Điều tiết hồ chứa thủy điện Buôn Tua Srah, đảm bảo cung ứng điện mùa khô
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".Giá xăng dầu hôm nay 9.5.2024: Xăng trong nước giảm sâu nhất từ đầu năm đến nay?
Đây là ca khúc "mở bát" Gala Nhạc Việt Tết 2025, chương trình nhạc xuân được ê kíp T Production sản xuất hàng năm. Noo Phước Thịnh bắt đầu tham gia Gala Nhạc Việt từ năm 2013 và đến nay đã góp mặt trong 11 số của chương trình. Anh đặc biệt ghi dấu ấn với 6 tiết mục mang chủ đề tết, gồm: Xuân ca (2013), Những ngày xuân rực rỡ (2016), Chúc Tết mọi nhà, Hạnh phúc xuân ngời (2017), Năm qua đã làm gì (2020), Về nhà thôi nhé (2024). Trong số đó, Năm qua đã làm gì được xem là "big hit" của Noo Phước Thịnh, được khán giả yêu thích bật nghe mỗi dịp Tết đến xuân về. Năm nay, với chủ đề Tết là nguồn cội, Gala Nhạc Việt đem lại không khí tết đậm chất truyền thống nhưng vẫn không kém phần hiện đại, với sự tham gia của hơn 50 văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam. Bài hát Khổ quá thì về mẹ nuôi được sáng tác bởi nhạc sĩ Phát Huy T4 (tên thật là Trương Đan Huy, sinh năm 2004 tại Quảng Ngãi), do ca sĩ Noo Phước Thịnh trình bày, là video music đầu tiên được Gala Nhạc Việt chọn ra mắt trên YouTube tối 7.1. Các tiết mục khác của chương trình sẽ chính thức trình làng từ 19 giờ ngày 22.1. Tiết mục Khổ quá thì về mẹ nuôi được dàn dựng mộc mạc, đơn giản với phần xuất hiện chính của Noo Phước Thịnh trên sân khấu cùng sự phụ diễn của nhạc sĩ Phát Huy T4 và vũ đoàn Bước Nhảy. Bài hát mang tiết tấu nhanh, với lời ca thể hiện tâm trạng của một người con đang cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi giữa guồng quay công việc nơi thành phố xa hoa. Người con chỉ khao khát được trở về quê hương, nơi có cha mẹ đợi chờ và những điều bình dị, thân thuộc nhất. Phần kết của bài hát là lời nhắn nhủ từ người mẹ: không cần con mang tiền về, chỉ cần cả gia đình được đoàn tụ, sum vầy bên nhau.Noo Phước Thịnh chia sẻ, anh đã gắn bó với Gala Nhạc Việt hơn 10 năm, thể hiện nhiều thể loại ca khúc khác nhau, đặc biệt là những bài hát về mùa xuân đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. "Tôi đã thể hiện quá nhiều ca khúc xuân trước đây, nên chưa biết phải làm gì hay hát gì để tạo sự mới mẻ. Việc tìm một bài hát khiến tôi đặc biệt yêu thích cũng không hề dễ dàng. Nhưng rồi mọi thứ như một cái duyên, khi đến phút 90, tôi đã tìm thấy Khổ quá thì về mẹ nuôi, và vừa nghe qua bản demo, tôi đã khóc. Bài hát chạm đến cảm xúc của tôi rất nhiều", anh nói.Qua ca khúc, nam ca sĩ muốn gửi gắm thông điệp đến mọi người: "Tết này, hãy trở về bên gia đình, bởi dù cuộc sống có mệt mỏi và áp lực đến đâu, nhà vẫn luôn là nơi ấm áp nhất!"."Tôi hy vọng bài hát này, với giai điệu sâu lắng, sẽ chạm được đến trái tim của những ai đang băn khoăn giữa việc tiếp tục gồng gánh áp lực ở thành phố hay buông bỏ tất cả để trở về với gia đình...", Noo Phước Thịnh thổ lộ. Nam ca sĩ cũng bày tỏ rằng mỗi dịp xuân về, anh đều mong muốn được góp mặt trong một chương trình nghệ thuật hoành tráng để gặp gỡ và mang đến cho khán giả một mùa xuân tràn đầy niềm vui và hy vọng. Về những kế hoạch trong năm mới 2025, Noo Phước Thịnh không hứa hẹn nhiều mà chỉ tiết lộ sẽ có nhiều điều thú vị. Điều anh mong lúc này là khán giả sẽ ủng hộ "phát pháo" đầu tiên trong năm của anh với ca khúc Khổ quá thì về mẹ nuôi tại Gala Nhạc Việt.
Gửi người thương: Thật hạnh phúc khi được làm con của mẹ
Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip một tài xế xe công nghệ đứng giao hàng cho khách trong hẻm thì bị một người đàn ông đến hành hung.Theo đó, đoạn clip dài hơn 5 phút ghi lại cảnh nam tài xế xe công nghệ chạy xe vào con hẻm để nhận hàng hóa từ khách. Lúc này, một người đàn ông khác ngoài 40 tuổi, cũng mặc đồ xe công nghệ, chạy xe đến dừng lại, chặn trước đầu nam tài xế. Người đàn ông lớn tiếng, chỉ tay vào mặt nam tài xế quát "mày chửi tao cái gì, lúc nãy mày chửi tao cái gì" rồi đấm thẳng vào mặt người này.Nam tài xế bước xuống xe, phản kháng lại người đàn ông. Thấy đánh nhau, người trong hẻm đứng ra can ngăn, tuy nhiên người đàn ông tiếp tục lao đến đấm liên tục nam tài xế. Người này còn đốt vật gì đó ném về phía nam tài xế gây ra tiếng nổ lớn.Cùng ngày, trao đổi với Báo Thanh Niên, anh N.T.L (22 tuổi, ở Q.12) cho biết, mình là người bị đánh trong clip lan truyền trên mạng xã hội.Theo đó, khuya 31.12 anh L., chạy xe vào hẻm 748 Thống Nhất (P.15, Q.Gò Vấp) để nhận hàng đi giao cho khách. Khi vào hẻm anh L. thắng xe gấp suýt va chạm với một xe máy của người đàn ông mặc áo xe công nghệ.Anh L., sau đó chạy xe đi đến chỗ nhận hàng cách đó khoảng 100 m. Lúc này người đàn ông chạy xe máy đến lớn tiếng và xảy ra vụ việc như trong clip."Tôi bị người đàn ông đánh, chìa khóa xe trong tay người đàn ông trúng mặt làm răng tôi bị mẻ. Người đàn ông còn lấy pháo trong người ra châm lửa đốt, ném về phía tôi", anh L. cho biết.Liên quan vụ người đàn ông đánh, ném pháo tài xế xe công nghệ, cùng ngày, tiếp nhận thông tin từ Báo Thanh Niên, một cán bộ Công an Q.Gò Vấp (TP.HCM) cho biết sẽ cho người kiểm tra, xác minh làm rõ.
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gió chướng ở vùng biên giới Long An hanh khô. Những nông dân chạy xe ôm vẫn miệt mài làm nghề để kiếm thêm thu nhập đón tết sung túc hơn. Đặc biệt, thường trực trong họ là sự nêu cao tinh thần cảnh giác để góp phần gìn giữ an ninh, trật tự địa phương.Tỉnh Long An có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài hơn 133 km. Hàng hóa thông thương và nhu cầu qua lại của người dân chủ yếu diễn ra tại 2 cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (xã Bình Hiệp, TX.Kiến Tường) và Mỹ Quý Tây (xã Mỹ Quý Tây, H.Đức Huệ).Nếu cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp chủ yếu thông quan hàng hóa, giao thương biên mậu và mỗi ngày chỉ hơn 100 người qua lại thì cửa khẩu Mỹ Quý Tây trung bình có hơn 600 người Việt Nam di chuyển qua lại với Campuchia. Đó chính là lượng khách hàng dồi dào của hơn 200 nông dân hành nghề xe ôm tại xã biên giới Mỹ Quý Tây.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, phần đông người có nhu cầu qua Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây đến từ TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Long An... Để đến Campuchia, đa số họ di chuyển đến các bãi giữ xe của một người (ngụ H.Bến Lức, Long An) đầu tư gần khu vực cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây, sau đó di chuyển bằng xe ôm đến cửa khẩu. Phần lớn người Việt qua Campuchia tại các cửa khẩu ở Long An trở về nước trong ngày. Do đó, việc những người chạy xe ôm ở đây nếu có 1 khách hàng vào buổi sáng thì gần như chắc chắn sẽ đón vị khách đó vào buổi chiều.Theo tìm hiểu của PV, trong bán kính 10 km, sau khi qua cửa khẩu Mỹ Quý Tây có đến 5 casino (sòng bạc) và một khu vực kinh tế dịch vụ tổng hợp do người Trung Quốc làm chủ, đang hoạt động."Chúng tôi không rõ khách hàng qua Campuchia để làm gì, nhưng sẽ không nhận chở nếu khách là người lạ mặt và di chuyển từ Campuchia về mà không qua cửa khẩu; khách có nhu cầu chạy đi xa, đặc biệt là khách không có hộ chiếu. Ngoài các trường hợp này, nếu nhận thấy khách có biểu hiện khác thường, chúng tôi đều sẽ báo đến Trực ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Chúng tôi cần tiền, nhưng cái cần thiết và thiêng liêng hơn đó là góp phần đảm bảo an ninh cho khu vực biên giới", ông Dân, một người chạy xe ôm lâu năm ở khu vực cửa khẩu, bày tỏ.Do đường biên giới qua Long An dài hơn 133 km nên ngoài các cửa khẩu quốc tế, còn rất nhiều đường mòn, lối mở có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa 2 nước. Do đó, từ lâu khu vực này là địa bàn phức phức tạp cho các loại tội phạm trốn truy nã, buôn lậu thuốc lá, ma túy, rượu ngoại, đồ gia dụng, điện tử…Một lãnh đạo Công an H.Đức Huệ cho biết, trước kia, đa số người chạy xe ôm tại khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây ít nhiều đều có tham gia vận chuyển hàng cấm cho các đối tượng buôn lậu. Tuy là nhu cầu làm việc để kiếm thêm ít thu nhập lúc nông nhàn, nhưng đó là hành vi tiếp tay cho các đầu nậu buôn lậu, gây nguy hiểm cho thị trường trong nước và người tiêu dùng. Vì vậy, các lực lượng chức năng địa phương đã vận động, tuyên truyền để họ hiểu và sau đó đa số họ nghiêm túc tham gia các đội xe ôm tự quản tại địa phương. Họ trở thành "cánh tay nối dài" rất đắc lực của lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an H.Đức Huệ trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu. Ông Đen, một tài xế xe ôm ngụ ấp 5, xã Mỹ Quý Tây, chia sẻ: "Trước kia, tôi có tham gia nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Sau khi xuất ngũ về quê làm ruộng, gia đình túng thiếu nên có lần tôi nhận chở hàng lậu vào ban đêm. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy việc này chẳng những vi phạm pháp luật về hình sự mà còn quá nhiều rủi ro đến tính mạng của bản thân mình trong quá trình tham gia giao thông nên tôi quyết định không làm nữa". Theo Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, nghề chạy xe ôm khu vực cửa khẩu được tổ chức thành các đội xe ôm tự quản. Mỗi đội có từ 5 đến 7 thành viên, do một người có uy tín cao nhất giữ vai trò đội trưởng. Việc nhận khách do các đội trưởng sắp xếp theo chu kỳ, nhằm bảo đảm thu nhập đồng đều cho các thành viên. Trong quá trình hành nghề, nếu các tài xế xe ôm nhận thấy có biểu hiện khả nghi đối với những người có mặt tại khu vực biên giới sẽ phải lập tức báo cáo cho đội trưởng hoặc báo trực tiếp qua đường dây nóng của Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Những người lái xe ôm cũng đã không ít lần trực tiếp hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Gần 6.000 người tham dự giải marathon Đất sen hồng Đồng Tháp 2023
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.