Mẹo cập nhật toàn bộ ứng dụng trên máy tính Windows bằng CMD
Một nghiên cứu khác của Viện Khoa học y tế Ấn Độ và Đại học Barkatullah (Ấn Độ) thực hiện năm 2015 bao gồm 88 người vô sinh cũng cho thấy nam giới nhóm máu O có tỷ lệ vô sinh cao hơn, theo Pubmed.Vụ tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn: Phát hiện thêm 1 thi thể
Thiết bị có kích thước tương đương viên thuốc con nhộng, trọng lượng chỉ 2 g, được đưa vào tim qua ống thông từ tĩnh mạch đùi để điều trị rối loạn nhịp tim chậm. Đây cũng là lần đầu tiên kỹ thuật tiên tiến này được thực hiện tại Bệnh viện Gia An 115.Qua khai thác bệnh sử, ông N.V.T (86 tuổi, ngụ huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) mắc nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, trào ngược dạ dày thực quản và gout. Thỉnh thoảng, ông cảm thấy mệt, xuất hiện cơn đau ngực và từng có nhiều lần ngất không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, ông không mấy để tâm, cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của tuổi già. Giữa tháng 2.2025, do mệt mỏi, ăn kém và đau ngực nhiều hơn, ông mới đến khám tại một bệnh viện địa phương và phát hiện bị rối loạn nhịp tim chậm. Để thăm khám và điều trị chuyên sâu với chuyên gia tim mạch, người thân đã đưa ông đến khám tại Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM).Sau khi thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán ông N.V.T bị nhịp xoang chậm - một dạng rối loạn nhịp tim chậm làm tăng nguy cơ suy tim, ngừng tim đột ngột và hình thành cục máu đông khiến người bệnh có thể đột quỵ, đột tử bất cứ lúc nào.Sau khi đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh, chuyên gia tim mạch bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Duy Trang - Phó giám đốc khối Nội kiêm Trưởng khoa Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp Bệnh viện Gia An 115, đã tiến hành đặt máy tạo nhịp tim không dây siêu nhỏ qua ống thông (TPS) cho bệnh nhân. Thiết bị được đưa trực tiếp vào buồng thất phải của người bệnh bằng ống thông từ tĩnh mạch đùi, không cần tới dây dẫn. Ca can thiệp chỉ kéo dài 30 phút, giúp nhịp tim người bệnh duy trì ổn định ngay sau can thiệp. Chỉ một ngày sau can thiệp, người bệnh đã có thể đi lại nhẹ nhàng. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị nội khoa các bệnh lý nền và đã được xuất viện trong tình trạng ổn định.Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Duy Trang, hiện nay có 3 loại máy tạo nhịp tim: Máy tạo nhịp một buồng tim, hai buồng tim và máy tạo nhịp không dây. Trong đó, máy tạo nhịp không dây là công nghệ tiên tiến nhất. Với thiết kế nhỏ gọn (0,8 cc), trọng lượng chỉ 2 g, thiết bị này nhẹ hơn 93% so với máy tạo nhịp tim thông thường (28 g).Không giống như máy tạo nhịp tim truyền thống, thiết bị không cần dây điện cực hay bộ phận đặt dưới da, nhờ đó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng túi máy, tụ máu hay gãy dây điện cực - những biến chứng thường gặp khi người bệnh sử dụng máy tạo nhịp có dây. Thiết bị sử dụng 4 móc nitinol tự bung để gắn vào mô tim, giúp cố định chắc chắn, tín hiệu điện tim duy trì ổn định với tuổi thọ máy lên đến 12 năm. Thiết bị cũng có khả năng tự điều chỉnh nhịp tim theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, giúp người bệnh duy trì thể trạng tốt hơn. Bác sĩ Dương Duy Trang cho biết, có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim chậm, như: Quá trình lão hóa, mắc bệnh lý về tim như bệnh mạch vành, viêm cơ tim, suy tuyến giáp, suy nút xoang… Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tim, cao huyết áp cũng có thể gây nên tình trạng nhịp tim chậm. Rối loạn nhịp tim chậm khi ở mức độ nhẹ thường ít có triệu chứng, do đó người bệnh rất khó phát hiện. Việc tầm soát sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tầm soát bệnh lý tim mạch vì thế có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng làm tăng nguy cơ biến chứng suy tim, đột quỵ, đột tử...
Tuyển chọn ứng viên ngành điều dưỡng sang Đức làm việc theo tiêu chuẩn nào?
Nước mắt không cướp đi sự nam tính của một người đàn ông. Trong thực tế, họ tinh chỉnh nam tính của mình. Từ sự đau lòng, anh ta học được sức mạnh khẳng định lành mạnh của mình.
Theo Android Authority, hàng triệu người dùng YouTube trên toàn cầu đang gặp phải tình trạng chất lượng video giảm sút nghiêm trọng, ngay cả khi kết nối internet của họ hoàn toàn ổn định. Tình trạng này đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng mạng, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội như Reddit.Nhiều người dùng phản ánh rằng video trên YouTube thường xuyên phát ở độ phân giải thấp (144p hoặc 360p) một cách mặc định, bất kể họ đang dùng tốc độ internet nào. Khi họ cố gắng chuyển sang độ phân giải khác (1080p hoặc cao hơn), video lại gặp phải tình trạng xoay vòng 'buffering' liên tục, gây khó chịu và gián đoạn trải nghiệm xem.Tình trạng này không chỉ xảy ra trên một nền tảng cụ thể. Người dùng iOS, máy tính để bàn và TV thông minh đều báo cáo gặp vấn đề tương tự. Tuy nhiên, ứng dụng YouTube trên điện thoại và máy tính bảng Android dường như vẫn hoạt động ổn định.Trước sự bức xúc của người dùng, YouTube đã thừa nhận vấn đề và cho biết đang tích cực tìm kiếm giải pháp. Nền tảng này đã cập nhật trang hỗ trợ, thông báo rằng họ nhận thức được tình trạng chất lượng video thấp và đang nỗ lực khắc phục.Trong thời gian chờ đợi bản sửa lỗi từ YouTube, người dùng nên thường xuyên kiểm tra trang hỗ trợ của YouTube để cập nhật thông tin mới nhất. Nhiều người dùng mong muốn YouTube sẽ sớm khắc phục sự cố này và mang lại trải nghiệm xem video mượt mà cho họ.
TP.HCM: Tiêu thụ điện đã có ngày vượt mức kỷ lục của năm 2023
Khoảng 14 giờ chiều một ngày cuối năm 2024, gần 20 học viên có mặt tại Hội người mù TP.HCM (Q.1) để tham gia buổi học cuối cùng của năm. Ngoài cửa, nhiều học viên lần từng bước vào hội trường. Bên trong, không khí trò chuyện sôi động vì mọi người thăm hỏi nhau sau một tuần không gặp.Giờ học đến, các học viên đứng cách nhau gần một mét, bắt đầu bài tập khởi động. Tiếng nhạc vang lên cùng với khẩu lệnh của huấn luyện viên Tú để đếm nhịp, điều hướng, chỉ dẫn cho mọi người mà không cần trực tiếp biểu diễn.Dù chỉ mới đến đây lần thứ hai, anh Nguyễn Tấn Tài (47 tuổi) rất dạn dĩ. Anh không ngại nhún nhảy trong động tác vươn vai khởi động, nôn nao chờ đợi bài học chính thức hôm nay. "Tôi là ca sĩ tự do nên cũng muốn học hỏi thêm nhiều bộ môn nghệ thuật. Đến đây mình được phiêu cùng âm nhạc, không còn cảm thấy trống trải nữa, có thời gian giải trí, tập thể dục và kết nối giao lưu với nhiều người", anh nói.Bồi hồi nhớ lại buổi đầu, anh Tài cho biết bản thân vẫn chưa hình dung được bước đi nên phải tự động viên mình cố gắng liên tục. Anh cẩn thận lắng nghe hướng dẫn của thầy, cảm nhận từng chút chuyển động cơ thể của bản thân. Đối với những động tác phức tạp hơn, huấn luyện viên Tú sẽ để học viên chạm trực tiếp vào người. Các học viên vây quanh anh, chạm vào vai, vào hông, vào chân rồi tập theo hướng dẫn. Từ những khẩu lệnh đơn giản nhất như tiến, lùi, qua trái, qua phải, sau thời gian dài luyện tập, nhiều người trong lớp đã có thể nhớ động tác, thể hiện trôi chảy khi phối hợp với bạn nhảy mà không còn bị trật nhịp, té ngã, giẫm chân nhau như ngày đầu. Đây là lớp học khiêu vũ dành cho người mù đầu tiên và duy nhất ở miền Nam, diễn ra vào lúc 14 giờ chiều thứ sáu hằng tuần. Ấp ủ dự định này từ 4 năm trước, huấn luyện viên Tú cho biết rất hạnh phúc khi đã có thể phối hợp với Hội Người mù TP.HCM thực hiện nguyện vọng vào cuối năm 2023.Anh Tú tự thiết kế giáo án riêng, dạy đủ 10 điệu dancesport từ phong cách La tinh đến tiêu chuẩn. "Tiến độ học chậm mà chắc. Tôi mất 2-3 tháng mới soạn xong một bài nhưng học viên khiếm thị cần nhiều thời gian hơn như vậy để làm quen. Mình cố gắng một, họ nỗ lực mười. Do đó, học viên chỉ cần nhảy được một bước là tôi đã rất hạnh phúc", anh chia sẻ. Anh Nguyễn Đức Dũng (45 tuổi) là học viên gắn bó từ những ngày đầu. Hiện tại anh làm nhân viên massage, đời sống còn nhiều bấp bênh nên niềm vui rất lớn đến từ việc tham gia lớp học. "Tôi xin nghỉ làm mỗi chiều thứ sáu để nhờ bạn chở lên đây. Ở TP.HCM ít những hoạt động giải trí cho người mù lắm, giờ có lớp miễn phí như vậy nên tôi biết ơn vô cùng. Thầy chỉ rất tận tình, cặn kẽ. Từ ngày học khiêu vũ tôi thấy mình cũng dẻo dai hơn, có cơ hội rèn luyện sức khỏe, xả stress sau khoảng thời gian mưu sinh bộn bề", anh Dũng tâm sự. Không những vậy, huấn luyện viên Tú còn tổ chức các cuộc thi nội bộ hay hỗ trợ dự thi toàn quốc để khuyến khích tinh thần học viên. Anh Dũng rất vui vi đạt giải ba trong một sự kiện ở lớp. Anh bày tỏ hy vọng lớp sẽ còn duy trì để bản thân được theo học. Chia sẻ với PV Thanh Niên, anh Tú mong muốn ngày càng có thêm nhiều người biết đến lớp học. "Hội trường vẫn còn rộng lắm. Nếu khiếm thị khiến họ bị giới hạn, thì giờ đây mỗi bước nhảy sẽ là một hành trình để họ vượt qua chính mình", anh khẳng định.