Hai ô tô rượt đuổi, chèn đường nhau 'như phim hành động' trên cao tốc
Theo phản ánh của nhiều du khách, khi họ đến quảng trường Lâm Viên để chụp hình, quay phim những cây mai anh đào đang nở rộ thì bị "vướng" 2 chú chó Alaska do các thanh niên đem đến "canh giữ" ở vị trí đẹp nhất. Mỗi lần chụp hình có 2 chú chó Alaska, các thanh niên yêu cầu người dân và du khách trả tiền 20.000/lần chụp.
Mía 'đắng' sau bão lũ
Không chỉ Tùng mà đó là cảnh ngộ chung của nhiều bạn trẻ khác khi thuê những căn phòng trọ giá rẻ chật hẹp, lợp mái tôn và không có máy lạnh. Vì điều kiện không cho phép nên họ buộc phải ở những phòng trọ chật hẹp ấy và bấm bụng ở bươn qua mùa nắng nóng.
Ô tô điện MG từng xuất hiện tại Việt Nam nhận hơn 1.000 đơn hàng ở Indonesia
Trước vòng đấu thứ 13 V-League 2024-2025, CLB Thanh Hóa có 22 điểm, kém đội đầu bảng Nam Định 2 điểm. Nếu đánh bại CLB TP.HCM, thầy trò HLV Popov sẽ đòi lại vị trí số 1 nhưng kịch bản này đã không xảy ra. Trong buổi họp báo sau trận đấu, ông Mai Xuân Hợp, trợ lý HLV trưởng của CLB Thanh Hóa tỏ ra không hài lòng với trọng tài chính Lê Vũ Linh, người đã truất quyền chỉ đạo của HLV Popov và rút thẻ đỏ cho ông Hoàng Thanh Tùng, thành viên ban huấn luyện đội khách. Ông Hợp tỏ ra bức xúc: "Hôm nay, CLB Thanh Hóa khát khao giành 3 điểm tại Thống Nhất. Chúng tôi rất muốn chiến thắng để lấy lại ngôi đầu bảng. Nhưng trọng tài đã xé nát trận đấu, thật đáng buồn. Một số tình tiết trên sân đã rõ rồi, không cần phải nhắc lại nữa. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất trận đấu. Với chúng tôi, chỉ giành được 1 điểm là vấn đề. Bởi CLB Thanh Hóa đang cố gắng từng trận một với mong muốn đạt được điều tốt nhất trong mùa giải này". Cựu tuyển thủ Việt Nam nói thêm: "Việc thiếu vắng HLV Popov ảnh hưởng lớn đến CLB Thanh hóa. Ông ấy là người nhiệt huyết, luôn thúc đẩy, động viên cầu thủ trong từng pha bóng. CLB Thanh Hóa thiệt thòi lớn khi không có sự chỉ đạo của HLV Popov trong hiệp 2". Bên kia chiến tuyến, HLV Phùng Thanh Phương không bất ngờ về việc HLV Popov bị truất quyền chỉ đạo. Thuyền trưởng CLB TP.HCM nói: "Một trận đấu mà trọng tài cần tham khảo VAR nhiều thì ảnh hưởng đến nhịp độ, tinh thần cầu thủ 2 đội. Không chỉ ở trận này, những trận khác đều có VAR và tôi cũng như các đối thủ đều bị ảnh hưởng. Nhưng trong bóng đá, các đội cần phải tuân thủ, thực hiện theo điều lệ. Còn về Popov, đó là cá tính của ông ấy rồi. Đây không phải trận đầu tiên HLV Popov có những phản ứng như vậy". HLV Phùng Thanh Phương cũng tỏ ra vui mừng với 1 điểm có được: "Với chúng tôi, 1 điểm này cũng rất quý giá, đặc biệt là khi đối đầu một đối thủ đang thuộc nhóm dẫn đầu như CLB Thanh Hóa. Chúng tôi đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Các cầu thủ đã thi đấu với một tinh thần tốt. Đây là tiền đề để chúng tôi hướng đến các trận đấu tiếp theo".
* Diễn viên Khôi Trần tuổi 40 đang "sở hữu" những gì?
Làng nhang 100 tuổi ở TP.HCM: Cả 100 người cứ thấp thỏm trước tết
Triển lãm và Lễ hội Quốc tế thú cưng lớn nhất Việt Nam - InterPetFest 2025 cuối tuần qua thu hút hơn 13.000 người tham gia. Trong khuôn khổ lễ hội thú cưng, nhiều phần thi hấp dẫn như chó mèo đẹp hệ phong trào và chuyên nghiệp hội tụ hàng trăm thú cưng tranh tài. Nổi bật, được mong chờ và khiến người tham quan phải trầm trồ là những thí sinh thú cưng ở TP.HCM góp mặt trong phần thi trình diễn thời trang. Bà Nhan Lieu - trưởng BTC lễ hội cho biết: "Những bộ trang phục của chó mèo được chủ nuôi đầu tư, thiết kế rất kỳ công. Tình yêu thương thú cưng của chủ nuôi không chỉ được thể hiện qua việc cho ăn, chăm sóc đơn thuần mà còn qua những bộ trang phục độc đáo".

BenThanh Tourist tung khuyến mại ‘35 tuổi vàng - ngập tràn ưu đãi’
Nhận định bóng đá, Ba Lan vs Anh (1 giờ 45 ngày 9.9): ‘Đại bàng’ khó cản bước ‘Tam sư’
Bất chấp những biến động khó đoán định, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục được duy trì ổn định, tăng trưởng GDP đạt 7,09%, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng tăng 3,69% so với cùng kỳ. Đây là tiền đề tạo đà tăng tốc trong năm 2025, hoàn thành cao nhất các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.Bám sát tiến trình phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, năm vừa qua, bất động sản cũng ghi nhận nhiều chỉ số ấn tượng. Theo báo cáo của Cục thống kê TP.HCM, doanh thu kinh doanh bất động sản năm 2024 ước đạt 282.134 tỉ đồng, tăng 7,9% so với năm 2023.Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công, tương đương tỷ lệ hấp thụ đạt 72%, cho thấy niềm tin của người mua nhà đã quay trở lại tìm kiếm cơ hội an cư, đầu tư.Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2025, thị trường sẽ theo đà để bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới với nhiều động lực, gồm khung pháp lý hoàn thiện, lãi suất duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh.Cụ thể, ngày 1.8.2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của thị trường bất động sản khi luật Đất đai, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản đồng loạt có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý vững chắc, tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy sự phát triển bền vững, minh bạch.Về lãi suất, trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Bước sang tháng 1.2025, lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng khối Big4 và nhóm ngân hàng tư nhân có xu hướng giảm, dao động quanh mức 5,5 - 7,5%, tạo điều kiện để người mua nhà tiếp cận dễ dàng tiếp cận vốn vay.Việc tập trung đẩy mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố thúc đẩy bất động sản tăng trưởng. Giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM ưu tiên triển khai 59 dự án giao thông với tổng ngân sách lên đến 231.000 tỉ đồng. Các tuyến trọng điểm như Metro số 1, sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, Vành đai 3, Vành đai 4… đều đang được xúc tiến hoàn thiện, tăng tính kết nối liên vùng, nâng cao lợi thế của các khu đô thị vệ tinh nhờ khoảng cách di chuyển được rút ngắn đáng kể.Giới chuyên gia dự báo, 2025 sẽ bắt đầu kỷ nguyên mới với nhiều dư địa tăng trưởng. Trong đó, căn hộ chung cư tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu nhờ đáp ứng tốt nhu cầu ở hay đầu tư. Tuy nhiên, việc khan hiếm nguồn cung và lệch pha giữa phân khúc trung cấp - cao cấp, hạng sang… có thể sẽ đẩy biểu giá trung bình căn hộ tăng khoảng 15-20% trong năm 2025.Phân khúc thứ hai được dự báo hút mạnh dòng tiền đầu tư năm 2025 là nhà phố, biệt thự bên trong các đại đô thị đã hình thành, tiện ích - dịch vụ đồng bộ. Đây cũng là năm của các đô thị vệ tinh nhờ lợi thế quỹ đất, giá "mềm" và hạ tầng giao thông liên kết vùng không ngừng hoàn thiện.Đối với đất nền, do quy định cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã từ ngày 1.1.2025, loại hình này bị tác động mạnh nhất cả về nguồn cung lẫn giá bán. Theo đó, những dự án đã tách thửa, pháp lý đảm bảo, hạ tầng hoàn thiện sẽ "dẫn sóng" chu kỳ mới.Có thể nói, sau giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ, thị trường bất động sản đang dần xuất hiện các gam màu sáng. Những doanh nghiệp với uy tín vững vàng, tiềm lực tài chính, chiến lược phát triển bền vững… giữ vị thế quan trọng để dẫn dắt, "cất cánh" cùng vận hội mới.Hơn 32 năm hình thành và phát triển, Nam Long là một trong số những doanh nghiệp ghi dấu ấn mạnh mẽ, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của thị trường. Trên nền tảng bề dày kinh nghiệm, thông hiểu và linh hoạt thích ứng với thị trường, năm 2024, Nam Long "về đích" với nhiều kết quả ấn tượng, doanh số pre-sale dự kiến đạt hơn 5.200 tỉ đồng, đến từ các dự án Akari City giai đoạn 2, Waterpoint, Nam Long II Central Lake, Mizuki Park.Hiện tại, "giỏ hàng" Akari City, Mizuki Park đều đã "sold out". Giai đoạn 2 Nam Long II Central Lake gồm 274 sản phẩm đất nền và nhà phố xây sẵn ra mắt vào giữa tháng 11.2024 ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ 90%. Các sản phẩm dinh thự, biệt thự ven sông, ven kênh thuộc compound The Aqua và Park Village, khu đô thị Waterpoint được "săn đón" nhờ hội tụ đủ các ưu thế về quy hoạch đẳng cấp, tiện ích, dịch vụ và vị trí tiềm năng trong vùng phát triển TP.HCM.Bên cạnh các hoạt động ra mắt, mở bán, năm 2024, Nam Long đã bàn giao đúng cam kết Akari City giai đoạn 2 gồm 1.707 sản phẩm; bám sát tiến độ triển khai các dự án khác như Waterpoint, EHome Southgate giai đoạn 3... Một trong những dự án trọng điểm của Nam Long là Izumi City (Đồng Nai) cũng đang được lấy đà tăng tốc sau động thái Đồng Nai quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP.Biên Hòa, tập trung vào phân khu C4. Song song đó, 3.000 sổ hồng, sổ đỏ cũng đã được trao cho cư dân Akari City, Nam Long II Central Lake và nhiều dự án khác của Nam Long trong năm qua. Từ "bệ phóng" sẵn có cộng hưởng các động lực của thị trường, năm 2025, Nam Long sẽ triển khai đồng loạt các dự án, khu đô thị tích hợp đã sẵn sàng phát triển gồm Mizuki Park 26ha, Waterpoint 355ha, Izumi City 170ha, Nam Long II Central Lake 43,8ha. Ngoài ra, các dự án mới gồm Paragon (Đồng Nai), các sản phẩm đầu tiên tại Hải Phòng cũng có kế hoạch mở bán trong thời gian tới.
Hơn 14.000 ô tô Honda có thể 'chết' máy đột ngột vì lỗi bơm xăng
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, cùng 8 người khác về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Cùng vụ án, 3 người là cựu lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Phước bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Nguyễn Duy Khánh, cựu Phó cục trưởng; Trần Văn Định, cựu Trưởng phòng Thanh tra kiểm tra 3; Phạm Quang Vinh, cựu Phó phòng Nghiệp vụ dự toán pháp chế.Theo cáo trạng, năm 2017, Thủ tướng có Quyết định số 11/2017 khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời, quy định giá mua điện từ các dự án mặt trời nối lưới là 9,35 UScents/kWh, áp dụng đến hết tháng 6.2019. Sau thời gian này, Bộ Công thương sẽ đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời.Giai đoạn 2016 - 2018, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, ngoài 3 dự án điện mặt trời đã có, Thủ tướng phê duyệt bổ sung 5 dự án vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung 24 dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận với tổng công suất khoảng 2.000 MW.Cuối năm 2017, xuất phát từ đề xuất của Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (do ông Nguyễn Tâm Thịnh làm đại diện theo pháp luật), UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận và có văn bản gửi Bộ Công thương đề nghị bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, công suất 50 MW, vào Quy hoạch điện VII.Bộ Công thương sau đó thực hiện một số thủ tục thẩm định, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan. Nhưng tháng 5.2018, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng với nội dung chỉ xem xét bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh các dự án đã hoàn thành thẩm định. Vì thế, Bộ Công thương dừng việc thẩm định, bổ sung quy hoạch đối với các dự án điện mặt trời nói chung, trong đó có nhà máy Trung Nam - Thuận Nam.Cáo trạng cho hay, bị can Phương Hoàng Kim là Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, đã trực tiếp chỉ đạo Phòng Kế hoạch và Quy hoạch thực hiện thủ tục thẩm định và trực tiếp ký các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, đề nghị góp ý về việc bổ sung quy hoạch dự án.Trong khi đó, bị can Hoàng Quốc Vượng là Thứ trưởng Bộ Công thương, đã trực tiếp ký báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình phát triển các dự án điện mặt trời.Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115 về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023. Trong đó có nội dung cho các dự án năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận được hưởng giá bán ưu đãi 9,35 UScents/kWh đến hết năm 2020, thay vì chỉ đến tháng 6.2019 như Quyết định số 11/2017.Tháng 8.2018, Bộ Công thương lập tổ soạn thảo các quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, gồm 26 thành viên, do bị can Phương Hoàng Kim làm tổ trưởng.Tổ soạn thảo đã đưa vào dự thảo nội dung: đối với tỉnh Ninh Thuận, giá bán điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021, với tổng cộng suất không quá 2.000 MW đã được Thủ tướng chấp thuận triển khai là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 UScents/kWh).Tháng 4.2019, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp về việc xây dựng nội dung dự thảo và chỉ đạo thay đổi theo hướng áp dụng quy định trên cho "các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp". Việc này khiến số lượng các đơn vị được bán điện giá cao cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) càng mở rộng thêm.Tháng 11.2019, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 115/2018. Tuy nhiên, bị can Hoàng Quốc Vượng vẫn gửi dự thảo tờ trình kèm theo không đề cập đến giá điện mặt trời, nhưng lại có nội dung: đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng/kWh.Đến tháng 4.2020, Phó thủ tướng ký Quyết định số 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, bao gồm nội dung nói trên. Sau khi quyết định được ban hành, địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tổng cộng 30 dự án được hưởng chính sách giá điện 9,35 UScents/kWh. Trong số này có 2 dự án không đủ điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi theo Nghị quyết số 115 là Solar Farm Nhơn Hải và Trung Nam - Thuận Nam.Hai doanh nghiệp nêu trên được EVN thanh toán tiền mua điện theo giá ưu đãi sai quy định, gây thiệt hại hơn 99 tỉ đồng tại Solar Farm Nhơn Hải và hơn 944 tỉ đồng tại Trung Nam - Thuận Nam. Tổng thiệt hại hơn 1.043 tỉ đồng.Quá trình xảy ra vụ án, ông Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc nhận 1,5 tỉ đồng từ ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Nam Thuận Nam, đến nay bị can đã nộp lại toàn bộ số tiền này.
soi cầu dự đoán xsmb chính xác 100
Phân phối lực phanh điện tử
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư