Nhà thơ Nhiên Đăng nhận giải nhất cuộc thi Thơ hay Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM
Phút 64 của trận đấu, Supachok nhận bóng từ Ben Davis và sút xa ghi bàn, nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan. trước đó, thủ môn Đình Triệu đã ném bóng ra biên để đội ngũ y tế có thể vào chăm sóc cho một cầu thủ. Phần lớn cầu thủ chuyên nghiệp sẽ trả bóng lại nhưng các cầu thủ Thái Lan lại vẫn triển khai tấn công, và Supachok còn ghi bàn. Một trọng tài tại Việt Nam cho biết: “Việc trọng tài chính người Hàn Quốc công nhận bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan là đúng. Vì theo quy định, trọng tài không được can thiệp vào tình huống trả bóng của hai đội. Dù vậy, ở tình huống này, các cầu thủ Thái Lan đã thi đấu không fair-play. Nếu chơi đẹp thì cầu thủ Thái Lan cần ném biên và trả lại bóng cho đội tuyển Việt Nam. Theo tinh thần luật thì các cầu thủ tuân thủ đúng nhưng không đúng với tinh thần fair-play".Sau khi bị nhận bàn thua, đội trưởng Đỗ Duy Mạnh đã phản ứng với cách hành xử của Supachok. Trong talk show tối 6.1, Duy Mạnh tiết lộ: "Tôi có chỉ vào Supachok và nói rằng: Bạn thi đấu ở Nhật Bản mà bạn lại đá một tình huống không fair-play như thế, tôi cảm thấy rất thất vọng về bạn! Supachok nói là không biết đội bạn đau thật hay giả vờ. Tôi nói nếu giả vờ tại sao bác sĩ lại phải vào. Sau khi ghi bàn thắng đó, chính Supachok cũng có những hành động kiểu như rất hổ thẹn, tự lắc đầu thất vọng về bản thân mình. Sau khi trọng tài công nhận bàn thắng thì thầy cũng có những nhắc nhở rất kịp thời để anh em quay lại tập trung vào trận đấu". Chiều 6.1, Supachok cũng chia sẻ trên trang cá nhân, trong đó phân trần: "Tôi muốn nhân cơ hội này để giải thích về bàn thắng gây tranh cãi đêm qua, với tư cách là một cầu thủ chuyên nghiệp, tôi không bao giờ có ý định chơi bóng một cách không công bằng và phi thể thao". Nhưng có phân trần kiểu gì, Supachok vẫn thua Duy Mạnh cơ mà!Công an TP.HCM bắt nóng nhóm 'vỡ nợ làm liều' đột nhập biệt thự cướp 1,1 tỉ đồng
Cô Aimee Shackleton từ tổ chức từ thiện Donor Conceived Australia, muốn có luật cứng rắn hơn, cho biết: "Họ sắp xếp để gặp nhau ở bãi đậu xe hoặc khách sạn rồi "lấy mẫu". Một cuộc đời mới nên được bắt đầu một cách có phẩm giá và không phải thông qua những giao dịch ẩn danh không được kiểm soát", theo Mirror.
Nước ép màu xanh lá cây giảm cân giúp nàng rời xa “em bé mỡ”
Không chỉ bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ và các cáo buộc điều tra về quyền riêng tư tại châu Âu, DeepSeek cũng đang trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Không dừng lại ở đó, ngay cả việc đăng ký nhãn hiệu cũng gặp khó khăn bởi chính công ty có lãnh đạo là người Trung Quốc, ít nhất tại Mỹ.Theo TechCrunch, DeepSeek mới đây nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) với hy vọng bảo vệ các ứng dụng, sản phẩm và công cụ chatbot AI của mình. Tuy nhiên, công ty này đã gặp phải một trở ngại lớn khi chỉ 36 giờ trước đó, một công ty khác có tên Delson Group, có trụ sở tại Delaware (Mỹ), đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu DeepSeek.Delson Group tuyên bố họ đã bắt đầu bán các sản phẩm AI mang thương hiệu DeepSeek từ đầu năm 2020. Trong hồ sơ đăng ký, công ty này cho biết địa chỉ của họ là một ngôi nhà ở tại Cupertino và CEO kiêm người sáng lập là Willie Lu. Đáng chú ý, Willie Lu là cựu sinh viên cùng trường với người sáng lập DeepSeek, Liang Wenfeng, tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc). Ông Lu cũng tự nhận mình là giáo sư tư vấn đã nghỉ hưu tại Đại học Stanford và là nhà tư vấn cho Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), với phần lớn sự nghiệp gắn liền với ngành công nghiệp không dây.Theo luật pháp Mỹ, người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên thường được coi là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó, trừ khi có thể chứng minh rằng nhãn hiệu đã được đăng ký với mục đích xấu. Tranh chấp này có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của DeepSeek tại thị trường Mỹ.
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiệt Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận".Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc.Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn.Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.
Biến động vận chuyển hàng hải từ khủng hoảng biển Đỏ
Chiều 18.1, tại Tỉnh ủy Vĩnh Long, đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng làm trưởng đoàn đến công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.Theo đó, ông Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long được Bộ Chính trị cho thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020 - 2025, điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Nội chính T.Ư. Ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng cho biết, ông Trần Tiến Dũng được Bộ Chính trị đánh giá là cán bộ có năng lực, có tư duy, có phương pháp làm việc khoa học, quyết liệt. Trên các cương vị công tác ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có những đóng góp quan trọng vào thành tích của cơ quan, đơn vị nơi công tác.Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Trần Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, cam kết sẽ nỗ lực hết mình để cùng tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đoàn kết, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Ông khẳng định sẽ tiếp tục kế thừa những thành tựu của các thế hệ đi trước, nghiên cứu những quyết sách mới, cùng chính quyền và nhân dân xây dựng tỉnh Vĩnh Long ngày càng giàu đẹp.Ông Trần Tiến Dũng, 50 tuổi, quê TP.Nam Định, Nam Định, trình độ thạc sĩ luật, cao cấp lý luận chính trị. Ông có hơn 20 năm công tác trong ngành tư pháp, trưởng thành qua nhiều vị trí công tác từ chuyên viên, thư ký lãnh đạo, phó chánh văn phòng, chánh văn phòng bộ; được Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp (năm 2016).Ông Trần Tiến Dũng từng đảm đương chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu từ năm 2019 - 2021; nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngày 15.5.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều động, bổ nhiệm ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2021 - 2026 tái giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.