8 cách tăng cường bảo mật cho điện thoại Android
Những hàng ghế đầy khán giả, với ánh mắt chăm chú hướng về màn hình máy chiếu để dõi theo từng đường bóng trong trận chung kết AFF Cup, trận đấu đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch. Ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM có một không gian để các thân nhân, bệnh nhân có thể đón xem và cổ vũ đội tuyển Việt Nam thi đấu.Tại đây, có những bệnh nhân dù hàng ngày phải đối mặt với những nỗi lo bệnh tật nhưng khi nghe Việt Nam thi đấu thì họ vẫn cố gắng đi xem để cùng những người bệnh nhân, thân nhân khác hòa vào không khí sôi động, quên đi nỗi đau bệnh tật để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.Không thể trực tiếp tới sân đón xem cổ vũ nhưng thông qua màn hình, những ánh mắt của những thân nhân, bệnh nhân đều chăm chú hướng về đội tuyển thi đấu trong suốt thời gian thi đấu. Mỗi lần như vậy, họ có thêm niềm vui tinh thần để chiến đấu với những nỗi lo, hay những nỗi đau bệnh tật.Hàng loạt ứng dụng hẹn hò có thể bị soán ngôi bởi Au 2 PC
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Sony công bố PS5 Access Controller cho game thủ khuyết tật
Đây là lô sách nhập khẩu từ Nhật Bản, bao gồm các đầu sách thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nội dung sách trải rộng từ các công nghệ hiện đại như cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, đến các lĩnh vực chuyên sâu như nhiệt động học, cơ học chất rắn và kết cấu.TS. Võ Tá Hân cũng đã nhiều lần tặng sách cho Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Năm 2023, ông tài trợ quyền truy cập vĩnh viễn 500 đầu sách điện tử (ebooks) từ Nhà xuất bản World Scientific (Singapore) cho thư viện nhà trường, với tổng trị giá khoảng 90.000 USD.TS. Võ Tá Hân sang Mỹ du học vào năm 1968 và tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) năm 1972. Sau đó, ông làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính tại nhiều quốc gia như Canada, Philippines và Singapore.Năm 1988, trong chuyến trở về thăm Việt Nam lần đầu tiên, ông nhận thấy sự thiếu thốn về tài liệu khoa học và kỹ thuật trong nước. Từ đó, ông khởi xướng chương trình "Books 4 Vietnam" nhằm quyên góp và chuyển sách khoa học kỹ thuật từ nước ngoài về Việt Nam. Trong hơn 30 năm qua, ông đã trao tặng hơn 1 triệu cuốn sách với tổng trị giá hàng triệu USD cho các thư viện, trường ĐH và cao đẳng trên cả nước.Tại buổi lễ, PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chia sẻ rằng 1.018 đầu sách do gia đình TS. Võ Tá Hân trao tặng sẽ đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho giảng viên, cán bộ và sinh viên. Đặc biệt, nguồn sách quý này không chỉ dành riêng cho Trường ĐH Bách khoa mà còn được chia sẻ với các trường ĐH khác qua hệ thống liên thư viện.Bà Lê Thị Mỹ Châu, phu nhân của TS. Võ Tá Hân, cho biết gia đình bà luôn mong muốn góp phần lan tỏa tri thức, đóng góp vào sự phát triển giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt thông qua việc trao tặng sách.Theo bà Châu, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là một trong những trường ĐH kỹ thuật hàng đầu của cả nước, đào tạo những thế hệ sinh viên xuất sắc, đóng vai trò như "cánh chim đầu đàn" trong lĩnh vực kỹ thuật. Do đó, bà mong rằng lượng sách và tri thức này sẽ giúp ích cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường. "Đó cũng là tâm nguyện của những người Việt Nam xa xứ như gia đình chúng tôi, luôn hướng về Việt Nam với mong muốn xây dựng và phát triển đất nước", bà Châu chia sẻ.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Thu, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết hiện nay nhiều trường ĐH trong nước vẫn còn thiếu hụt nhiều tài liệu về khoa học và kỹ thuật. Nhờ sự đóng góp của TS. Võ Tá Hân, trong nhiều năm qua, đã có hơn 1 triệu cuốn sách được chuyển về nước, giúp mở rộng tri thức cho đội ngũ giảng viên và sinh viên.Theo ông Thu, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM luôn cố gắng phát huy hiệu quả nguồn lực kiều bào, từ kinh tế, khoa học kỹ thuật đến tri thức. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của TS. Võ Tá Hân và nhiều trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong việc chung tay xây dựng thành phố.
Cảnh cùng khổ của gia đình chị Khổ
Những giờ qua, hành trình chữa bệnh của bé Bắp đang là tâm điểm trên mạng xã hội. Cùng với mẹ bé Bắp là chị Thu Hòa, thì tiktoker Phạm Thoại cũng là nhân vật được chú ý khi đồng hành cùng 2 mẹ con, đứng ra kêu gọi cộng đồng giúp đỡ Bắp. Trước tranh cãi của cộng đồng mạng xung quanh số tiền hơn 16 tỉ đồng ủng hộ, Phạm Thoại và ekip tuyên bố sẽ trả lời trong phiên livestream tối nay. Cũng trong tối qua, mẹ bé Bắp đã chính thức lên tiếng trả lời truyền thông về những ồn ào xoay quanh chuyện sử dụng tiền từ thiện, phân trần về câu hỏi của cư dân mạng về răng sứ hay chuyện cho con theo học trường quốc tế.Trong khi đó, dân tình cũng đang liên tục tranh cãi về một sản phẩm do Quang Linh Vlogs quảng cáo trong livestream của mình với lời giới thiệu hấp dẫn "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau". Tuy nhiên, ngay sau đó đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều cho rằng quảng cáo có phần lố về công dụng. Dòng xin lỗi mới đây của Quang Linh đã nhận được nhiều sự chú ý.Xu Hướng 24 là chương trình trực tiếp bàn luận về kinh tế, xã hội, được phát trực tiếp từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên các nền tảng Báo Thanh Niên. Quý vị hãy để lại bình luận hoặc câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp ngay trong chương trình.