Không tin tưởng người yêu, lên mạng thuê dịch vụ kiểm tra lòng chung thủy?
Giáo sư - Tiến sĩ Paul J.Arciero, công tác tại khoa Khoa học sức khỏe và sinh lý con người - Đại học Skidmore (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, nhận định với Medical News Today rằng thời gian tập thể dục trong ngày làm thay đổi đáng kể trạng thái tâm trạng ở cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên với nam giới, tập thể dục bất kể thời gian nào trong ngày đều giúp giảm căng thẳng, tức giận và trầm cảm nhiều hơn phụ nữ. Trong khi với phụ nữ, tập thể dục vào buổi chiều sẽ cải thiện tâm trạng tốt hơn so với buổi sáng.‘Ngôi sao’ mèo trên Facebook và con mèo giàu nhất thế giới
TS Phan Ngọc Sơn là người cực kỳ tâm huyết với thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, thường xuyên có mặt ở những giải quốc tế để cổ vũ cũng như học hỏi về quy hoạch cơ sở vật chất, cách thức tổ chức chuyên nghiệp để áp dụng cho bóng đá sinh viên Việt Nam.Đam mê đó của TS Phan Ngọc Sơn đã đi vào hành động thực chất khi Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (DNTU) có 3 lần đại diện sinh viên Việt Nam tham dự Giải bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF). Trong lần đầu góp mặt ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - cúp THACO năm 2024, đội bóng DNTU đã thực sự trở thành hiện tượng, chơi rất bản lĩnh và đoạt tấm HCĐ chung cuộc.TS Phan Ngọc Sơn chia sẻ với Báo Thanh Niên: "DNTU đã nuôi đội bóng này hơn 1 năm trời để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV cúp THACO với khẩu hiệu "Các nhà tri thức đá bóng": các em vừa đá bóng vừa hoàn thành nghĩa vụ của mình trên giảng đường. Đồng thời, DNTU cũng mạnh dạn tiên phong mở cơ chế thu hút nhân tài bóng đá.Có nhiều con đường để hướng tới vinh quang, để vươn ra thế giới chứ không chỉ có nghiên cứu khoa học. Khi đi ra ngoài, tôi mới thấy còn rất nhiều thứ chúng ta nên làm và có thể làm được. Thể thao là một trong những hướng đi đó, khi sinh viên Việt Nam đang thiệt thòi nhiều so với bạn bè quốc tế.Tôi nghĩ đi ra thế giới, chúng ta đừng tự ti mà phải tự tin. Kế đến, người lớn hãy tạo điều kiện để các bạn thanh niên, bạn sinh viên tìm kiếm thành công trên con đường của họ. Nếu chúng ta tạo điều kiện, thỏa mãn được các yêu cầu thì Việt Nam hoàn toàn có thể thành công.Một trăn trở lớn là câu chuyện thể lực, sức vóc. Sức lực của chúng ta đang yếu, sinh viên của chúng đang yếu, phần lớn người Việt Nam đang yếu về thể chất. Do vậy chúng ta phải đầu tư hơn nữa vào thể thao để cải thiện nó, không thể đổ thừa cho vấn đề hay tìm lý do mãi được.Tôi rất tâm đắc khi dự khán và theo dõi giải TNSV THACO cup 2025, với quy cách tổ chức gần như là chuyên nghiệp, đánh đúng nhu cầu rất lớn của cộng đồng sinh viên toàn quốc, trong 266 trường ĐH trên cả nước. Từ giải thứ nhất đến giải thứ 2 và bây giờ là mùa thứ 3 tôi thấy hoàn toàn khác hẳn. Tôi nghĩ đây là tín hiệu đúng để Báo Thanh Niên nâng tầm giải lên nữa với giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO để cho các em cọ xát. Trong khả năng, nếu cần tôi sẽ làm mọi cách đưa những đội bóng tốt để tham gia cùng với mình, nâng tầm lên và tạo ra hiệu ứng lan tỏa".Ngày 30.1.2020, TS Phan Ngọc Sơn đã được bổ nhiệm vị trí Phó chủ tịch của Liên đoàn Bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF) tại Hàn Quốc với hy vọng phát triển phong trào bóng đá cho sinh viên nhà trường và châu lục. Đặc biệt, năm nay DNTU đã thành công giành quyền đăng cai giải bóng đá các trường đại học châu Á bước sang tuổi thứ 10, trong cuộc đua với ứng viên hàng đầu Oman và Philippines. Ông chia sẻ: "Tôi nói với ông chủ tịch AUFF rằng năm 2025 là năm đặc biệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam, cũng là kỷ niệm 20 năm ngày thành lập DNTU. Lý do thứ 3, mọi người đã biết Việt Nam máu lửa về bóng đá, sinh viên chúng tôi đang muốn vươn lên tới đỉnh nên hãy nhường cho chúng tôi. Tôi cũng nói với đại diện Oman như thế và họ rất vui vẻ đồng ý để giải tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5 tới".Với kinh nghiệm 3 lần tham dự AUFF, TS Phan Ngọc Sơn khẳng định sinh viên Việt Nam sẽ không thua kém ai nếu được đầu tư đúng mức: "Cơ duyên tôi đến với AUFF, là những lần đi ra nước ngoài mới thấy thể lực của các bạn sinh viên quốc tế rất tốt, các trường đều có các đội tuyển bóng đá. Việt Nam có lợi thế duy nhất là số lượng sinh viên đông, rất máu lửa với bóng đá nhưng thể lực và cơ sở vật chất còn yếu.Một động lực rất lớn của tôi, chính là khi cho các em ra ngoài cọ xát, nhìn thấy ánh mắt của các em toát lên nét tự hào lúc chào cờ, tôi tự nhủ tốn bao nhiêu cũng phải làm. Đứng cùng với các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Oman, Thái Lan… dù sinh viên Việt Nam có thể vẫn còn thua thiệt hơn về sức vóc, nhưng các em vào sân đều rất quyết tâm khi sánh vai tranh tài với các quốc gia anh em châu Á.Do vậy, tôi quyết định đầu tư căn cơ vào thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, tạo sân chơi cho các em để thấy rằng các em sinh viên Việt Nam không thua kém ai hết. Sinh viên Việt Nam đến từ một trường đại học ở Việt Nam thì chúng ta vẫn có quyền để ngang bằng với tất cả các bạn bè từ các trường đại học khác".DNTU: Đầu tư 6 ha làm tổ hợp thể thao hiện đại tại Long ThànhCũng theo TS Phan Ngọc Sơn, Trường DNTU đã quyết định sẽ đầu tư mạnh cho chiến lược xây dựng hệ sinh thái bóng đá và đào tạo chuyên sâu bóng đá. Ông bày tỏ: "Các em sinh viên được nhiều thứ: thỏa đam mê, cải thiện sức lực, vẫn hoàn thành đào tạo và tốt nghiệp đại học. Nếu em nào đam mê tiếp chúng tôi sẽ nâng cấp lên thành chuyên nghiệp. DNTU đang chuẩn hóa sân bãi, đã xây xong 1 sân cỏ nhân tạo 11 người để các bạn sinh viên tập luyện bóng đá như một môn thể thao ngoại khóa hàng ngày trong trường.Hiện tại, DNTU đang thỏa thuận với UBND tỉnh Đồng Nai thuê 20 ha đất ở Long Thành trong 50 năm. Trong đó, DNTU sẽ dành 6 ha để tạo thành quần thể thể thao, với tất cả các sân đạt chuẩn từ bóng đá, bơi lội, điền kinh, quần vợt, cầu lông… trong tổ hợp thể thao (complex) hoàn chỉnh, đồng bộ.Tôi tin rằng các trường nước ngoài làm được thì Việt Nam cũng làm được. Nếu DNTU đầu tư cơ sở vật chất tốt, các doanh nghiệp sẽ tài trợ nhiều vì họ rất cần các sản phẩm của DNTU, sẽ được làm nhiều thứ. Do vậy, chúng tôi xác định phải làm, nên làm và phải đạt chuẩn".
Tuổi trẻ Thừa Thiên - Huế ra quân Tình nguyện hè với nhiều hoạt động ý nghĩa
Chia sẻ với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hoa, Phó chủ tịch UBND TX.Mộc Châu (tỉnh Sơn La), cho biết trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 25.1 - 2.2, TX.Mộc Châu đã đón 105.000 lượt khách đến tham quan, du lịch. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ du lịch ước đạt hơn 136 tỉ đồng.Một trong những điểm nhấn đặc biệt khiến ngành du lịch Mộc Châu bội thu ngay trong những ngày đầu năm mới chính là mùa hoa mận nở rộ, đang tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút du khách từ khắp mọi nơi đổ về.Bên cạnh đó, mùa hoa mận nở đúng kỳ nghỉ tết nên khách du lịch có nhiều thời gian đến Mộc Châu vui chơi, du xuân. "Mùa hoa mận năm nay nở rộ và được đánh giá là mùa hoa đẹp nhất, hiếm có trong nhiều năm trở lại đây ở Mộc Châu", bà Hoa nói.Cũng theo đại diện lãnh đạo UBND TX.Mộc Châu, dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, địa phương đã chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động tham quan du lịch tại các điểm di tích, danh thắng. Đặc biệt là tại Khu du lịch Mộc Châu Island, Happy land, hồ Rừng Thông, hang Dơi, c hùa Vặt Hồng, thác Dải Yếm, phố đi bộ, đồi chè của Công ty Chè Mộc Châu, Công ty Chè Đài Loan, thung lũng mận Nà Ka. Trong đó, ngày mùng 1 tết, khách du lịch chủ yếu tập trung tại các điểm Hang Dơi, chùa Vặt Hồng và từ ngày mùng 2 đến mùng 5 tết tất cả các điểm tham quan, du lịch đều đông khách. Ngoài hoa mận, các vườn hoa anh đào, hoa cả, vườn hồng... trên địa bàn TX.Mộc Châu đang là những điểm thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh.Anh Vũ Trọng Hải, Chủ nhà vườn du lịch Bích Hạnh, ở Tiểu khu 34 Tân Tập (TX.Mộc Châu), cho biết gia đình có 1,5 ha trồng mận, hồng làm điểm check-in đón khách tham quan, chụp ảnh xuyên tết. Từ mùng 1 tết đến nay, mỗi ngày nhà vườn này đón 500 - 1.000 khách, giá vé vào cổng 30.000 đồng/người. Khu homestay của gia đình với 15 phòng lưu trú cũng luôn trong tình trạng "cháy phòng" do khách đặt quá nhiều.Theo anh Hải, những năm trước, hoa mận thường nở rải rác, mỗi cây có từ 2 - 3 đợt hoa nở. Nhưng năm nay gần như toàn bộ nụ hoa dồn lại, nở đồng loạt một đợt nên đây là mùa hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất trong nhiều năm trở lại đây."Mận trồng ở Mộc Châu có hai loại mận cơm và mận hậu. Giống mận cơm thì hoa nở dày hơn, cánh to hơn nên có những cành nở rộ dài như đuôi chồn. Còn giống mận hậu thì hoa thưa hơn. Năm nay, trong thời gian cây mận ủ mầm hoa, trời mưa nhiều cây đủ nước, đủ chất dinh dưỡng đã nảy nụ đồng loạt, nở rộ luôn trong một đợt. Có những cây đã bung hết hoa, nhìn rất đẹp", anh Hải nói.
Sáng 20.2, Giá vàng thế giới sau khi tăng lên kỷ lục trong chiều qua đã giảm xuống còn 2.940 USD/ounce. Tuy nhiên, tính trong vòng 24 giờ qua, vàng thế giới đã tăng 7 USD/ounce và hiện tại vẫn là mức rất cao trong vòng nhiều tháng qua.Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ ngày 20.2, giá vàng miếng được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC tăng 200.000 đồng, niêm yết mua vào ở mức 89,8 triệu đồng, bán ra 92,1 triệu đồng. Tốc độ tăng giá mua vàng miếng nhanh hơn bán ra đã khiến chênh lệch rút ngắn còn 2,3 triệu đồng/lượng thay vì 2,5 triệu đồng/lượng trước đó. Tương tự, vàng nhẫn cũng tăng. Cụ thể, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC tăng 100.000 đồng, được mua vào 89,6 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng.Tập đoàn Doji tăng 300.000 đồng, mua vào 90,4 triệu đồng, bán ra 92,1 triệu đồng.Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng 200.000 đồng, mua vào 90,3 triệu đồng, bán ra 92 triệu đồng…Giá vàng thế giới duy trì đà tăng mạnh và giữ nhịp ở mức cao khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ý tưởng mới là sẽ đánh thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, con chip và dược phẩm.Giá USD trong và ngoài ngân hàng đồng loạt tăng.Trong khi đó, giá USD thế giới tăng, chỉ số USD - Index thêm 0,1 điểm, lên 107,17 điểm. Đồng USD và các loại tiền tệ khác đã tăng trong bối cảnh thị trường lo lắng về chính sách thuế quan mới nhất từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cuộc đàm phán xoay quanh căng thẳng Nga - Ukraine.
Nhận định bóng đá, Thụy Sĩ vs Ý (1 giờ 45 ngày 6.9): ‘Azzuri’ cần phải thắng “Nati”
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.