Bạn đọc viết: Rác ngập đường cả mấy tháng không ai dọn
Những tín hiệu vô tuyến lạ nói trên là những vụ nổ vô tuyến nhanh (FRB). Đây là các xung dài 1/1.000 giây của những sóng vô tuyến mạnh đến mức có thể truyền đi hàng tỉ năm ánh sáng và được trái đất thu nhận.FRB được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2007 và các nhà vật lý lý thuyết như Giáo sư Avi Loeb, thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), đã gợi ý rằng chúng có thể phát ra từ các nền văn minh ngoài hành tinh.Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã xác định chính xác nguồn gốc của một FRB và phát hiện ra rằng nó ở rất gần một ngôi sao neutron. Đây là một ngôi sao cực kỳ dày đặc đã sụp đổ, chỉ bằng kích thước của một thành phố nhưng có khối lượng bằng mặt trời.Sao neutron nói trên cách chúng ta khoảng 200 triệu năm ánh sáng và được bao quanh bởi một từ trường dày đặc mà các nhà khoa học tin rằng đó là nguồn gốc của FRB.Tiến sĩ Kiyoshi Masui, phó giáo sư vật lý tại MIT, cho hay: "Xung quanh những ngôi sao neutron có từ tính cao này, còn được gọi là sao từ, các nguyên tử không thể tồn tại mà sẽ bị xé toạc bởi các từ trường".Trước đây, Giáo sư Loeb đã gợi ý rằng các vụ nổ năng lượng nói trên có thể là "chùm tia vô tuyến mạnh" do nền văn minh ngoài hành tinh tạo ra và được sử dụng cho mục đích quân sự. Ông cho rằng chúng có thể được tạo ra để đẩy một cánh buồm nhẹ nhằm phóng hàng hóa với tốc độ gần vận tốc ánh sáng.Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tin rằng chúng có nguồn gốc tự nhiên hơn và để tìm hiểu, các nhà khoa học đã nghiên cứu một FRB cụ thể được phát hiện vào năm 2022. Họ xác định vị trí chính xác của tín hiệu vô tuyến này bằng cách phân tích "sự nhấp nháy" của nó, tương tự như cách các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào ban đêm.Một vật thể càng nhỏ hay càng xa thì nó nhấp nháy càng nhiều. Tương tự như thế, sóng vô tuyến nhấp nháy hoặc phát sáng khi chúng đi qua môi trường giữa các vì sao, giúp các nhà khoa học biết được nguồn gốc của chúng.Vì sao những nhóm hát 'mọc lên như nấm' ở phố đi bộ Nguyễn Huệ?
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.
M.U đẩy mạnh thương vụ thần đồng bóng đá Pháp để ngăn chặn Real Madrid và Barcelona
Mặc dù được xếp hạng là một trong những ứng dụng Google được tải xuống nhiều nhất, nhưng một sự cố gần đây của Google Maps đã khiến hàng trăm du khách lâm vào tình huống khó xử.Vấn đề xảy ra khi nhiều khách du lịch ở Ấn Độ, thay vì đến Đền Kollur Mookambika nổi tiếng, lại bị dẫn lạc đến ngôi làng Nandalike. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là do Google Maps đã gán nhãn sai cho một ngôi đền nhỏ hơn ở Nandalike, khiến tài xế tin rằng họ đang đến đúng địa điểm.Chandan, một du khách từ Hyderabad, bức xúc chia sẻ: "Chúng tôi đã đi từ Hyderabad đến Udupi theo chỉ dẫn của Google Maps, nhưng lại kết thúc ở Nandalike. Điều này thật rắc rối, đặc biệt là vào ban đêm. Sự nhầm lẫn này đã gây ra rất nhiều bất tiện cho chúng tôi".Đáng chú ý, một cư dân địa phương cho biết "hàng trăm phương tiện" đã bị chuyển hướng sai trong 3 tháng qua và một số người đã báo cáo sự cố với Google, mặc dù vậy công ty này vẫn chưa thực hiện khắc phục lỗi. Đây chắc chắn là một điều khó chịu cho người dùng, đặc biệt cho một trong những địa điểm du lịch phổ biến tại Ấn Độ.Sự cố nói trên cũng cho thấy, ngay cả khi Google Maps đã trở thành một công cụ hữu ích cho việc tìm đường, độ chính xác của nó cần được cải thiện để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người dùng. Các chuyên gia khuyến cáo người lái xe nên chú ý đến các biển báo đường bộ và thông tin địa phương để tránh những tình huống tương tự trong tương lai.Vào ngày 23.11.2024, một sự cố đặc biệt nghiêm trọng xảy ra khiến 3 người đàn ông ở Ấn Độ thiệt mạng do rơi xuống sông khi lái xe trên cây cầu bị sập ở bang Uttar Pradesh. Báo cáo cho thấy nguyên nhân tai nạn đến từ việc nhóm người này đi theo chỉ dẫn trên Google Maps và đi nhầm vào một phần của cây cầu đã bị sập do lũ lụt xảy ra hồi đầu năm 2024. Trong khi người dân địa phương biết rõ tình trạng nên không sử dụng, ba nạn nhân không nắm được thông tin do đến từ nơi xa, kết hợp với việc đoạn cầu sửa chữa không có rào chắn hoặc biển báo nào nên dẫn đến tai nạn.
Chiều 15.3, ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Krông Pa (H.Sơn Hòa), cho biết trên địa bàn vừa xảy vụ đuối nước khiến 4 học sinh tử vong.Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, 4 học sinh gồm: K Pá Y Ân (10 tuổi), Y Xinh Ayun (9 tuổi), K Sor Y Thiên (14 tuổi), K Sor Y Tài (14 tuổi, cùng ở buôn Lé B, xã Krông Pa) xin gia đình đi câu cá ở sông Ba, đoạn qua xã Krông Pa.Đến khoảng 8 giờ, người dân địa phương phát hiện 4 học sinh này tử vong trên sông Ba và báo chính quyền địa phương. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng cùng chính quyền xã đến hiện trường hỗ trợ đưa các nạn nhân vào bờ, bàn giao cho gia đình lo mai táng. Tất cả 4 học sinh bị nạn đều có hoàn cảnh khó khăn."Sau khi nhận được tin báo, chính quyền xã đã đến nhà thăm hỏi, chia sẻ nỗi đau cùng với gia đình 4 học sinh bị đuối nước thương tâm này. Thời tiết đang vào mùa nắng nóng, phụ huynh nên lưu ý con em mình để tránh tai nạn đuối nước đáng tiếc xảy ra", ông Thanh nói.Nguyên nhân ban đầu được xác định là do 4 học sinh này sau khi đi câu cá đã rủ nhau tắm sông rồi bị cuốn vào vùng nước sâu nên bị đuối nước. Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ đuối nước thương tâm này.
Bí mật quân sự được bán giá rẻ trên mạng
Nhiều du khách đã bày tỏ rất bất ngờ và ấm áp ngày mùng 1 tết khi được chào đón thịnh tình tại sân bay Đà Nẵng, mang lại sự ấm áp “như trở về nhà”.Du khách rất hào hứng khi được thưởng thức chương trình biểu diễn múa lân đặc sắc và nhận những món quà đặc sản mang đậm hương vị Đà Nẵng như nón lá, mứt gừng, bánh dừa nướng, khô mè,…Đặc biệt, du khách được tham gia chương trình hái lộc đầu xuân trên cành hoa đào, để nhận được những voucher tham quan, giải trí tại các điểm đến nổi tiếng của thành phố trong suốt thời gian lưu lại Đà Nẵng.Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chào đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, ước đạt hơn 20.000 lượt khách đến Đà Nẵng.Trong đó số chuyến bay quốc tế dự kiến 65 chuyến, ước đạt khoảng 10.000 lượt khách của các hãng Vietnam Airlines (đường bay Narita, Nhật Bản - Đà Nẵng); Vietjet Air (đường bay Incheon, Hàn Quốc); Air Asia (đường bay Bangkok, Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia); China Airlines (đường bay Đài Bắc, Đài Loan); Hongkong Express (đường bay Hong Kong),... đưa khách quốc tế đến Đà Nẵng tham quan du lịch.Theo Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính từ ngày 25.1 – 2.2, tức ngày 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng), ước đạt 1.275 chuyến bay đến Đà Nẵng (tăng 58% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trong đó, có 577 chuyến bay quốc tế (tăng 45% so với kỳ nghỉ năm 2024); 698 chuyến bay nội địa (tăng 71% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trung bình đón khoảng 141 chuyến bay/ngày (trong đó có 64 chuyến bay quốc tế và 77 chuyến quốc nội), gồm 8 chặng bay quốc nội, 20 chặng bay quốc tế từ Hàn Quốc, Hong Kong, Macau, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Mông Cổ, Philippines, Cambodia, Ấn Độ.