Cục Cạnh tranh xác định 2 dấu hiệu vi phạm vụ Grab mua lại Uber
Tương tự ngoại thất, không gian nội thất Honda CR-V 2024 cũng "lột xác" hoàn toàn so với thế hệ cũ với phong thể thao hơn. Đặc biệt, không chỉ có bản 7 chỗ như trước đây, bước sang thế hệ mới tại Việt Nam, Honda CR-V 2024 còn có phiên bản CR-V e:HEV RS với 5 chỗ ngồi chia làm 2 hàng ghế. Với phiên bản 7 chỗ, không gian giữa hàng ghế phía trước và thứ 2 khá rộng, thoải mái. Hàng ghế thứ 2 cũng có thể trược, gập chỉnh tựa lưng để điều chỉnh tư thế ngồi cũng như mở lối ra vào hàng ghế 3 khá linh hoạt, tiện lợi. Tuy nhiên, không gian hàng ghế thứ 3 khá chật với người lớn và gần như chỉ phù hợp với trẻ em.Giải bóng rổ VBA 2023: Nha Trang Dolphins đánh bại Thang Long Warriors
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Đăng ảnh bé 5 tuổi bị sát hại để thu hút quảng cáo, chủ fanpage ‘Tam Kỳ’ bị xử phạt
Với 21 điểm, 6 kiến tạo, Madarious Gibbs đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Bên phía CLB Danang Dragons, ngoại binh Jermaine Marrow ghi đến 33 điểm, 11 bắt bóng nhưng tay ném gốc Việt William Trần phong độ thiếu ổn định khi chỉ có 2 điểm sau gần 14 phút góp mặt trên sân và là một phần nguyên nhân giúp đội này chưa được hưởng chiến thắng ở VBA 2023.
Sau 4 ngày xét xử phúc thẩm, ngày 10.1, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã đề nghị mức án đối với 144 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.Theo đó, bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) được đề nghị giảm từ 1 - 2 năm tù về tội nhận hối lộ (tòa sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù). Lý do bị cáo đã khắc phục thêm số tiền 2,6 tỉ đồng, có đơn xin giảm nhẹ hình phạt của Công đoàn Cục Đăng kiểm.Bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) được đề nghị giảm từ 2 - 3 năm tù về tội nhận hối lộ và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Lý do bị cáo đã nộp khắc phục số tiền còn lại 4 tỉ đồng. Trước đó, bị cáo bị TAND TP.HCM tuyên phạt 25 năm tù cho 2 tội danh này.Viện kiểm sát cho rằng, trong thời gian giữ chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là những người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của cơ quan này.Tuy nhiên, các bị cáo đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng, thiếu kiểm tra giám sát, đưa ra chủ trương làm trái quy định của pháp luật để nhận hối lộ. Việc làm này để xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài trên cả nước.Bị cáo Trần Kỳ Hình đã nhận tiền hối lộ 7,1 tỉ đồng để bỏ qua các sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động trung tâm đăng kiểm. Đó là các sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, thẩm định hồ sơ thiết kế phương tiện đăng kiểm. Bị cáo còn duyệt cấp đủ năng lực cho 63 hồ sơ của các cơ sở đóng tàu trái quy định pháp luật.Bị cáo Đặng Việt Hà, sau khi được bổ nhiệm làm Cục trưởng, đã đưa ra các chủ trương, chỉ đạo nâng mức hưởng lợi của mình đối với số tiền nhận hối lộ. Vì vậy, bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung về tổng số tiền nhận hối lộ là 40,2 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 142 bị cáo còn lại, Viện kiểm sát cho rằng, tại cấp phúc thẩm, nhiều bị cáo không đưa ra được những tình tiết giảm nhẹ mới nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo đối của 85 bị cáo. Vì thế, Viện kiểm sát chỉ đồng ý chấp nhận kháng cáo xin giảm hình phạt của 41 bị cáo, đề nghị giảm từ 6 tháng đến 3 năm tù. Trong đó, năm bị cáo được đề nghị cho hưởng án treo.Riêng kháng nghị của Viện KSND TP.HCM đề nghị tăng hình phạt đối với 18 bị cáo, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM cho rằng với tính chất hành vi của các bị cáo thì có 5 bị cáo mà bản án sơ thẩm đã tuyên phạt là phù hợp. Vì thế, Viện kiểm sát rút kháng cáo, giữ nguyên hình phạt đối với 5 bị cáo này.Còn lại 13 bị cáo, theo Viện kiểm sát, toà án cấp sơ thẩm tuyên còn quá nhẹ, không phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội. Do đó, Viện kiểm sát đề nghị tăng hình phạt đối với các bị cáo này từ 6 tháng đến 2 năm tù.
Nữ tiến sĩ có nhiều công trình nghiên cứu về vật liệu dẫn thuốc điều trị ung thư não
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết của "cò đất" với nội dung tìm kiếm nguồn đất ở khu vực xã Ea Drơng (H.Cư M'gar, Đắk Lắk) để bán cho khách hàng vì giá đang ở mức cao.Theo ghi nhận của Thanh Niên, dọc tuyến đường liên huyện (đoạn qua xã Ea Drơng), hàng chục chiếc ô tô của các "cò đất" tập trung, đậu kín đường. Khung cảnh "nhộn nhịp" khiến cho nhiều người dân "tiếc nuối" vì không có đất bán trong lúc giá được đẩy lên cao nhiều lần. Tại các khu vực đất mặt tiền, nhiều tờ quảng cáo bán đất được "cò đất" dán lên thân cây, vẽ thông tin bán đất dưới mặt đường. Đặc biệt, có nhiều khu vực, những tờ quảng cáo rao bán đất phải "chen chúc" trên thân cây…Bà H.L. (trú tại thôn Tân Sơn, xã Ea Drơng) cho biết những ngày qua, "cò đất" tập trung về khu vực này rất đông đảo. Ban ngày, các quán cà phê dường như chật kín người, xe ô tô của giới bất động sản. "Đa số đất mặt tiền ở khu vực tôi sinh sống đã được dân bất động sản mua hết. Nhà tôi có khoảng 3.500 m2 đất nhưng vẫn đang đắn đo chưa bán vì tình hình giá đất còn lên nhanh. Có người ngỏ lời giá 120 triệu đồng/mét ngang nhưng tôi vẫn chưa bán. Chẳng biết thật hay giả...", bà L. cho hay.Ngắt ngang của trò chuyện của chúng tôi và bà L., một người đàn ông địa phương tiếp lời: "Giá đất bây giờ đã lên đến 180 triệu đồng/mét ngang. Tối đến, các "cò đất" sẽ tiếp tục đi mua đất, đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá đất ngày và đêm chênh lệch nhau khá cao". Di chuyển dọc tuyến đường "sốt đất", chúng tôi hỏi một "cò đất" về nguyên nhân giá đất tăng cao đột biến, người này trả lời: "Sắp tới, khu vực này mở khu công nghiệp nên có nhiều tiềm năng về bất động sản. Hiện, tôi đang có khoảng 20 mảnh đất ở khu vực này. Dự kiến giá sẽ tăng lên theo từng ngày. Hiện tại đã gần 200 triệu đồng/mét ngang".Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng, cho biết từ ngày 1.3 đến nay, địa phương có rất nhiều "cò đất" đến thu mua đất của người dân xung quanh khu vực trung tâm xã. Hiện tại, giới bất động sản đang bán đất "ảo", không đúng thực trạng. Ông Trường cho biết thêm, năm 2020 là đợt "sốt đất" lần 1 ở địa phương. Thời điểm này, có nhiều trường hợp người dân bị "cò đất" lấy sổ đỏ rồi biệt tích… Hiện nay, tại khu vực "sốt đất", đa số là đất của giới bất động sản bị tồn đọng trong đợt 1. Ông Trường cho biết thêm, UBND H.Cư M'gar đã chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương; quản lý đất đai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chính quyền địa phương đã có chỉ đạo quán triệt đối với cán bộ công chức, địa chính không được môi giới bất động sản. "Hầu như, đất của người dân ở địa phương đã được mua hết từ đợt 1. Bây giờ, các "cò đất" chỉ mua bán qua lại, đẩy giá "ảo" trong giới bất động sản. Ở đợt "sốt đất" lần 2, chính quyền địa phương đã và đang theo dõi nắm bắt tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền, để người dân không bị kẻ xấu trục lợi, gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tránh "tiền mất tật mang"...", ông Trường nói.