Nam giới ngủ kém có nguy cơ mắc ung thư cao hơn
Trưa 24.1 mang tới niềm vui lớn cho người dân khu Nam TP.HCM ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi toàn bộ giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã chính thức thông xe sớm hơn 3 ngày so với kế hoạch gần nhất (27.1).Sau hơn 1 năm chật vật phải đi vòng đường xa ùn tắc, người dân đã có thể lưu thông bình thường dọc tuyến Nguyễn Hữu Thọ từ Nhà Bè hướng về trung tâm TP và ngược lại theo hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, chấm dứt cảnh đi vòng chật vật. Hướng Nguyễn Văn Linh, các phương tiện lưu thông qua hầm chui HC1 và hầm chui HC2.Tuy nhiên, theo khảo sát của Thanh Niên, nút giao lớn nhất khu Nam chỉ thông thoáng trong mùa Tết Nguyên đán và những ngày đầu người dân mới trở lại thành phố sau tết. Mấy ngày qua khi lượng phương tiện tăng dần, khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ lại bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ.Cụ thể, buổi sáng đầu ngày, các phương tiện ô tô, xe tải vẫn phải nối đuôi nhau di chuyển rất chậm từ đoạn vòng xoay ngay trước tòa nhà PVgas kéo dài qua cầu Rạch Đĩa 2 xuống tới khu vực nút giao hướng về trung tâm thành phố. Trên cầu Rạch Đĩa 2, ô tô lấn sang 2 làn, "chiếm" luôn không gian của xe máy, dẫn tới tình trạng xe máy phải len lỏi vào đường ô tô để đi, rất nguy hiểm.Giai đoạn trước khi có rào chắn thi công, tất cả xe máy và 1 phần ô tô rẽ phải ngay ở đoạn giao Nguyễn Hữu Thọ vào đường Nguyễn Văn Linh dù đông cũng có đường di chuyển. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn phương tiện đi thẳng, dừng chờ đèn đỏ nên tình trạng dồn xe càng nghiêm trọng hơn.Ở chiều ngược lại, hướng từ Q.7 đi H.Nhà Bè buổi sáng thông thoáng nhưng lại ngột ngạt vào buổi chiều. Vừa qua 17 giờ, chưa tới mức cao điểm nhưng hàng dài ô tô đã phải xếp nối đuôi trên đường Nguyễn Hữu Thọ từ trước cổng Trường đại học Tôn Đức Thắng tới tận đoạn giao Nguyễn Văn Linh. Đoạn đường này khá hẹp, chỉ có 2 làn xe, nhiều ô tô quá sốt ruột chuyển hướng qua làn bên phải, lấn vào đường xe máy nên các phương tiện phải chen nhau, di chuyển rất chậm. Thường mỗi lượt xe phải chờ tới 3 lượt đèn đỏ mới qua được nút giao."Từ hôm gỡ rào chắn đến giờ, đúng là các tuyến đường có thông thoáng hơn, nhưng cứ tới gần vòng xoay là lại ùn. Đèn đỏ tới gần 90 giây, mà đèn xanh chỉ hơn 30 giây, xe chưa kịp đi đã phải dừng rồi. Hôm đầu thông xe nút giao này, mọi người về quê đông lắm rồi mà đường vẫn ùn, do đèn xanh họ để có khoảng 20 giây thôi, sau mấy hôm mới điều chỉnh thêm nhưng vẫn không đáng kể. Vòng xoay lớn thế này, nhiều hướng rẽ phải, rẽ trái, phương tiện thì đông, cơ quan chức năng nên xem xét điều chỉnh lại hệ thống đèn tín hiệu cho hợp lý. Chứ để chờ mãi mới thông xe 1 dự án lớn rồi mà tắc vẫn hoàn ùn thì quá lãng phí" - chị Trần Minh Thư (ngụ H.Nhà Bè) nêu ý kiến.Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Sở GTVT cho biết Sở tiếp thu phản ánh của người dân và đã chỉ đạo cơ quan phụ trách thu thập dữ liệu quan sát từ hệ thống camera để phân tích tình hình thực tế. Tuy nhiên, hiện nay công tác điều khiển đèn tín hiệu do lực lượng công an quản lý nên Sở GTVT cần tổ chức đánh giá, nếu có bất cập sẽ đề xuất phương án tới Công an TP."Điều khiển hệ thống đèn tín hiệu cần được đồng bộ để tạo mạch giao thông xuyên suốt, không để vì thông xe đoạn này dẫn đến dồn ùn ứ xuống đoạn sau. Hiện nay Trung tâm Điều hành giao thông công cộng TP.HCM đang thu thập số liệu, theo dõi, đánh giá thực tế trong những thời điểm mà người dân phản ánh, lượng xe có quá nhiều hay không, có cần điều chỉnh đèn tín hiệu hay không. Dự kiến ngày mai (7.2) các đơn vị sẽ họp bàn với Công an TP để bàn bạc và đưa phương án tốt nhất cho giao thông khu vực này" - đại diện Sở GTVT TP.HCM thông tin.‘Vũ khí công nghệ’ phòng chống Covid-19 đoạt giải ‘Make in Vietnam’ có gì đặc biệt?
Đội CSGT số 4, Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội vừa lập hồ sơ xử lý một tài xế ô tô biển vàng có hành vi dùng băng dính đen dán vào biển số xe để che đi một chữ số và "hô biến" chữ F thành E, nhằm né phạt nguội.CSGT cho hay, với lỗi vi phạm trên, tài xế xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 20 - 26 triệu đồng và trừ 6 điểm trên giấy phép lái xe, theo quy định tại Nghị định 168/2024.Nhiều năm nay, tình trạng dùng băng dính để dán vào biển số luôn là chủ đề nhận được quan tâm trên các diễn đàn mạng xã hội về xe cộ. Nhiều trường hợp đã bị lên án, xử phạt, nhưng vẫn có vi phạm mới.Qua các vụ việc bị phát hiện, lời khai của tài xế vi phạm cho thấy lý do chủ yếu của việc dán biển số là để né phạt nguội, gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi xác định phương tiện vi phạm giao thông.Anh Nguyễn Long, 37 tuổi, trú tại Hà Nội, cho rằng việc dán biển số là hành vi mang tính chất cố ý, thể hiện sự "khôn lỏi" và ý thức chấp hành pháp luật kém. Người thực hiện hành vi này với mong muốn "thoải mái vi phạm" mà không lo bị xử lý, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về an toàn, trật tự giao thông, vì thế cần phải phạt thật nghiêm.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá việc dán biển số có thể mang đến ít nhất 3 hệ lụy. Thứ nhất là cản trở, gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong phát hiện, xử lý vi phạm vi phạm về an toàn giao thông. Thứ hai là gây phiền hà cho chủ phương tiện khác nếu xảy ra tình huống biển số trùng với biển số dán băng dính, dẫn tới nhầm lẫn.Thứ ba, cũng là hệ lụy đáng lo nhất, khi liên quan đến yếu tố tội phạm. Rất có thể xảy ra tình huống gây tai nạn rồi dán biển số, bỏ trốn; hoặc dán biển số để sử dụng phương tiện vào mục đích phạm tội nhằm che giấu hành vi phạm pháp…Trước đây, Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi dán, che mờ biển số ô tô. Nhiều ý kiến nhận định mức phạt này còn thấp, chưa đủ sức răn đe, khiến người vi phạm sẵn sàng chịu phạt để né các lỗi có mức phạt cao hơn.Cục CSGT Bộ Công an đề cập đến các hành vi dùng băng dính màu đen, giấy trắng, khẩu trang y tế hoặc bùn đất để che một phần hoặc thay đổi thông tin trên biển số xe. Đây được coi là lỗi cố ý nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý, gây ra nhiều hệ lụy cho người tham gia giao thông.Thời gian qua, cùng với việc triển khai quyết liệt nhiều kế hoạch tuần tra kiểm soát và xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông, lực lượng CSGT xác định hành vi gắn biển số giả, cố tình thay đổi thông tin biển số xe là một trong những nội dung trọng tâm cần phát hiện để xử lý nghiêm.Đặc biệt, Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ 1.1.2025, nâng mức phạt tiền lên nhiều lần (từ 4 - 6 triệu đồng lên 20 - 26 triệu đồng) đối với hành vi "dán lên chữ, số của biển số xe; gắn biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc (của chữ, số, nền biển số xe)…".Luật sư Hà Công Tâm ủng hộ việc tăng chế tài như quy định tại nghị định mới, vì cho rằng đây là giải pháp trực tiếp nhất để ngăn chặn hành vi vi phạm. "Mức phạt cao sẽ khiến tài xế e dè, triệt tiêu tâm lý "cùng lắm là nộp phạt". Khi đã lo cho túi tiền thì tất nhiên sẽ không còn "đất sống" cho vi phạm nữa", luật sư nói.Nhiều bạn đọc thắc mắc trường hợp che, dán thay đổi thông tin biển số xe để tránh phạt nguội (ví dụ F dán băng dính đen thành E; số 3, số 0 thành số 8...) mà vi phạm giao thông và bị phạt nguội, vô tình trùng biển số xe khác không vi phạm giao thông thì có bị phạt oan.Bộ Công an cho hay, khi nhận được thông báo vi phạm liên quan đến phương tiện do mình là chủ phương tiện, nhưng không phải xe của mình do các phương tiện khác cố tình làm thay đổi chữ, số của biển số; chủ phương tiện phản ánh trực tiếp đến cơ quan công an nơi gửi thông báo để tiến hành xác minh.Cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm sẽ có trách nhiệm xác minh, làm rõ và trả lời. Việc xác minh được thực hiện đồng bộ trên dữ liệu thu được từ hệ thống camera quan sát, giám sát và nhận dạng biển số trên tuyến với độ chính xác cao, sẽ loại trừ được các phương tiện bị nhận dạng nhầm do hành vi che, dán biển số; đồng thời phân tích, làm rõ biển số phương tiện thực hiện hành vi che, dán biển số để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Lý do khiến nhiều thanh niên trẻ vẫn bị rối loạn cương
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 27.2 ở Bắc Kinh, người phát ngôn Ngô Khiêm xác nhận đang lên kế hoạch và sắp xếp sơ bộ cho hoạt động đối thoại quân sự Mỹ-Trung trong tương lai gần, theo Tân Hoa xã.Ông Ngô Khiêm cho biết thông tin chính thức sẽ được công bố vào thời điểm cụ thể và bày tỏ hy vọng quan hệ quân sự Mỹ-Trung sẽ có khởi đầu tốt đẹp và tiếp tục phát triển trong thời gian tới.Đó là câu trả lời của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc về câu hỏi liệu Bắc Kinh có cảm thấy lo ngại rằng sự thay đổi nhân sự vừa diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự Mỹ có thể gây ảnh hưởng quan hệ ở khía cạnh này giữa hai nước hay không.Lần tiếp xúc công khai gần đây nhất giữa giới chức quân đội cấp cao song phương là vào tháng 9.2024, khi các tư lệnh chịu trách nhiệm cho các sứ mệnh ở Biển Đông đã trao đổi qua điện đàm.Trong một diễn biến khác, cuộc gặp Mỹ-Nga đã được tổ chức ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 27.2 trong nỗ lực khôi phục quan hệ song phương.AFP đưa tin cuộc gặp được tổ chức tại nơi ở của Tổng lãnh sự Mỹ và diễn ra theo sau cuộc đối thoại cấp cao ở Riyadh (Ả Rập Xê Út) hôm 18.2.Cả hai bên đều không tiết lộ tên tuổi cụ thể những thành viên tham gia, nhưng TASS cho hay phái đoàn Nga bao gồm các đại diện của bộ ngoại giao.Cuộc gặp ở Istanbul nhằm mục tiêu bình thường hóa công tác của các phái bộ ngoại giao song phương, sau khi hai nước tuyên bố trục xuất viên chức sứ quán của nhau dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Thất bại 0-1 trước HAGL tối 24.1 chưa loại CLB Hà Nội khỏi đường đua vô địch V-League. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn chỉ kém Thanh Hóa 5 điểm, trong khi mùa giải còn tới quá nửa chặng đường. Tuy nhiên, màn thể hiện của đội Hà Nội trong 3 trận gần nhất, đặc biệt ở trận thua tối qua, nằm dưới mức kỳ vọng. CLB Hà Nội chỉ mất 7 phút để... tự bắn vào chân với pha vào bóng non nớt dẫn đến thẻ đỏ của Vũ Đình Hai. Cầu thủ sinh năm 2000 khoác áo đội Hà Nội đá V-League từ mùa trước. Đặc biệt khi HLV Daiki Iwamasa nắm quyền, Đình Hai được ra sân thường xuyên trong vai trò hậu vệ (tổng 22 trận ở V-League 2023 - 2024). Tuy nhiên, như thế vẫn là không đủ với cầu thủ năm nay đã 25 tuổi, nhưng vốn kinh nghiệm rất mỏng. Sự non kém ấy thể hiện ở tình huống vào bóng bằng gầm giày vào thẳng cổ chân Văn Sơn, khiến Đình Hai phải "đi tắm sớm".Việc sử dụng những gương mặt thiếu từng trải như Đình Hai đã nằm trong dự kiến của ban lãnh đạo CLB Hà Nội. Quan trọng là, lứa cầu thủ chủ chốt của đội bóng thủ đô có gánh vác được tập thể. Trong thất bại trước HAGL, đối thủ vừa thua 3 trận sân khách gần nhất trước khi "hành quân" đến Hàng Đẫy tối qua, câu trả lời đã rõ ràng.Dù tung ra sân đội hình với 5 nhà vô địch AFF Cup 2024 như Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Thành Chung, Phạm Xuân Mạnh, Nguyễn Hai Long và Phạm Tuấn Hải, CLB Hà Nội vẫn không áp đảo được tập thể HAGL vốn đang chật vật ở giữa bảng. Thậm chí, các tuyển thủ quốc gia còn là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Duy Mạnh phạm lỗi vụng về trong vòng cấm khiến chủ nhà chịu phạt đền. Còn Tuấn Hải là tác quả của cú đá phạt đền dội xà phút 90+11, trực tiếp tước đi cơ hội cuối cùng để CLB Hà Nội ăn tết với 1 điểm giắt túi. Nghịch lý của CLB Hà Nội là dù có nhiều tuyển thủ vô địch AFF Cup 2024, nhưng đội bóng của ông Lê Đức Tuấn lại chơi thiếu đường nét sau khi guồng quay bóng đá nội trở lại. CLB Hà Nội hòa 0-0 trong 90 phút rồi bị Đồng Tháp loại khỏi vòng 16 đội Cúp quốc gia. Sau chiến thắng 2-0 trước Đà Nẵng, đội Hà Nội về lại vòng xoáy khó khăn bằng thất bại đầu tiên trước HAGL trên sân nhà sau nhiều năm. Thực tế, việc sở hữu nhiều tuyển thủ quốc gia chưa chắc là... điều thuận lợi cho CLB Hà Nội. Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long hay Tuấn Hải đều đã căng mình tập luyện và thi đấu 8 trận trong chưa đầy 1 tháng qua. Chuỗi hành trình "leo núi" ở sân chơi Đông Nam Á đã bào mòn thể lực của nhiều tuyển thủ. Minh chứng là khi trở lại từ AFF Cup, các tuyển thủ Việt Nam chỉ đá tròn vai, thậm chí mắc lỗi.Dù vậy, bất ổn của đội Hà Nội không đến từ yếu tố này. Từ đầu mùa, CLB Hà Nội chưa thể hiện được triết lý kiểm soát và tấn công áp đảo như giai đoạn đỉnh cao (2016 - 2022). Cá tính và phương pháp huấn luyện của "thuyền trưởng" Lê Đức Tuấn chưa mang lại hiệu quả. Đội Hà Nội vẫn nỗ lực kiểm soát bóng, đẩy đội hình tấn công, nhưng chất lượng và ý tưởng chơi bóng không còn dồi dào như trước. Vỏn vẹn 13 bàn sau 11 trận (trung bình 1,18 bàn/trận), đứng thứ 6 ở V-League, cùng số cơ hội tạo ra chỉ ở mức vừa phải, là những gì ban huấn luyện đội Hà Nội phải nghiên cứu thêm.Song, không thể trách mình HLV Lê Đức Tuấn. Khi lứa Văn Quyết, Hùng Dũng chuẩn bị bước qua bên kia sườn dốc, những Duy Mạnh, Thành Chung, Tuấn Hải hay Hai Long ổn định nhưng chưa bứt phá, CLB Hà Nội đang gặp trục trặc chuyển giao. Chất lượng ngoại binh kém, các tài năng trẻ cũng thiếu ấn tượng đang là trở ngại khiến đội bóng thủ đô chậm bước.CLB Hà Nội còn thời gian sửa sai, nhưng Văn Quyết cùng đồng đội cần nhanh chóng hành động. Cơn nóng giận của HLV Lê Đức Tuấn cần được "chuyển hóa" thành nỗ lực đưa đội vượt khó, thay vì chỉ đổi lấy tấm thẻ vàng như trận đấu hôm qua. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
NSND Việt Anh bị phản ứng gắt vụ 'đổi avatar hoa sen trắng khi người thân mất'
Tờ Khmer Times hôm nay 17.1 dẫn thông báo từ CMAC cho hay hai người rà phá bom mìn, Pov Nepin và Oeun Chandara, đã tử nạn khi đang rà phá một bãi mìn rộng hơn 82.500 m2. Bãi mìn này được phân loại là bãi mìn đường bộ cũ và những quả mìn còn sót lại ở đó là do lực lượng Pol Pot đặt trong giai đoạn từ năm 1982-1989, theo Khmer Times.Bãi mìn nói trên là một phần trong kế hoạch rà phá bom mìn năm 2024 của tổ chức rà phá bom mìn HALO Trust. CMAC đã tiếp quản việc rà phá theo dự án do Đức tài trợ này cho năm 2025.Ông Lý Thuch, Phó chủ tịch thứ nhất của Cơ quan Hành động Bom mìn và Hỗ trợ Nạn nhân Campuchia (CMAA) hôm 16.1 đã vô cùng thương tiếc về "sự mất mát của những người lính rà phá bom mìn dũng cảm đã hy sinh tính mạng của mình trong lúc làm việc để đảm bảo đất đai an toàn cho người dân".Ông Thuch nhấn mạnh: "Trước sự mất mát thương tâm này, chúng ta phải tăng cường hơn nữa các biện pháp an toàn cho tất cả những người rà phá bom mìn". Ông cho biết thêm CMAA sẽ tìm ra nguyên nhân vụ nổ mìn.Cũng theo ông Thuch, CMAA sẽ hỗ trợ gia đình của cả hai người đàn ông tử nạn nói trên tổ chức tang lễ theo nghi thức Phật giáo và lưu ý rằng Hội Chữ thập đỏ Campuchia cũng như các tổ chức khác sẽ viện trợ.Từ năm 1997-2024, tổng cộng có 156 nhân viên rà phá bom mìn đã thiệt mạng hoặc bị thương, trong đó có 31 trường hợp tử vong và 125 trường hợp bị thương dẫn đến tàn tật, theo Khmer Times.Tại một hội nghị chống bom mìn được tổ chức tại thành phố Siem Riep vào tháng 11.2024, Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho hay kể từ năm 1992, Campuchia đã rà phá hơn 3.000 km2 đất có bom mìn, phá hủy hơn một triệu quả mìn và ba triệu vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Ông cho biết thêm cần phải rà phá thêm hơn 1.600 km2 đất bị ô nhiễm nên còn khoảng một triệu người Campuchia bị ảnh hưởng bởi bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, theo AFP.