Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn: 'Hãy sống như đời sông mà hát thành... đời sống là hỏng'
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.Khi nào đi xe không chính chủ mới bị phạt?
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank, nhận định triển vọng kinh tế thế giới 2024 được dự báo "hạ cánh mềm" bởi các rủi ro giảm tốc vẫn lấn át động lực tăng trưởng.
Rụng tóc sớm ở nam có điều trị được không?
Trường hợp thân nhân hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì sẽ được nhận phụ cấp. Mức phụ cấp là 2 triệu đồng/người. Đồng thời miễn giảm học phí cho con đẻ, con nuôi hợp pháp.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT, yêu cầu tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba vào lớp 10 theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập, chuẩn bị tốt các điều kiện, tạo tâm lý sẵn sàng dự thi đạt kết quả tốt.Lý giải với PV Thanh Niên về quy định "không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 3 năm liên tiếp", ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), phân tích: "Yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Vì vậy, trách nhiệm của các nhà trường khi dạy học ở cấp THCS là làm sao cho học sinh được học một cách toàn diện, được trang bị đầy đủ kiến thức phổ thông cơ bản làm nền tảng cho các em học tiếp các bậc cao hơn và định hướng nghề nghiệp tốt".Theo ông Thành, nếu chúng ta quy định môn thứ ba là cố định thì muốn hay không học sinh từ khi bắt đầu vào lớp 6 đã phải rất chăm chú, tập trung cho môn sẽ thi. Điều này ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng học tập các môn học khác, dẫn tới học sinh học không được toàn diện, thiệt thòi trong việc tích lũy kiến thức, phát triển năng lực của bản thân để học lên các bậc học cao hơn, cũng như tham gia vào thị trường lao động sau này."Chẳng hạn, nếu như quy định ba môn toán, văn và tiếng Anh, các em học sinh sẽ chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành thời gian cho các môn học khác về lịch sử, địa lý, tự nhiên, dẫn tới học sinh không được trang bị đầy đủ các kiến thức tự nhiên, xã hội để học lên các cấp học trên...", ông Thành dẫn chứng.Đề cập đến quy định môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kỳ 1 nhưng không muộn hơn ngày 31.3 hàng năm, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cho biết, quy định này nhằm cân đối cho các em học sinh tập trung hoàn thành tất cả các môn học theo chương trình, nhưng vẫn có đủ thời gian để ôn luyện, chuẩn bị cả về kiến thức, tâm lý cho các môn dự thi. Đồng thời, đảm bảo cân đối, công bằng giữa tất cả các địa phương trên cả nước để học sinh học tập và ôn thi.
Biểu tượng mặt trời ở Khuê Văn Các (Hà Nội) đã bị thủng trước... năm 1951?
Chia sẻ về sự nghiệp diễn xuất, Tường Vi tiết lộ có khoảng 15 năm phải đóng cảnh hôn đồng nghiệp. Trong đó, ấn tượng với cô là phân đoạn hôn đàn anh Bình Minh trong phim truyền hình Cá Rô em yêu anh. Lý giải về điều này, sao nữ 8X bộc bạch: “Hai anh em chúng tôi hôn tới 5 - 6 lần mà đạo diễn vẫn nói xấu quá. Cảnh đó chúng tôi diễn từ lúc tâm lý thoải mái, dễ chịu đến khi hoàn thành xong cả hai đều rất mệt mỏi”.Người đẹp 8X nói giai đoạn cô sung sức nhất trong nghề là vào những năm tháng tuổi trẻ, khi bản thân có được những vai diễn đầu tiên với nhiều điều mới mẻ, bỡ ngỡ. Khi đó, Tường Vi thừa nhận bản thân không ít lần bị đạo diễn trách vì không biết phải nhập vai thế nào cho chân thật. “Tôi của hiện tại trải nghiệm nhiều hơn và bất cứ vai diễn nào tôi cũng có sự đầu tư hơn”, sao phim Cô Thắm về làng bày tỏ.Theo Tường Vi, càng gắn bó, cô càng khắt khe hơn khi làm nghề. Người đẹp không cho phép bản thân đi trễ hay hời hợt với các cảnh quay, với mong muốn mang đến cho khán giả những dự án chất lượng nhất. Cô nói thêm: “Chẳng hạn như hôm sau đi quay cả ngày thì hôm trước tôi không đi chơi quá trễ. Tôi luôn ưu tiên dành thời gian để nghỉ ngơi vì thấy rằng nếu sức khỏe của mình không có, mình sẽ không làm được điều gì”. Về thông tin là “con cưng” của đạo diễn, Tường Vi nói trong công việc, không riêng gì cô mà diễn viên nào luôn đến đúng giờ, chuẩn bị tươm tất trước khi ra diễn đều được yêu quý. Người đẹp 8X nói thêm bản thân may mắn khi được làm việc với nhiều ê kíp khác nhau nên “sau mỗi lần tham gia phim, tôi đều rút ra kinh nghiệm cho bản thân”. “Khi có một vai diễn mới, các anh chị đều nghĩ đến tôi. Đó là điều khiến tôi cảm thấy vô cùng trân quý”, cô bộc bạch. Khi được hỏi về chuyện giữ lửa nghề, Tường Vi chia sẻ cô không theo một nguyên tắc hay công thức nào. Thay vào đó, người đẹp cho rằng nền tảng gia đình giúp cô cảm thấy thoải mái về tinh thần để làm nghề. “Tôi là người tích cực trong mọi hoàn cảnh, có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Những ngày đi quay, hiếm ai có thể rủ tôi đi chơi được lắm. Tôi thích về nhà vào buổi tối và thích cảm giác dậy sớm, không bị hối thúc”, cô cho hay. Ở tuổi 36, Tường Vi ưu tiên thời gian cho gia đình và sức khỏe, sau đó đến công việc rồi mới đến tình yêu, tình bạn. Cô giải thích thêm: “Nếu không có sức khỏe, mình sẽ không làm được gì cả. Tôi cũng là người rất yêu thương gia đình nhưng không thể hiện ra điều đó. Gia đình là sức mạnh tinh thần rất lớn. Khi mình có sức khỏe, có gia đình và có công việc tốt, mình mới có tinh thần thoải mái để ưu tiên cho tình bạn và tình yêu”.