Giá heo hơi hôm nay 12.4.2024: Giảm nhẹ ở miền Tây
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.Asana yoga với tường - bài tập cho nữ giúp cân bằng cảm xúc và sức khỏe
Ngày 24.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp (Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú với Nguyễn Văn Ly (32 tuổi, ngụ ấp Thạnh An 1, xã Thạnh Trị, H.Tân Hiệp, Kiên Giang) để điều tra về hành vi hành hạ con.Trước đó, người thân của cháu N.T.N (7 tuổi, ngụ cùng địa phương) trình báo Công an xã Thạnh Trị về việc N. thường xuyên bị cha dượng đánh đập, hành hạ. Vụ việc được báo lên Công an H.Tân Hiệp và Đội điều tra tổng hợp thuộc đơn vị khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh.Công an triệu tập Ly đến trụ sở làm việc. Trước những tài liệu, chứng cứ không thể chối cãi, Ly đã thừa nhận hành vi sai phạm.Theo đó, từ tháng 8 - 12.2024, Ly đã 5 lần hành hạ cháu N. gây ra 3 vết thương tích ở vùng trán. Kết quả giám định của cơ quan chuyên môn cho thấy cháu N. bị tổn hại sức khỏe 20%.Được biết, từ năm 2020, chị N.N.Q (30 tuổi) cùng con riêng là cháu N. về sống chung nhà với Ly tại ấp Thạnh An 1. Chị Q. và Ly chung sống như vợ chồng, nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2022, giữa 2 người có thêm 1 con chung. Bản thân Ly không nghề nghiệp ổn định, chủ yếu làm thuê, mỗi khi uống rượu say, thường đánh đập, hành hạ con riêng của vợ. Hiện, Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp tiếp tục điều tra, xử lý hành vi hành hạ con đối với Ly. Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ chị Q. và cháu N. đến nơi ở mới, bảo đảm an toàn cho cháu N.
Tên gọi Hòn ngọc Viễn Đông và Sài Gòn hoa lệ có từ đâu?
Cổ phần cấp nước Bến Thành thông báo thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì đường ống cấp nước tại vị trí đường Ngô Thời Nhiệm (lề số lẻ, từ số 32 đường Ngô Thừa Nhiệm đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa), cúp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1. Khu vực bị cúp nước thuộc P.Võ Thị Sáu, Q.3.Tương tự, thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì mạng lưới cấp nước tại vị trí trước nhà số 125B, đường Cách Mạng Tháng Tám, cúp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1. Khu vực cúp nước thuộc P.5, Q.3.Công ty cổ phần cấp nước Bến Thành thông báo thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì mạng lưới cấp nước trước nhà số 130 đường Trần Quang Khải nên cúp nước tại khu vực P.Tân Định, Q.1. Thời gian gián đoạn cung cấp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1.Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thông báo thực hiện việc đấu nối hòa mạng tuyến ống D500 lắp đặt mới thuộc công trình cải tạo tuyến ống D500 hiện hữu dường Ba Tháng Hai (Lý Thái Tổ - Lý Thường Kiệt) cúp nước tại khu vực các P.6, 8, 14, Q.10.Tại P.6, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 6.1 đến 5 giờ ngày 7.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Nguyễn Chí Thanh, Đào Duy Từ, Tân Phước thuộc lề số lẻ (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Kim) và hẻm liên quan; đường Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Lâm) và hẻm liên quan; đường Ngô Quyền (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Kim (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Tân Phước) và hẻm liên quan; đường Hưng Long (suốt tuyến) và hẻm liên quan.Tại P.8, thời gian cúp nước trong các ngày 4, 5, 6; từ 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: đường Vĩnh Viễn, Nhật Tảo, Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Ngô Quyền) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ Ba Tháng Hai đến Vĩnh Viễn); đường Nguyễn Tiểu La, Ngô Quyền (đoạn từ Vĩnh Viễn đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; hẻm 435, 479, 517, 523, 529, 533, 541 đường Nguyễn Tri Phương.Tại P.14, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 6.1 đến 5 giờ, ngày 7.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Ba Tháng Hai lề chẵn (đoạn từ Thành Thái đến hẻm 606) và hẻm liên quan; đường Thành Thái (từ Ba Tháng Hai đến hẻm 51 Thành Thái) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Ngọc Lộc (suốt tuyến) và hẻm liên quan; chung cư Rivera Park Sài Gòn. Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo thực hiện hỗ trợ đóng nước phục vụ thi công công trình phát triển mạng lưới cấp nước đường Hoàng Hoa Thám (từ đường Cộng Hòa đến cổng doanh trại quân đội, giáp sân bay) sẽ cúp nước tại một số khu vực thuộc P.13, Q.Tân Bình.Thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Cộng Hòa (số chẵn, từ số 18E đến đường C12) và các hẻm nhánh; đường Hoàng Hoa Thám (từ Cộng Hòa đến cổng quân đội) và các hẻm nhánh; các đường Mai Lão Bạng, Thân Nhân Trung, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Hiến Lê, Cù Chính Lan, Văn Chung, Trần Văn Danh, Trần Văn Dư, Nguyễn Quang Bích, đường C1, C2, C3, C12, B3, Ngô Bệ, Lê Văn Huân, Nhất Chi Mai, Nguyễn Đức Thuận, Lê Tấn Quốc, Phan Văn Sửu và các hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Gia Định thông báo thực hiện khảo sát và sửa chữa khắc phục sự cố xì bể tuyến ống cấp nước, xảy ra nước yếu ở một số khu vực trên địa bàn 3 quận: Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Thời gian cúp nước, nước yếu từ 21 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ ngày 5.1.Khu vực nước yếu gồm P.1, Q.Gò Vấp; các phường: 5, 7, 11, 12, 13, 14, 26, 27, 28, Q.Bình Thạnh; các phường: 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17, Q.Phú Nhuận.
Theo bác sĩ Duy, nếu sử dụng sản phẩm hàu để chế biến, cần có sự thận trọng trong lựa chọn hàu còn tươi, sống và ở vùng biển sạch...
Ban nhạc Ngọt hủy show, ban tổ chức lao đao
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.