Chọn phương thức nhiều cơ hội trúng tuyển ĐH nhất
Những ngày đầu năm 2025 này, sân Việt Trì đang là tâm điểm của bóng đá Đông Nam Á, với trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan lúc 20 giờ ngày 2.5. Riêng cá nhân Tiến Linh đang nung nấu quyết tâm rất đặc biệt.Cũng như mọi cầu thủ Việt Nam khác, chân sút sinh năm 1997 khao khát được ra sân và sút tung lưới "Voi chiến", để giúp thầy trò HLV Kim Sang-sik có lợi thế lớn nhất tạo đà cho trận chung kết lượt về sau đó 3 ngày.Đặc biệt, Tiến Linh càng có động lực lớn lao vì nếu một lần nữa ghi bàn vào lưới đối thủ Thái Lan ở trận đấu sắp tới, anh sẽ chính thức cán cột mốc 100 bàn thắng trong sự nghiệp của mình.Vào lúc này, Tiến Linh đã có 74 bàn thắng chuyên nghiệp cho CLB Bình Dương - đội bóng đầu tiên và duy nhất của anh, bao gồm 66 pha lập công tại V-League, 7 bàn ở Cúp quốc gia và 1 tại AFC Cup (nay là AFC Champions League 2).Ngoài ra, anh cũng đã có 25 bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam sau 56 trận, đứng thứ 3 trong lịch sử, chỉ kém 2 bàn so với người thầy cũ Lê Huỳnh Đức (27 bàn sau 52 trận) và đàn anh - người đứng đầu Lê Công Vinh (51 bàn, 83 trận).Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanSở hữu thành tích 99 bàn thắng ở tuổi 27 là sự ghi nhận cho tài năng và nỗ lực của chân sút sinh năm 1997, người từng nghĩ đến chuyện đi làm bảo vệ nếu không theo được nghiệp đá bóng, từng vượt qua chấn thương rất nặng để trở thành tay săn bàn hàng đầu đội tuyển Việt Nam.Trong màu áo đội tuyển Việt Nam danh sách "nạn nhân" của Tiến Linh trải dài từ Đông Nam Á với mọi đối thủ từng chạm trán như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore…, cho đến châu lục (Trung Quốc, UAE, CHDCND Triều Tiên, Oman…).Riêng đối thủ Thái Lan, đến bây giờ người hâm mộ vẫn còn nhớ khá rõ pha Tiến Linh lao người đánh đầu mở tỷ số trong trận chung kết lượt đi tại Mỹ Đình (hòa 2-2) ở AFF Cup 2022, để trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt Vua phá lưới (6 bàn).Tiến Linh từng lập cú đúp giúp đội tuyển U.22 Việt Nam hòa 2-2 và loại U.22 Thái Lan từ vòng bảng, sau đó đoạt tấm HCV SEA Games lịch sử tại Philippines 2019. Ở cuộc chạm trán gần nhất tại giải giao hữu hồi tháng 9.2024, Tiến Linh cũng xé toang hàng thủ Thái Lan để mở tỷ số cho đội tuyển Việt Nam.Đến AFF Cup 2024 lần này, Tiến Linh đã có cho riêng mình 4 pha lập công, trong đó có 3 bàn trong 3 trận gần nhất. Anh hiện như một quân bài tẩy đặc biệt lợi hại của HLV Kim Sang-sik, vào sân trong hiệp 2 khi đối thủ xuống sức để cùng Xuân Son tạo ra khẩu súng 2 nòng đã 8 lần khai hỏa trong 3 trận liền.Nhìn lại riêng trong năm 2024, Tiến Linh đã ghi đến 23 bàn thắng, giúp anh đang là đang là ứng viên hàng đầu cho cuộc đua Quả bóng vàng Việt Nam 2024, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh như Tuấn Hải hay Văn Toàn.Vào lúc này, chàng trai có 2 quê Hải Dương và Bình Dương đang tập trung cao độ để một lần nữa sút tung lưới Thái Lan, giúp đội tuyển Việt Nam đánh bại "Voi chiến" tại Việt Trì, tạo đà cho chiến thắng chung cuộc tại Rajamangala 3 ngày sau.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnSuarez từ chối theo chân Ronaldo đến châu Á để gia nhập CLB của Brazil
Bối cảnh quay clip của dì Ba và người cháu trai chỉ quanh quẩn ở vườn nhà, bên chiếc bếp lò, lúc ra mé sông hay lề đường… nhưng khiến bao người như được xem lại những thước phim tua ngược về ký ức tuổi thơ.Ngày nhỏ, anh Nguyễn Thanh Duy (34 tuổi, ngụ H.Châu Thành, An Giang) được cô Ba (chị gái của cha) ở nhà chăm sóc khi cha mẹ đi làm. Sau này, anh gọi là dì Ba theo cách gọi của anh em họ hàng. Dì Ba không có con, toàn bộ thời gian đều dành chăm sóc cháu, chu toàn việc nhà cửa.Quấn quýt bên dì Ba từ nhỏ, anh Duy luôn coi dì như người mẹ thứ hai. Sau khi học xong ngành điện công nghiệp ở TP.HCM, anh về Long An đi làm. Thấy anh ở trọ một mình, cơm hàng cháo chợ, dì Ba lên ở cùng để lo cơm nước. Dịch Covid-19 ập đến, hai dì cháu dắt díu nhau về quê.Gom hết tiền tích cóp, anh Duy mở quán cà phê nhỏ trước nhà, hằng ngày hai dì cháu cùng bán buôn. Trước tết, anh rủ dì Ba quay một đoạn clip để đăng lên mạng làm kỷ niệm. Bất ngờ, đoạn clip thu hút đông đảo lượt xem, nhiều người bình luận "xem clip nhớ lại tuổi thơ". Được động viên, hai dì cháu tiếp tục quay lại cuộc sống thường ngày, xây dựng kênh TikTok.Anh Duy kể: "Dì Ba 79 tuổi rồi nên ban đầu rất ngại máy quay, có người đi ngang là dì ngại, không quay được. Ngày thường dì ít nói, nói chuyện không lưu loát nên lúc quay, nhiều lúc mình phải nhờ dì nói lại. Có khi quay 4 tiếng mới xong được món ăn".Điều khiến kênh của hai dì cháu thu hút người xem là hình ảnh dung dị của cuộc sống thường ngày, trong không gian sinh hoạt của gia đình. Một số người xem xa quê bày tỏ rất xúc động, nghẹn ngào vì cảm giác như tua ngược thời gian về tuổi thơ khi xem clip.Đăng các đoạn clip lên mạng xã hội được 10 ngày, nhiều người thương quý, động viên hai dì cháu nên bán đặc sản quê hương để cải thiện thu nhập. Hành trình "khởi nghiệp" của hai dì cháu bắt đầu vài ngày trước tết với món bánh phồng An Giang."Chuyện quay clip của hai dì cháu cũng không dễ dàng vì chiếc điện thoại 64 GB nhiều lúc nóng quá nên bị đứng máy, phải đợi nguội mới quay tiếp được. Hoặc khi điện thoại báo đầy bộ nhớ, mình phải xóa clip cũ để quay tiếp. Một số nhân vật phụ thỉnh thoảng xuất hiện trong clip cũng là cha mẹ hoặc người nhà mình", anh Duy chia sẻ.Những đơn hàng đầu tiên được đặt, dì Ba cười hạnh phúc. Ngày nhiều nhất hai dì cháu bán được 6 đơn, ngày ít thì 1 - 2 đơn. Có những ngày đơn bị trả về, dì Ba lo lắng, đòi nghỉ bán vì "thấy lỗ vốn".Kể về những đoạn clip đã quay cùng cháu ruột, bà Nguyễn Ngọc Anh (79 tuổi) cười tâm sự, lúc đầu quay clip bà thấy rất ngại, không nói được câu nào. Sau nhiều lần, bà tập cách không chú ý đến máy quay thì mới nói được vài câu. Với cụ bà U.80, là "diễn viên chính" trong clip không khó vì cảnh quay chính là sinh hoạt hằng ngày, nấu món gì thì quay món đó."Duy ở với tôi từ ngày nhỏ xíu, tôi chăm đến lớn nên thương như con mình. Duy chịu khó đi làm, tiết kiệm, hiếu thảo với cha mẹ và cả với tôi. Vài đơn hàng nhưng đủ đi chợ lặt vặt hằng ngày. Được cháu đọc cho nghe lời động viên, chúc sức khỏe của những người lạ trên mạng, tôi thấy vui lắm. Trên mạng cũng nhiều người dễ thương", cụ bà chia sẻ.
Nắm bắt tâm tư, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho công đoàn viên chức
Tối ngày 12.1.2025, tại Gala Vinh danh và Trao giải WeChoice Awards 2024, giải thưởng "Trái tim dũng cảm" đã gọi tên Trung uý Nguyễn Đức Tài, nhân viên kỹ thuật nhà trạm Viettel Construction. Giải thưởng là sự ghi nhận xứng đáng cho hành động quên mình, cứu người trong hành trình ứng cứu thông tin của anh khi cơn bão Yagi càn quét vào tháng 9.2024.Anh Nguyễn Đức Tài từng là nhân viên kỹ thuật nhà trạm tại Tổng Công ty Công ty Công trình Viettel, đảm nhiệm công việc bảo trì hệ thống và phát triển hạ tầng mạng lưới trên những cung đường hiểm trở. Công việc của anh không chỉ đòi hỏi chuyên môn cao mà còn cần bản lĩnh kiên cường, lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao. Chính những phẩm chất này, được tôi rèn qua công việc hàng ngày đồng thời đây cũng chính là tinh thần của một người lính Viettel - luôn lấy phương châm "vì dân phục vụ" làm kim chỉ nam cho hành động. Và cũng chính những điều ấy đã dẫn dắt anh vào một bước ngoặt đầy thách thức và kiêu hãnh trong cuộc đời.Vào rạng sáng ngày 13.07.2024, tại Km11, Quốc lộ 34, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, Hà Giang, một trận sạt lở đất kinh hoàng đã ập đến, cướp đi sinh mạng của 11 người và làm 4 người khác bị thương. Trong đêm tối đó, khi nhận được thông báo từ người dân về đường cáp quang bị đứt, anh Tài đã vội vàng xuất phát lên hiện trường. Khoảnh khắc nguy hiểm nhất xảy ra khi anh Tài phát hiện một bé gái 7 tuổi đang gào khóc giữa đống đất đá. Dù biết rằng việc làm đó chẳng khác nào liều mạng, anh không hề do dự. Lòng dũng cảm và bản năng tốt đẹp của con người thôi thúc anh lao vào vùng nguy hiểm để cứu sống đứa trẻ. Giữa lằn ranh sinh tử, anh không nghĩ ngợi gì ngoài việc cứu lấy sinh mạng bé nhỏ ấy. Với anh, cứu người không phải là trách nhiệm mà là lựa chọn, và anh lựa chọn trong giây phút sinh tử quên đi chính mình. Sau khi đưa bé gái tới nơi an toàn, anh Tài tiếp tục quay lại hiện trường để tham gia cứu người.Trong khi làm nhiệm vụ, chiếc xe máy của anh bị vùi lấp dưới lớp đất đá dày đặc. "Tài sản có thể kiếm lại được nhưng những mạng sống đã mất thì không thể hồi sinh. Nhìn những ánh mắt hy vọng, những giọt nước mắt mừng rỡ của người dân khi thấy người cứu hộ đến, tôi không thể nào quên được. Và tôi chỉ ước mình có thể làm được nhiều hơn thế." - Anh nghẹn ngào chia sẻ tại sự kiện về những giây phút sinh tử.Hành động dũng cảm ấy không chỉ cứu sống một mạng người, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân. Để biểu dương tinh thần cứu người cao cả của anh, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã quyết định tuyển dụng anh Nguyễn Đức Tài vào hàng ngũ quân nhân chuyên nghiệp, đồng thời không lâu sau đó, phong anh quân hàm Trung úy - một sự ghi nhận xứng đáng cho người lính mang trong mình trái tim "vì dân".Phát biểu tại buổi lễ, Trung uý Nguyễn Đức Tài đồng thời nhấn mạnh: "Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel; Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel, đã trao cho tôi cơ hội và vinh dự này, tôi sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách được giao phó và cống hiến cho đất nước nhiều hơn nữa".Việc nhận được giải thưởng "Trái tim dũng cảm" tại WeChoice Awards 2024 đã vinh khắc họa rõ nét phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tinh thần bất khuất và kiên cường của "người lính Viettel". Với anh Tài, việc cứu người không phải là một nhiệm vụ hay công việc, mà là trách nhiệm thiêng liêng, là bản năng tự nhiên của một người luôn sẵn sàng xả thân vì lợi ích của cộng đồng. Đó không phải là sự lựa chọn. Đó là một phần trong lương tâm và trái tim của anh. Giải thưởng này như là lời tri ân dành cho anh Tài, người sẵn sàng đánh đổi sự an toàn của mình để bảo vệ tính mạng của người khác.Chặng đường từ một nhân viên kỹ thuật đến người lính mang quân hàm Trung úy, từ một người bình dị trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, anh Tài là hình mẫu của những người lính Viettel, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn sẵn sàng "đứng mũi chịu sào", sát cánh cùng nhân dân trong những thời khắc hiểm nguy. Đồng thời, đây cũng là minh chứng rõ nét nhất cho những giá trị cốt lõi mà Viettel luôn hướng tới: Đặt con người lên hàng đầu và sẵn sàng cống hiến vì cộng đồng.Với giải thưởng "Trái tim dũng cảm" tại WeChoice Awards 2024, có thể nói Trung úy Nguyễn Đức Tài đã khẳng định và lan tỏa được nguồn cảm hứng sống động về một tinh thần "Việt Nam tôi đó" - một Việt Nam luôn sáng bừng trong mọi nghịch cảnh, dù nhỏ bé nhưng ẩn chứa những sức mạnh phi thường và luôn được sưởi ấm bởi những trái tim không ngừng đập.
Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ.
Liên tiếp ngăn chặn thực phẩm bẩn đưa ra thị trường
Sinh năm 1955. Quê cha: Bến Tre. Quê mẹ: Kiên Giang. Nơi sinh: Thanh Hóa. Lớn lên tại Hà Nội .