Cần bao nhiêu tiền để đủ sống ở nơi có mức giá đắt đỏ như TP.HCM?
Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội.Sạt lở bờ biển nghiêm trọng ở Quảng Nam
30.7.1987
Nước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?
Ngày cưới là sự kiện trọng đại nên nhiều cặp đôi muốn trở thành ngày có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Những đám cưới độc lạ không chỉ thể hiện phong cách của cô dâu, chú rể mà còn mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả khách mời.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hàng xóm, khách mời đến chung vui với cô dâu, chú rể và chụp hình kỷ niệm với cặp đôi tại cổng cưới làm bằng trái cây, rau củ. Ai nấy đều cho rằng, cổng cưới vừa độc lạ vừa không lãng phí vì mọi người có thể sử dụng được sau bữa tiệc.Nhân vật chính trong đám cưới đặc biệt trên là chú rể Hoàng Minh Hóa và cô dâu Võ Nguyễn Hồng Nga (cùng 29 tuổi). Đám cưới được tổ chức tại nhà trai ở H.Phù Cát, Bình Định ngày 20.11.Anh Hóa cho biết: "Lúc đầu tôi nghĩ làm cổng cưới bằng hoa hình rồng phượng nhưng sau nghĩ lại sau đám cưới sẽ phải gỡ bỏ, rất lãng phí. Vì vậy, tôi chuyển sang trang trí bằng rau củ, chắc chắn sẽ rẻ hơn hoa tươi vào dịp này. Hơn nữa, sau bữa tiệc khách mời có thể mang rau củ về nhà xào nấu, xem như lộc trong đám cưới". Nhà chú rể Lê Xuân Tùng và cô dâu Nguyễn Thị Thu Uyên, cùng ở xã Liên Sơn, H.Tân Yên, Bắc Giang chỉ cách nhau 200 m nên đã dùng xe rùa chở tráp trong lễ hỏi. Xuân Tùng cho biết, ý tưởng dùng xe rùa làm phương tiện chở tráp sang nhà gái hỏi cưới là của bà ngoại anh. Quãng đường 200 m không phải quá xa nhưng dàn bê tráp đi bộ sẽ rất mỏi nên bà nghĩ ra cách đó. Các thành viên trong gia đình chú rể đều đồng tình thực hiện để đám cưới có thêm kỷ niệm đặc biệt."Nhà tôi quen với một đơn vị chuyên lắp ráp xe rùa nên hôm đó đã đến mượn 7 chiếc về chở 7 tráp sính lễ. Vì họ đã sơn sẵn màu đỏ rất đẹp nên tôi không cần phải trang trí thêm nhiều. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hôm đám hỏi nhà gái, cô dâu và quan khách đều bất ngờ, cho rằng ý tưởng vừa độc đáo, vừa thiết thực", chú rể chia sẻ.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về đám cưới "có một không hai" khi có tới 3 cô dâu là 3 chị em ruột. Trên sân khấu, 3 cặp đôi cùng cắt bánh, cùng uống rượu giao bôi, cùng chụp chung những bức hình kỷ niệm… khiến ngày vui càng trở nên ý nghĩa.Những nhân vật chính trong câu chuyện trên là các cặp đôi: Kiều Nhi (chị cả, 28 tuổi) và chú rể Quốc Hiếu (29 tuổi); chị hai Tuyết Nhi (26 tuổi) và chú rể Gia Thịnh (27 tuổi); cô em út Hoàng Duyên (24 tuổi) và chú rể Anh Quốc (29 tuổi). Gia đình nhà gái ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới chú rể tự tay thực hiện "nghi thức" nhúng lẩu thịt bò cho vợ ăn trước sự háo hức, bất ngờ của khách mời tham dự. Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng điều này hợp lý vì cô dâu, chú rể trong đám cưới phải lo nhiều việc nên dễ đói bụng, việc nhúng lẩu thịt bò vừa thiết thực, vừa dễ thương.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là chú rể Nguyễn Duy Tùng (30 tuổi) và cô dâu Trần Thị Hoa (26 tuổi), ở H.Mê Linh, Hà Nội.Anh Tùng cho biết, "nghi thức" đặc biệt này gắn liền với kỷ niệm anh và vợ quen nhau. Hơn nữa, hiện đang kinh doanh các nhà hàng lẩu nên cũng muốn giới thiệu về nghề của mình đến với khách mời có mặt tại đám cưới.Vào ngày trọng đại của cô em gái ruột, anh Nguyễn Trường Lý (36 tuổi), quê ở Bình Phước đã lên ý tưởng trang trí một bối cảnh cưới đậm nét vùng quê Nam bộ. Hình ảnh rặng tre, những chiếc lu đựng nước, bồ đựng lúa, xe đạp cũ, bông thiên điểu… xuất hiện trong đám cưới, tạo nên một bối cảnh vô cùng gần gũi, mộc mạc."Đầu tiên, để có một chiếc cổng cưới đẹp, tôi đã tự tay trồng, chăm sóc để làm sao cho lá chuối thật tươi tốt và canh cho cây ra hoa, kết trái đúng thời điểm em gái lấy chồng. Các loại hoa được trang trí trong đám cưới cũng một tay tôi trồng", anh Lý cho biết.Đa số những vật dụng để trang trí đều là cây nhà lá vườn, được anh Lý trồng và sưu tầm từ trước. Một vài món như vỉ phơi bánh tráng, giỏ đệm… thì được anh đặt mua.Dân mạng chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới... lạ khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà cô dâu để hỏi cưới và để lại những bình luận thú vị và thắc mắc ý nghĩa đằng sau những tráp hỏi cưới độc lạ này.Chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, sính lễ của gia đình mang sang nhà gái vẫn đầy đủ theo truyền thống gồm trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm… Tráp trà sữa anh mang đến chỉ là tráp phụ, mọi người có thể nghĩ đơn giản đó là một loại trà hay đồ uống khác."Nhiều người thắc mắc tới lễ gia tiên trong ngày cưới nhưng chỗ mình bàn thờ nhỏ, người lớn thường xếp một ít trầu cau, bánh trái… Cả hai họ đều rất vui vẻ, phấn khích vì ý tưởng khá lạ của hai vợ chồng", anh An cho hay.
Quỹ học bổng "Cho em đến trường" do Ajinomoto Việt Nam sáng lập từ năm 2004 với mục đích chia sẻ những khó khăn và động viên tinh thần thế hệ tương lai trên con đường tìm kiếm tri thức. Từ năm 2014, chương trình có sự chung tay của 2 doanh nghiệp Nhật Bản khác tại Đồng Nai là Công ty Kureha Việt Nam và Nippon Sanso Việt.Sau 21 năm tổ chức, quỹ học bổng đã trở thành hoạt động thường niên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tính đến 2025 đã trao tặng hơn 6.600 suất học bổng đến tay các em học sinh với tổng giá trị hơn 6,5 tỉ đồng. Tại Lễ trao học bổng ngày 22.2.2025 vừa qua Công ty Ajinomoto Việt Nam trao tặng 200 suất học bổng trị giá 270 triệu đồng cùng cặp sách cho các em. Công ty cổ phần Nippon Sanso Việt Nam và Công ty TNHH Kureha Việt Nam dành tặng 200 suất học bổng, tương ứng số tiền 270 triệu đồng.Tham dự tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Hoàng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu: "Thay mặt UBND tỉnh xin hoan nghênh, ghi nhận và cám ơn sự đóng góp của các doanh nghiệp để hình thành nên Quỹ học bổng "Cho em đến trường". Quỹ học bổng đã giúp cho hàng ngàn học sinh của Đồng Nai giảm bớt khó khăn trên con đường học tập, góp phần an sinh xã hội. Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ, nhân rộng quỹ học bổng, giúp được thêm nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn nữa".Trả lời phỏng vấn tại buổi Lễ trao học bổng, ông Tsutomu Nara - Tổng giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết: "Tỉnh Đồng Nai là nơi Ajinomoto Việt Nam đã đặt những "viên gạch" đầu tiên trong hành trình phát triển kinh doanh, đóng góp vào sức khỏe, hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam suốt 34 năm qua. Vì vậy, chúng tôi đã triển khai nhiều sáng kiến nhằm đóng góp cho cộng đồng địa phương thông qua hoạt động của mình. Giá trị cốt lõi này luôn được giữ vững trong suốt quá trình phát triển của chúng tôi tại Việt Nam.Trong lĩnh vực giáo dục, chúng tôi đã tổ chức chương trình học bổng "Cho em đến trường" hàng năm. Trong suốt hai thập kỷ qua, chương trình hỗ trợ hơn 6.600 học sinh hiếu học, khó khăn tại tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, Ajinomoto Việt Nam còn khởi xướng Dự án "Bữa ăn học đường" từ năm 2012 nhằm cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho học sinh, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế. Hiện tại, học sinh tại hơn 4.300 trường tiểu học bán trú trên toàn quốc đang được hưởng lợi ích từ dự án này, được cung cấp những thực đơn cân bằng dinh dưỡng và giáo dục về dinh dưỡng thực phẩm. Kể từ năm 2023, chúng tôi đã mở rộng sang giai đoạn 2 của Dự án "Bữa ăn học đường" đối với các trường tiểu học bán trú cung cấp bữa trưa cho học sinh thông qua các đơn vị cung cấp suất ăn, cũng như các trường bán trú mới, góp phần cải thiện dinh dưỡng của thế hệ tương lai của Việt Nam".Những suất học bổng không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là nguồn động viên to lớn cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước trên con đường đến với tri thức. Đồng thời, chương trình còn thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội của Ajinomoto Việt Nam và các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương trong việc chung tay đóng góp vào sự nghiệp trồng người của tỉnh nhà, ươm mầm những tài năng tương lai cho đất nước.Em Lê Phan Hoài Hương (Học sinh Trường THPT Bình Sơn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai) chia sẻ khi được nhận học bổng: "Ba em mất khi em lớp 1, mẹ em mất khi em lớp 3, ngoại chăm em với chị em từ đó đến giờ. Đây là lần đầu tiên em nhận học bổng này và em cảm thấy rất cảm kích chương trình này. Vì nhờ chương trình em có thể được tiếp tục đến trường trong thời gian tới và cũng tiếp thêm động lực cho em cố gắng sau này".Bên cạnh Quỹ học bổng "Cho em đến trường" Ajinomoto Việt Nam còn triển khai nhiều sáng kiến có giá trị như Dự án Bữa ăn học đường, Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em, các sáng kiến đóng góp cho môi trường và nông nghiệp như giảm phát thải khí nhà kính, giảm rác thải nhựa, Dự án Khoai mì bền vững,... nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc cho người dân cùng xã hội Việt Nam.
Đón xuân trên những hạm tàu của Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân
Theo Cục Chăn nuôi, tình hình chăn nuôi hiện nay nhìn chung phát triển tốt, do dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát. Trong tháng 3, phát sinh 38 ổ dịch tả châu Phi tại 31 huyện của 20 tỉnh, thành phố; số heo mắc bệnh là 816 con, số heo chết, tiêu hủy 771 con. Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 138 ổ dịch tại 30 tỉnh, thành phố; số heo mắc bệnh 4.149 con, số heo chết và tiêu hủy 4.486 con. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch đang có chiều hướng gia tăng 60,46% nhưng số heo mắc bệnh giảm 25,21% và số heo chết, tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 21,49%. Hiện nay, cả nước có 41 ổ dịch tả châu Phi tại 19 tỉnh chưa qua 21 ngày.