'Ông lớn' Hàn Quốc đầu tư năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tiết Thượng Nguyên, tiết hoa đăng…) là một trong những lễ hội cổ truyền, có từ lâu đời. Vào ngày này, đồng bào Việt - Hoa, thường đến chùa để cầu cho một năm bình an, phát lộc.Lễ hội Nguyên tiêu tại khu vực Chợ Lớn (Q.5, TP.HCM) năm 2025 có nhiều hoạt động, diễn ra xuyên suốt dịp rằm tháng giêng, tập trung nhiều nhất ở các hội quán của người Hoa.Phần lễ hội được người dân và du khách mong chờ nhất chính là hoạt động diễu hành đường phố. Đoàn diễu hành bắt đầu từ 16 giờ 30 và kéo dài đến 18 giờ 30 cùng với sự tham gia của 1.000 diễn viên quần chúng thuộc các hội quán người Hoa, các đoàn lân - sư - rồng của ba quận: 5, 6 và 11.Lộ trình diễu hành đi các con đường Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi - Trần Xuân Hòa, Trần Hưng Đạo và kết thúc tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.5. Đây là hoạt động thu hút nhiều người dân và du khách đến xem, trải nghiệm mỗi dịp Nguyên tiêu tại TP.HCM hàng năm.Khoảng 15 giờ, dọc hai bên các con đường hàng ngàn người đã có mặt chờ đoàn diễu hành trong tâm trạng háo hức. Khi đoàn diễu hành xuất phát, nhiều người dân tỏ ra vui mừng, cầm điện thoại quay phim. Chị Nguyễn Thị Kim Thanh (ngụ Q.10, TP.HCM) cho biết, đã có mặt ở đường Lương Nhữ Học từ 14 giờ để chờ đợi. Năm nay chị cùng chồng và con cùng đến để xem biểu diễn kết hợp đi chùa vào ngày rằm tháng giêng."Tôi thấy hoạt động này ý nghĩa, mang đậm đà bản sắc văn hóa khu Chợ Lớn này. Hy vọng năm sau tôi cũng sẽ đến đây để xem diễu hành một lần nữa", chị Thanh chia sẻ. Trương Khiết (25 tuổi), một diễn viên có 10 năm tham gia lễ hội này cho biết, đây là mùa lễ hội cô chờ đợi nhất trong năm. "Bởi mỗi năm tôi được hóa trang, biểu diễn một lần duy nhất, sau đó phải chờ đến năm sau. Năm nay tôi lại hóa trang thành Tàu Quốc Cữu, một nhân vật trong Bát Tiên, thần thoại của Trung Quốc", Trương Khiết nói.Khít nói thêm khi diễu hành cô phải phủ trên mình nhiều lớp áo, đi cà kheo trong suốt nhiều giờ. Do đó, trước khi biểu diễn phải tập đi cà kheo rất lâu, kèm trang điểm đến hơn 2 tiếng. Trong khi đó, các đoàn lân – sư - rồng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách. Đại diện đoàn lân - sư rồng Nhơn Nghĩa Đường cho biết, năm nay mang đến lễ hội này cặp rồng kim ngân và cặp lân đỏ - vàng. Mục đích mang nhiều may mắn, phát tài và thịnh vượng cho mọi người trong năm mới. Anh Đào Duy Long, đoàn lân - sư - rồng Long Nhi Đường cho biết năm nay mang đến lễ hội con rồng 7 màu. Với màu hồng chủ đạo từ đầu đến đuôi, các màu sắc khác được trang điểm làm vẩy tô thêm vẻ hiện đại, tươi mới so với các năm trước.Quán ăn 7 ngày 7 món ở TP.HCM: 5 chị em mỗi người 1 tiệm cùng... phong cách
Sáng 29.1 (mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), hai cửa khẩu quốc tế tại Quảng Trị là La Lay (H.Đakrông) và Lao Bảo (H.Hướng Hóa) đã có những chuyến hàng đầu tiên được thông quan.Tại Cửa khẩu quốc tế La Lay, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoàng Dũng Quảng Trị (trụ sở tại P.Đông Lương, TP.Đông Hà) đã đến làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng gỗ các loại. Lô hàng gỗ này có kim ngạch 156.385,7 USD và số thuế thu nộp ngân sách nhà nước trên 300 triệu đồng.Kết quả từ đầu năm đến ngày 28.1 (29 Tết Âm lịch), Chi cục Hải quan Cửa khẩu La Lay đã thực hiện thủ tục hải quan cho 7.130 lượt phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, 19.221 lượt hành khách xuất nhập cảnh, 240 tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu với kim ngạch đạt 17,26 triệu USD, số thu nộp ngân sách nhà nước đạt 34,78 tỉ đồng.Tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo đã làm thủ tục thông quan đầu tiên là mặt hàng đường của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Tuấn DTT có địa chỉ ở khóm Tây Chín (TT.Lao Bảo). Lô hàng này có 240 tấn đường nhập khẩu, thuế thu được hơn 380 triệu đồng.Lãnh đạo Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo cho biết, những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lực lượng hải quan ở cửa khẩu này làm việc bình thường. Các phương tiện và người qua lại đều được giải quyết các thủ tục theo đúng quy định.
Có một nơi, học sinh luôn chờ chương trình Tư vấn mùa thi
Bùi Lan Hương vừa khép lại năm đầy thành công khi có mặt trong đội hình thành đoàn của chương trình thực tế Chị đẹp đạp gió 2024. Nữ ca sĩ 36 tuổi thành công đưa tên tuổi và tài năng nghệ thuật của mình đến gần hơn với khán giả đại chúng sau nhiều năm “dạo chơi” trong một “vùng đất” riêng. Từ một ca sĩ biết đến với âm nhạc ma mị, kén người nghe cùng phong cách quyến rũ, sang trọng, cô khiến công chúng thay đổi góc nhìn mới về mình: một nghệ sĩ đa năng vừa giỏi vocal, sáng tác nhạc, thử sức với vũ đạo cùng những kỹ năng trình diễn đa dạng và thử thách bản thân ở những thể loại âm nhạc không phải sở trường. Bên cạnh đó là hình ảnh một “chị đẹp” gần gũi, chân thành và không kém phần “lầy lội”, hài hước.Năm Ất Tỵ (2025) trở nên đặc biệt với Bùi Lan Hương vì là năm tuổi của cô. Dù được cho là một năm không may mắn với mình, nữ ca sĩ 8X vẫn nhìn nhận mọi thứ tích cực và cho biết bản thân sẽ nỗ lực cho một năm thành công rực rỡ. Dịp năm mới, chủ nhân hit Ngày chưa giông bão đã chia sẻ với Thanh Niên về Tết, có những bật mí thú vị về cuộc sống chung với “nửa kia” của cô - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Đây là hình ảnh về đám mây kỳ lạ chia bầu trời thành 2 phần, có ranh giới rõ ràng vào sáng 25.2 ở khu vực tỉnh Bình Dương, Bình Phước đang được nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ. Góc chụp này là từ tỉnh Bình Dương do bạn đọc Trương Bá Thiện chia sẻ. Bên trong đám mây, xen kẽ mây đen và mây trắng, tạo nên khung cảnh huyền ảo.Ngoài ra, một số người ở TP.Thủ Đức, Củ Chi (TP.HCM) và tỉnh Tây Ninh,... cũng cho biết nhìn thấy đám mây kỳ lạ này trên bầu trời.Đây là góc chụp từ quận 7 (TP.HCM) do bạn đọc Trịnh Cường gửi tới Báo Thanh Niên. Nhiều người nhận xét đây là đám mây lạ, lần đầu tiên được thấy trong đời. Thậm chí, có người còn cho rằng đây là "dị tượng, không phải chuyện đùa". Chuyên gia khí tượng giải thích ra sao về những đám mây kỳ lạ này? Mời quý vị theo dõi giải đáp trong video.
Làm nông thức thời: 'Phục hưng' trồng lúa sinh thái
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.