Kiên Giang: Tạm dừng học tập nhóm nữ sinh lớp 8 đánh bạn và quay clip
Cụ thể, ngày 11.12.2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường khu vực Nam Bộ đã chính thức cấp mã số EU (TS 1265) và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho Nhà máy Chế biến Thực phẩm Cholimex Food Bến Lức sau khi tổ chức đánh giá vào ngày 5.12.2024.Nhà máy có quy mô gần 4ha, công suất 10.000 tấn/năm, được khởi công vào cuối năm 2022 với tổng vốn đầu tư là 850 tỉ đồng. Tháng 7.2024, nhà máy tiếp tục khởi công giai đoạn 2 gồm mở rộng khu vực sản xuất, kho lưu trữ và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.Khi đi vào hoạt động nhà máy đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng về an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế như: ISO 9001:2015; ISO 22000: 2018; Tiêu chuẩn toàn cầu của Hiệp hội bán lẻ Anh cho ngành thực phẩm (BRC); đạt điều kiện xuất khẩu vào liên minh Châu Âu với EU code (TS 1265) cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn HALAL cho thị trường Hồi giáo; KOSHER cho thị trường Do thái giáo. Ngoài ra, nhà máy cũng đảm bảo các yêu cầu về sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường.Theo lãnh đạo Cholimex Food, việc đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy Cholimex Food Bến Lức được xem là một bước phát triển mới nhằm gia tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời góp phần đưa sản phẩm Cholimex Food càng ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng trên khắp thế giới.Công ty CP Thực phẩm Cholimex (Cholimex Food) ghi dấu ấn trên thị trường là một trong những nhà sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm Việt Nam trong ngành Xốt - gia vị - nước chấm và thực phẩm đông lạnh.Trải qua hơn 4 thập kỷ phát triển với sứ mệnh "Mang gia vị cuộc sống đến mỗi bữa ăn ngon" và "nêm" yêu thương cho từng món ăn bằng chất lượng, tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, Cholimex Food đã ngày càng khẳng định uy tín trong ngành thực phẩm trong và ngoài nước với bộ sản phẩm đa dạng từ tương ớt, tương cà, tương đen, dầu hào, nước chấm: Nước mắm Cholimex 30, 35, 40 độ đạm, Nước tương Hương Việt Thanh vị, Hảo vị, nước tương đậu nành lên men tự nhiên… đến các sản phẩm xốt ướp tiện lợi: Xốt ướp thịt nướng, Xốt ướp xá xíu, Xốt bò kho, Xốt bún bò, Xốt tiêu đen, xốt ướp thịt kiểu Hàn Quốc, Xốt gà chiên nước mắm, xốt Sườn xào chua ngọt, Lẩu thái, Xốt lẩu chua hải sản, Xốt lẩu nấm, Xốt lẩu kim chi… và thực phẩm đông lạnh: Chả giò, há cảo, hoành thánh, bánh bao, bánh xếp kiểu Nhật. Các sản phẩm đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia và quốc tế.Hiện tại, ngoài thị trường trong nước, các sản phẩm của Cholimex Food đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới và vào được các chuỗi siêu thị tại châu Âu và Bắc Mỹ. Với việc cả 2 nhà máy đều đạt chứng nhận EU code, Cholimex Food vững tin tiếp tục hành trình "Mang Hương Vị Việt vươn khắp thế giới".Thời gian tới, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, sản lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra, Cholimex Food sẽ tiếp tục đổi mới sáng tạo, không ngừng cải tiến, đa dạng hóa các dòng sản phẩm để phục vụ tốt hơn cho thị trường nội địa và xuất khẩu.Hơn 1 tấn vàng bơm ra thị trường, giá vẫn neo cao
Kiểm tra cân nặng vào ngày mùng 6 tết, Hoàng Minh Khôi, sinh viên Trường ĐH Văn Lang, cho biết đã tăng 5 kg so với thời điểm trước khi nghỉ trước đó. Khôi cho biết có cơ địa dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, cộng với việc không tập luyện thể thao dẫn đến tăng cân mất kiểm soát trong những ngày tết.
Madam Pang sa thải HLV U.23 Thái Lan ngay sau thất bại cay đắng ở Qatar, ai thay?
Ngày cưới là sự kiện trọng đại nên nhiều cặp đôi muốn trở thành ngày có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Những đám cưới độc lạ không chỉ thể hiện phong cách của cô dâu, chú rể mà còn mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả khách mời.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hàng xóm, khách mời đến chung vui với cô dâu, chú rể và chụp hình kỷ niệm với cặp đôi tại cổng cưới làm bằng trái cây, rau củ. Ai nấy đều cho rằng, cổng cưới vừa độc lạ vừa không lãng phí vì mọi người có thể sử dụng được sau bữa tiệc.Nhân vật chính trong đám cưới đặc biệt trên là chú rể Hoàng Minh Hóa và cô dâu Võ Nguyễn Hồng Nga (cùng 29 tuổi). Đám cưới được tổ chức tại nhà trai ở H.Phù Cát, Bình Định ngày 20.11.Anh Hóa cho biết: "Lúc đầu tôi nghĩ làm cổng cưới bằng hoa hình rồng phượng nhưng sau nghĩ lại sau đám cưới sẽ phải gỡ bỏ, rất lãng phí. Vì vậy, tôi chuyển sang trang trí bằng rau củ, chắc chắn sẽ rẻ hơn hoa tươi vào dịp này. Hơn nữa, sau bữa tiệc khách mời có thể mang rau củ về nhà xào nấu, xem như lộc trong đám cưới". Nhà chú rể Lê Xuân Tùng và cô dâu Nguyễn Thị Thu Uyên, cùng ở xã Liên Sơn, H.Tân Yên, Bắc Giang chỉ cách nhau 200 m nên đã dùng xe rùa chở tráp trong lễ hỏi. Xuân Tùng cho biết, ý tưởng dùng xe rùa làm phương tiện chở tráp sang nhà gái hỏi cưới là của bà ngoại anh. Quãng đường 200 m không phải quá xa nhưng dàn bê tráp đi bộ sẽ rất mỏi nên bà nghĩ ra cách đó. Các thành viên trong gia đình chú rể đều đồng tình thực hiện để đám cưới có thêm kỷ niệm đặc biệt."Nhà tôi quen với một đơn vị chuyên lắp ráp xe rùa nên hôm đó đã đến mượn 7 chiếc về chở 7 tráp sính lễ. Vì họ đã sơn sẵn màu đỏ rất đẹp nên tôi không cần phải trang trí thêm nhiều. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hôm đám hỏi nhà gái, cô dâu và quan khách đều bất ngờ, cho rằng ý tưởng vừa độc đáo, vừa thiết thực", chú rể chia sẻ.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về đám cưới "có một không hai" khi có tới 3 cô dâu là 3 chị em ruột. Trên sân khấu, 3 cặp đôi cùng cắt bánh, cùng uống rượu giao bôi, cùng chụp chung những bức hình kỷ niệm… khiến ngày vui càng trở nên ý nghĩa.Những nhân vật chính trong câu chuyện trên là các cặp đôi: Kiều Nhi (chị cả, 28 tuổi) và chú rể Quốc Hiếu (29 tuổi); chị hai Tuyết Nhi (26 tuổi) và chú rể Gia Thịnh (27 tuổi); cô em út Hoàng Duyên (24 tuổi) và chú rể Anh Quốc (29 tuổi). Gia đình nhà gái ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới chú rể tự tay thực hiện "nghi thức" nhúng lẩu thịt bò cho vợ ăn trước sự háo hức, bất ngờ của khách mời tham dự. Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng điều này hợp lý vì cô dâu, chú rể trong đám cưới phải lo nhiều việc nên dễ đói bụng, việc nhúng lẩu thịt bò vừa thiết thực, vừa dễ thương.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là chú rể Nguyễn Duy Tùng (30 tuổi) và cô dâu Trần Thị Hoa (26 tuổi), ở H.Mê Linh, Hà Nội.Anh Tùng cho biết, "nghi thức" đặc biệt này gắn liền với kỷ niệm anh và vợ quen nhau. Hơn nữa, hiện đang kinh doanh các nhà hàng lẩu nên cũng muốn giới thiệu về nghề của mình đến với khách mời có mặt tại đám cưới.Vào ngày trọng đại của cô em gái ruột, anh Nguyễn Trường Lý (36 tuổi), quê ở Bình Phước đã lên ý tưởng trang trí một bối cảnh cưới đậm nét vùng quê Nam bộ. Hình ảnh rặng tre, những chiếc lu đựng nước, bồ đựng lúa, xe đạp cũ, bông thiên điểu… xuất hiện trong đám cưới, tạo nên một bối cảnh vô cùng gần gũi, mộc mạc."Đầu tiên, để có một chiếc cổng cưới đẹp, tôi đã tự tay trồng, chăm sóc để làm sao cho lá chuối thật tươi tốt và canh cho cây ra hoa, kết trái đúng thời điểm em gái lấy chồng. Các loại hoa được trang trí trong đám cưới cũng một tay tôi trồng", anh Lý cho biết.Đa số những vật dụng để trang trí đều là cây nhà lá vườn, được anh Lý trồng và sưu tầm từ trước. Một vài món như vỉ phơi bánh tráng, giỏ đệm… thì được anh đặt mua.Dân mạng chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới... lạ khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà cô dâu để hỏi cưới và để lại những bình luận thú vị và thắc mắc ý nghĩa đằng sau những tráp hỏi cưới độc lạ này.Chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, sính lễ của gia đình mang sang nhà gái vẫn đầy đủ theo truyền thống gồm trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm… Tráp trà sữa anh mang đến chỉ là tráp phụ, mọi người có thể nghĩ đơn giản đó là một loại trà hay đồ uống khác."Nhiều người thắc mắc tới lễ gia tiên trong ngày cưới nhưng chỗ mình bàn thờ nhỏ, người lớn thường xếp một ít trầu cau, bánh trái… Cả hai họ đều rất vui vẻ, phấn khích vì ý tưởng khá lạ của hai vợ chồng", anh An cho hay.
Theo ghi nhận của chúng tôi sáng mùng 3 tết, tại quảng trường 24.3, đã hơn 10 giờ vẫn có rất đông người chấp nhận dang nắng để xếp hàng được chụp ảnh cùng với cặp linh vật rắn. Nhiều người mang kính mát, dùng ô, áo khoác để che chắn. Mặc dù trời nắng chói chang nhưng ai nấy cũng đều vui vẻ, háo hức du xuân. Tại quảng trường 24.3, có rất nhiều linh vật rắn được tạo hình, từ hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu đến mạnh mẽ, oai dũng. Tuy nhiên, nổi bật nhất là cặp linh vật rắn màu vàng tươi, rực rỡ được đặt ngay tại vị trí trung tâm. Vượt quãng đường hơn 20 km để đưa vợ con đến đây du xuân, chụp ảnh check-in cùng với cặp linh vật rắn, Trần Tấn Bảo (28 tuổi), ngụ tại thị trấn Hà Lam, H.Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), chia sẻ: “Năm nào 2 vợ chồng cũng đi du xuân ở đây, sáng nay nhà mình đến đây từ lúc 9 giờ. Năm nay quảng trường được trang trí rất đẹp với rất nhiều hoa tươi, đặc biệt là cặp linh vật rắn vô cùng nổi bật”.Bảo cho biết vì có đông người muốn chụp ảnh cùng với linh vật rắn nên phải xếp hàng đợi để tới lượt. “Mình ấn tượng nhất với chú rắn hổ mang vô cùng mạnh mẽ, được chạm khắc tinh xảo và tỉ mỉ”, Bảo cho hay.Đang vui vẻ cùng mẹ của mình lưu giữ lại những hình ảnh của năm mới, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (35 tuổi), ngụ tại xã Tiên Mỹ, H.Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), nói: “Đây là lần đầu tiên 2 mẹ con mình đến đây du xuân. Mình thấy khung cảnh ở đây rất đẹp, không khí thì đông vui, rộn ràng, ai cũng vui vẻ hết. Mình thích nhất là cặp linh vật rắn, bởi màu vàng rực rỡ và bắt mắt, mong sẽ có một năm mới tài lộc, may mắn”.Vì có khá nhiều người đợi để được check-in với cặp linh vật rắn nên mẹ con chị Thủy ưu tiên chụp ảnh với những tiểu cảnh như cây mai, ngôi nhà hoa... trước.Quảng trường này cũng là địa điểm du xuân quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về của Nguyễn Linh Anh (24 tuổi), ngụ tại xã Bình Phú, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam). Cô nàng gen Z chia sẻ: “Năm nào ở đây cũng được trang trí với rất nhiều hoa tươi tạo nên một khung cảnh rất mùa xuân. Đặc biệt, năm nay mình thấy ở đây có đủ hình ảnh của 12 con giáp luôn chứ không riêng gì con rắn. Các con vật đều được trang trí rất ngộ nghĩnh và đáng yêu”.Mặc dù đã giữa trưa, trời nắng chói chang nhưng vẫn có rất nhiều người diện áo dài cùng người thân, bạn bè lưu giữ lại những khoảnh khắc rực rỡ trong những ngày đầu năm mới tại đây.
Vì sao nhiều ngành thiết kế, mỹ thuật, kiến trúc trở nên 'hot’ những năm gần đây?
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.