hộ độc lập, trong khi có quan điểm khác nhau về cách thức và thời điểm có thể đạt được mục tiêu này.Đảng đối lập Naleraq, nắm giữ 5 ghế trong quốc hội gồm 31 ghế, muốn cắt đứt quan hệ với Đan Mạch ngay lập tức.Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy phần lớn người dân Greenland sẽ bỏ phiếu ủng hộ độc lập nếu cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngay.Bà Liv Aurora Jensen, ứng cử viên của đảng cánh tả Inuit Ataqatigiit, cho biết nhiều người dân Greenland đang bức xúc vì Greenland kém phát triển, và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các khoản ngân sách từ Đan Mạch.Và chuyến thăm Greenland gần đây của con trai tổng thống Mỹ là ông Donald Trump Jr. - diễn ra sau khi Tổng thống Trump cam kết rằng Greenland sẽ “được hưởng lợi rất nhiều” nếu trở thành một phần của Mỹ - dường như đã chứng minh một điều.“Về chuyến thăm của ông Donald Trump Jr. gần đây, mọi người thực sự bắt đầu nói về độc lập và chúng ta là ai với tư cách là một dân tộc. Và tôi nghĩ đó là một cú sốc đối với Đan Mạch, bạn biết đấy. Tôi nghĩ chính phủ và người dân Đan Mạch đã thức tỉnh, bởi vì quốc gia lớn nhất, cường quốc lớn nhất thế giới đã đến và nói rằng ‘chúng tôi muốn có Greenland vì quý vị không thể chăm lo cho Greenland, không thể giúp nơi đây phát triển'”, bà Jensen nói.Greenland đã nằm dưới sự kiểm soát của Đan Mạch trong nhiều thế kỷ. Năm 2009, hòn đảo này đã được trao quyền tự chủ lớn hơn, bao gồm quyền tuyên bố độc lập khỏi Đan Mạch thông qua trưng cầu dân ý.Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy 45% người dân vẫn phản đối độc lập nếu nó ảnh hưởng tiêu cực đến mức sống - một dấu hiệu cho thấy con đường rời khỏi Đan Mạch có thể không rõ ràng.Đáp lại sự quan tâm của ông Trump, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã tuyên bố rằng Greenland không phải để bán và tái khẳng định hòn đảo vẫn là một phần của Vương quốc Đan Mạch.
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Chủ tiệm sửa xe phượt 4 nước Đông Nam Á bằng xe máy
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.