$773
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sẽ gầy. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sẽ gầy.Ngày 20.2, tin từ Trung tâm y tế TP.Phú Quốc cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi, do Trạm y tế xã Cửa Dương chuyển đến.Khoảng 8 giờ cùng ngày, trong lúc đi đổ rác trên tuyến đường Dương Đông - Bãi Thơm, một người dân ở xã Cửa Dương phát hiện trong thùng xốp đặt bên cạnh thùng rác có một bé sơ sinh. Bé không mặc quần áo, bên cạnh cũng không có vật dụng kèm theo. Ngay sau khi phát hiện, người này liền gọi cho UBND xã Cửa Dương để trình báo. Cán bộ xã và cán bộ trạm y tế xã nhanh chóng đến nơi và đưa bé đến Trung tâm y tế TP.Phú Quốc chăm sóc.Bác sĩ Trần Thị Hòa, Trưởng khoa Sản, Trung tâm y tế TP.Phú Quốc cho biết, khi tiếp nhận, bé đang trong tình trạng khá yếu do đói. Các bác sĩ đã cho bú sữa, đồng thời vệ sinh và quấn khăn giữ ẩm cho bé. Đây là bé trai, cân nặng 2,6 kg, bé được khoảng 5 ngày tuổi.Trưa cùng ngày, Phòng LĐ-TB-XH TP.Phú Quốc cử đoàn cán bộ đến thăm hỏi và nắm tình hình về bé trai bị bỏ rơi.Một lãnh đạo Phòng LĐ-TB-XH TP.Phú Quốc cho biết, trước mắt sẽ làm thủ tục cho bé được chăm sóc tại Trung tâm y tế. Theo quy định, UBND xã Cửa Dương sẽ ban hành thông báo tìm thân nhân của cháu bé bị bỏ rơi. Sau thời hạn 14 ngày, kể từ ngày ra thông báo, nếu không ai đến nhận thì UBND xã Cửa Dương tiếp tục ban hành thông báo về việc xin nhận con nuôi. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sẽ gầy. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sẽ gầy.Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn. ️
Nam bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.️
Ngày 31.12, Chi cục Thủy lợi Bình Định (thuộc Sở NN-PTNT) cho biết, đợt mưa lớn từ ngày 27 - 29.12 khiến 4.549 ha lúa và rau màu của nông dân trong tỉnh bị ngập, hư hỏng và nhiều diện tích đất không thể sản xuất, gieo trồng.Trong đó, H.Tuy Phước là nơi có diện tích lúa mới xuống giống bị ngập nhiều nhất tỉnh Bình Định. Ông Phạm Quang Ân, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tuy Phước, cho biết đợt mưa từ ngày 10 - 16.12 có 2.300 ha lúa bị ngập phải gieo sạ lại lần 2; đợt mưa từ ngày 22.12 đến nay tiếp tục có thêm 1.010 ha lúa vừa xuống giống tiếp tục bị ngập. Diện tích lúa bị ngập tập trung chủ yếu ở các xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Hiệp và TT.Tuy Phước, gây thiệt hại lớn cho nhiều gia đình nông dân.Không chỉ thiệt hại về cây lúa, mưa kéo dài cũng gây cũng ảnh hưởng đến diện tích sản xuất rau màu, hoa tết của nông dân.Theo ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hiệp (H.Tuy Phước), thường thì đầu tháng 12 hằng năm, nông dân xuống giống trồng khổ qua, dưa leo, hoa màu… để bán tết. Tuy nhiên, năm nay mưa lớn kéo dài nên đất trũng ướt, không thể gieo trồng trên diện tích 13,5 ha nên nhiều gia đình không có rau, nông sản… bán trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.Nhiều gia đình nông dân các huyện Tây Sơn, Phù Mỹ, TX.An Nhơn… ở tỉnh Bình Định cũng lo ngại mưa lạnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc trồng hoa và các loại rau, nông sản để bán trong dịp tết năm nay.Hiện Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đã yêu cầu các địa phương trong tỉnh tổng hợp tình hình thiệt hại, từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho nông dân khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai. ️