$607
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của cờ vua mini bỏ túi. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ cờ vua mini bỏ túi.Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của cờ vua mini bỏ túi. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ cờ vua mini bỏ túi.Vệ sĩ riêng của Messi là Yassine Chueko, cũng đã trở nên nổi tiếng trong hơn 2 năm qua, khi luôn sát cánh cùng danh thủ người Argentina ở mọi trận đấu của Inter Miami. Vệ sĩ này vừa chính thức tuyên bố, sẵn sàng thượng đài thay thân chủ của mình trước lời thách đấu của võ sĩ kiêm YouTuber Logan Paul, vì vụ kiện tranh chấp pháp lý về một loại thức uống dinh dưỡng thể thao giữa 2 bên."Messi chỉ là một cầu thủ bóng đá tại MLS (giải bóng đá nhà nghề Mỹ), anh ấy không phải là một võ sĩ, và nếu Logan thực sự muốn đấu, muốn thượng đài vì vụ kiện, anh ta nên đối đầu với tôi", Yassine Chueko bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn mới đây. Trước đó, Logan Paul tuyên bố: "Nếu Messi muốn êm xuôi vụ kiện tranh chấp pháp lý về bản quyền loại thức uống dinh dưỡng thể thao của tôi, anh ấy nên thượng đài với tôi. Nếu anh ấy đồng ý, tôi sẽ rút ngay đơn kiện".Messi và Logan Paul hiện đều đang sở hữu một loại thức uống dinh dưỡng thể thao được cho có kiểu dáng khá giống nhau. Các bên đều khởi kiện, vì cho rằng đối thủ đã sao chép từ logo, hình dáng đến chất lượng của sản phẩm. Các loại thức uống này hiện đang thịnh hành và trở thành sản phẩm bán rất chạy ở Mỹ cùng nhiều nơi khác trên thế giới.Vụ kiện giữa phía Messi và Logan Paul đến nay chưa có kết luận cuối cùng bên nào đã sao chép bản quyền của nhau. Trong khi đó, Logan Paul đã gây sốc với lời thách đấu công khai Messi trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube hay TikTok.Yassine Chueko vì thế đã lên tiếng bảo vệ thân chủ của mình, cùng tuyên bố sẵn sàng thay Messi lên thượng đài với Logan Paul, nếu võ sĩ kiêm YouTuber này vẫn còn giữ lời thách đấu.Theo tờ La Nacion (Argentina), Yassine Chueko từng là một cựu đặc nhiệm Hải quân Mỹ, phục vụ ở Iraq và Afghanistan. Bên cạnh đó, vệ sĩ này cũng là một chuyên gia về võ thuật hỗn hợp. Do đó, nếu Logan Paul đồng ý thượng đài, đó sẽ là cuộc đấu rất thú vị.Nhờ sở hữu bản lý lịch nặng ký về khả năng bảo vệ các nhân vật quan trọng, Yassine Chueko đã được ông David Beckham thuê bảo vệ Messi, từ khi danh thủ này quyết định chọn gia nhập Inter Miami hồi tháng 7.2023. Đến nay, số tiền ông David Beckham chi ra để thuê Yassine Chueko đã được hé lộ, lên đến từ 3 triệu USD hoặc 3,5 triệu USD/năm, thay vì chỉ có khoảng 250.000 USD như một số nguồn tin cho biết, theo tờ Marca (Tây Ban Nha) và tờ The Sun (Anh) xác nhận. ️
Cũng "bắt trend" món bánh phô mai sữa nướng, Lê Thị Ngọc (28 tuổi), ngụ tại hẻm 278 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.HCM, chia sẻ: "Đây là món "trend" mình bắt chước học theo vì nguyên liệu và cách làm rất đơn giản. Dù chỉ là làm theo phong trào nhưng mình thấy món này khá ngon, lạ miệng. Tuy nhiên, mình ăn đến que phô mai thứ 3 thì có phần hơi ngán", Ngọc nói.️
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa? ️