Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.Phần mềm gián điệp nào khiến Apple phát cảnh báo khẩn?
Lễ hội Việt Nhật lần thứ 10 tại TP.HCM chủ đề "Cùng nắm chặt tay nhau - Đến tận mai sau" vừa khai mạc sáng nay, 8.3 tại Công viên 23.9, quận 1, TP.HCM thu hút hàng ngàn du khách hai nước. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cùng đoàn đại biểu hai nước thăm nhiều gian hàng tại đây, trong đó có gian hàng của JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, nghe giới thiệu về Trường ĐH Việt Nhật và nhiều dự án khác.Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, cho biết trong nhiều năm JICA đã và đang có cơ hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cương vị là cơ quan của chính phủ Nhật Bản triển khai các dự án hợp tác phát triển chính thức (ODA). Năm nay là lần thứ 4 JICA tổ chức gian hàng tại Lễ hội Việt Nhật. Các gian hàng của JICA được giới thiệu tại lễ hội nhằm mang các dự án hợp tác đến gần với công chúng hơn, thuộc 4 lĩnh vực: giáo dục, biến đổi khí hậu, phát triển cộng đồng và du lịch (cử tình nguyện viên Nhật Bản) và giao thông.Trong lĩnh vực giáo dục có Dự án nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Dự án hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ."Trường ĐH Việt Nhật (VJU - ĐH Quốc gia Hà Nội) là biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Nhật Bản được thành lập năm 2014. Từ năm 2015, JICA đã thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ trường đặt nền móng các chương trình đào tạo thạc sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 1.100 học viên và sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ của trường", ông Sugano Yuichi cho biết.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Hayashida Takayuki, chuyên gia JICA, điều phối viên Dự án hợp tác kỹ thuật nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU), cho biết tại trường đang có 6 chương trình bậc ĐH và 8 chương trình sau ĐH, các ngành học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội."Thế mạnh của Trường ĐH Việt Nhật là từ năm nhất, năm 2, sinh viên được tập trung học các môn học liên quan kỹ năng mềm, các kiến thức nhân văn, khuyến khích sáng tạo... trước khi sinh viên được học kiến thức chuyên môn vào năm 3, năm 4. Ngoài ra, tại trường thì sinh viên các ngành khác nhau, ở bậc thạc sĩ và cử nhân có thể cùng học tập, cùng nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trải nghiệm", ông Hayashida Takayuki cho hay.Ông Hayashida Takayuki cho hay thêm một ngành học đang được quan tâm tại VJU đó là ngành kỹ sư xây dựng, đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ, tại đây các sinh viên và học viên được học kỹ thuật xây dựng metro của Nhật Bản, được học hỏi, tham quan trên thực tế tại tuyến metro tại TP.HCM.Ông Hayashida Takayuki cho biết hiện nay Trường ĐH Việt Nhật đang nghiên cứu và có kế hoạch mở những ngành mới, chương trình đào tạo mới và đang chờ sự đồng ý, phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, để có thể tuyển sinh vào mùa thu 2025, cho năm học 2025-2026. Có thể kể tới như ngành nghiên cứu về châu Á (dạy bằng tiếng Anh); ngành hướng tới xây dựng và đào tạo nhân lực phục vụ ngành bán dẫn ở Việt Nam; ngành liên quan tự động hóa; ngành khoa học máy tính (đã có chương trình đào tạo cử nhân, trường đang cân nhắc mở chương trình đào tạo thạc sĩ). Tại lễ hội Việt Nhật 2025 hôm nay, bên cạnh các dự án về giáo dục, JICA còn trưng bày dự án về chương trình phái cử tình nguyện viên của JICA. Chương trình phái cử tình nguyện viên người Nhật sang Việt Nam đã được thực hiện trong vòng 30 năm qua với hơn 750 tình nguyện viên đã sang làm việc tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, phát triển cộng đồng...Và đáng chú ý là dự án xây dựng tuyến metro số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) được trưng bày và giới thiệu với du khách. Đây là một trong những dự án lớn nhất của JICA đã hoàn thành và bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 22.12.2024. Ngày mai, 9.3.2025, lễ khánh thành chính thức tuyến metro số 1 sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhiều chính khách 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.
Quy trình, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp
Với những khán giả yêu thích phim giờ vàng của VTV, Hà Việt Dũng không phải cái tên xa lạ. Anh từng xuất hiện trong nhiều tác phẩm như Bão ngầm, Anh có phải đàn ông không, Hành trình công lý, Cuộc chiến không giới tuyến và gần đây nhất là Độc đạo. Nam diễn viên mang vẻ đẹp trai lãng tử, chiều cao nổi bật, có thể thể hiện nhiều dạng vai khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết, để chạm được những thành công như hiện tại, chàng trai dân tộc Mường này đã vượt qua không ít khó khăn. Hà Việt Dũng chia sẻ anh sinh ra ở huyện Tân Lạc, một vùng quê nghèo ở Hòa Bình. Thời điểm đó, vì gia đình khá khó khăn, từ nhỏ anh đã biết làm những công việc vặt phụ giúp bố mẹ, đi đốt lò vôi kiếm tiền mua sách vở."Những tháng hè, cả nhà tôi phải đi cào hến để bán, một rổ hến chỉ tầm 15.000 - 20.000 đồng. Nhà tôi không có ruộng, phải đong gạo từng bữa một. Có thời điểm, mẹ tôi phải đi vay 70.000 đồng để ăn tết. Tôi thấy cuộc sống thật sự bế tắc nên học xong cấp ba, tôi quyết định không học thêm nữa mà đi làm. Nhưng được một thời gian thì tôi có giấy gọi nhập ngũ và đi hai năm. Ra quân tôi cũng ở nhà một thời gian nhưng không có việc gì để làm nên quyết định Nam tiến tìm cơ hội. Khi đi, tôi xác định chỉ cần tìm vùng đất để thoát khỏi khó khăn của mình", nam diễn viên chia sẻ. Một mình bắt xe đò lặn lội vào miền Nam, Hà Việt Dũng cho biết anh bắt đầu mưu sinh bằng công việc đánh giấy nháp tại Đồng Tháp. Sau đó, nam diễn viên lại lên TP.HCM tìm việc, chọn những nơi được bao ăn, bao ở để khỏi phải thuê trọ. Anh từng làm việc tại nhà hàng tiệc cưới, được trả mức lương 1,4 triệu đồng/tháng. Theo nam diễn viên, cuộc đời anh trải qua nhiều bước ngoặc. Bởi khi làm phục vụ ở nhà hàng, Hà Việt Dũng được một người giới thiệu đi học người mẫu và sau đó bén duyên với nghề người mẫu. Từ cơ duyên này, anh được nhiều người biết đến, dần có cơ hội tham gia phim ảnh. Bên cạnh sự nghiệp thành công, Hà Việt Dũng còn được ngưỡng mộ bởi cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bên bà xã xinh đẹp Hà Thị Nhung, người dân tộc Thái. Cặp đôi kết hôn năm 2018 và đã có cô con gái 5 tuổi. Chia sẻ về chuyện quen nhau 2 tháng đã tiến tới hôn nhân, bà xã Hà Việt Dũng cho hay: "Tôi và anh Dũng quen biết nhau qua sự kết nối của một người em trong làng. Ban đầu, cả hai chưa nói chuyện với nhau nhiều, cũng có gián đoạn một thời gian. Tình cờ có lần tôi xem chương trình về anh Dũng và gia đình anh ấy thì thấy cảm động quá. Tôi mới chủ động nhắn tin cho anh và bắt đầu nói chuyện nhiều hơn. Anh Dũng là người dân tộc Mường, còn tôi là người dân tộc Thái. Thời điểm hai đứa quyết định đưa về nhà, hai nhà gặp nhau thì thấy chỉ có ngày đó là phù hợp nhất để cưới. Thế là hai vợ chồng gấp rút chuẩn bị đám cưới".Sau khi kết hôn, thời gian đầu vợ chồng Hà Việt Dũng lập nghiệp ở Đà Nẵng. Nam diễn viên thừa nhận giai đoạn đầu cũng gặp nhiều khó khăn vì cả hai thiếu kinh nghiệm làm kinh doanh. Đến khi tham gia bộ phim Bão ngầm, cả hai mới quyết định chuyển về lại Hòa Bình sinh sống để thuận tiện cho công việc. Nói về cuộc sống hôn nhân, nam diễn viên 8X cho biết vợ anh khá cá tính, mạnh mẽ, có thể chu toàn mọi việc để anh an tâm làm nghề. Anh bày tỏ hạnh phúc khi vợ rất thông cảm, thấu hiểu cho công việc của mình. Theo nam diễn viên, từ khi kết hôn, anh có mục tiêu rõ ràng hơn để chăm lo cho gia đình, vợ con.
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Premier League: Ai đang… hưởng lợi nhờ Covid-19?
Ngày 20.1, thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, cho biết địa phương có 6 phó giám đốc sở đăng ký nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, 6 phó giám đốc sở đăng ký nghỉ hưu trước tuổi, gồm: ông Lưu Văn Đặng, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đăng ký nghỉ hưu trong tháng 4.2025. Hiện ông Đặng vẫn còn gần 8 năm công tác.Ông Phạm Văn Mạnh, Phó giám đốc Sở GTVT, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 11.2025 (thời gian công tác còn 5 năm 10 tháng); ông Nguyễn Văn Phò, Phó giám đốc Sở Tài chính, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 7.2025 (thời gian công tác còn 5 năm 7 tháng).Ông Lê Quy, Phó giám đốc Sở Nội vụ, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 3.2025 (thời gian công tác còn 4 năm 9 tháng); ông Trần Ngọc Lâm, Phó giám đốc Sở Xây dựng, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 5.2025 (thời gian công tác còn 3 năm 8 tháng). Ông Nguyễn Ngọc Lũy, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 5.2025 (thời gian công tác còn 3 năm 7 tháng).Tỉnh Đắk Nông đang tích cực triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW theo đúng lộ trình. Tỉnh này đã có chủ trương kết thúc hoạt động 10 tổ chức, cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh; sáp nhập 10 sở thành 5 sở.