Quảng Ngãi: Khởi tố nhóm bị can đánh bạc trên mạng
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.'Bản copy' Angkor Wat đang xây dựng ở Thái Lan bị Campuchia chỉ trích
Brazil, nguồn cung cà phê lớn nhất thế giới, đang vào vụ thu hoạch nhưng giá cà phê vẫn giữ đà tăng. Kỳ hạn tháng 7 tăng 3,3 USD lên 5.686 USD/tấn, tháng 9 giảm 1 USD xuống 5.301 USD/tấn, tháng 12 tăng 51,7 USD lên 5.469 USD/tấn.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.5.2024
Sáng 20.3, cổ phiếu PNJ của Công ty cổ phần vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - đơn vị sản xuất vàng nữ trang top đầu tại Việt Nam - đang giao dịch trên 89.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 1.000 đồng so với hôm qua. Dù vậy, giá cổ phiếu PNJ hiện vẫn giảm gần 6% so với đầu tháng 3 và giảm gần 9% so với đầu năm.Việc lao dốc liên tục của cổ phiếu PNJ trong thời gian qua hoàn toàn trái ngược với xu hướng giá vàng thế giới lẫn trong nước liên tục tăng cao và lập kỷ lục mới. Nếu so với mức đỉnh vào cuối tháng 8.2024 trên 109.000 đồng thì cổ phiếu PNJ đã bốc hơi 20.000 đồng, tương đương giảm 18%.Hiện mỗi lượng vàng miếng trong nước được bán ra lên 100,4 triệu đồng. Riêng vàng nhẫn trên thị trường còn cao hơn như Bảo Tín Minh Châu bán ra lên đến 100,9 triệu đồng/lượng và mua vào 99,25 triệu đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, mỗi lượng vàng miếng SJC đã tăng 16,2 triệu đồng, tương ứng tăng 19,2% so với đầu năm. Trong khi đó, vàng nhẫn tăng vọt đến 16,7 triệu đồng/lượng, tương ứng tăng gần 20% dù chưa hết 3 tháng đầu năm nay. Giá vàng tăng vọt trong năm vừa qua nhưng với việc kiểm soát mua bán vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước trong gần 1 năm qua, PNJ không có tên trong danh sách các đơn vị được Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng trực tiếp để đưa ra thị trường. Dù vậy, cả năm 2024, PNJ đạt doanh thu thuần hơn 37.823 tỉ đồng, tăng 14,1% so với năm 2023 và lợi nhuận sau thuế đạt 2.115 tỉ đồng, tăng 7,3%. Trong đó, doanh thu trang sức bán lẻ tăng 14,4%; doanh thu trang sức bán sỉ tăng 34,6% và doanh thu vàng 24K tăng 11,5% chủ yếu do tăng mạnh nhờ sự sôi động của thị trường trong nửa đầu năm...PNJ vừa tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2024 cho cổ đông với tỷ lệ 6%/cổ phiếu (1 cổ phiếu sẽ nhận được 600 đồng). Với hơn 337,9 triệu cổ phiếu PNJ đang lưu hành trên thị trường, ước tính PNJ đã chi hơn 202,7 tỉ đồng cho đợt chi trả cổ tức cho cổ đông lần này. Đồng thời, công ty cũng chốt ngày đăng ký cuối cùng để tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra trong tháng 4.
Cách để con bắt nhịp đến trường sau tết
Phía trước tay lái chồng ly nhựa cao nghệu, chai nước đường, ca hạt trân châu, nước uống, bịch nylon... Một lần, tôi ghé mua đứng lại hơi lâu và nghe câu chuyện của chị.Trước kia chồng chị làm thợ hồ, bị té gãy tay phải bắt 6 con ốc vít, thấy vợ bán đậu hũ cực quá, tay chưa lành hẳn anh đã đi làm trở lại mong chia sẻ bớt phần nào cho vợ. Vì đi làm sớm, cái tay như bị "chênh", xương nhô lên nhói nhức mỗi khi trở trời. Không có tiền để mổ, coi như cam chịu. Sinh con muộn, con gái năm nay học lớp 12, tiền học thêm, học phí ở trường... Mình chị cáng đáng hết.27 năm gánh đậu hũ đi bán khắp nơi, vừa gánh vừa chạy. Mỗi ngày đi về cả chục cây số là bình thường. Qua năm thứ 28, một lần chị đang gánh bị ngã khuỵu, hai cái vai đau khủng khiếp. Đi bệnh viện bác sĩ không cho gánh nữa, bảo rằng, dây thần kinh bị chèn ép, nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến vận động.Mấy cô khách quen thấy vậy cho chị tiền mua chiếc xe đạp.Đi từ sớm đến trưa mới về nhà, nghỉ ngơi một chút rồi nhồi bột năng làm trân châu. Mỗi ngày làm 3 ký bột, nhờ có cô em phụ giúp nên đỡ phần nào.Nửa đêm người ta chưa ngủ thì hai chị em thức dậy nấu đậu đến sáng mang đi bán luôn. Lúc này bán chậm, nhiều hôm 2 giờ chiều mới hết. Vừa rồi đám giỗ mẹ mà không có tiền về Quảng Ngãi, ngồi buồn nhớ mẹ không kìm được nước mắt.Tôi không biết an ủi chị thế nào, mỗi lời nói của tôi, không khéo có thể làm chị buồn, tủi phận hơn. Chị hé vai áo cho tôi xem hai cái hõm sâu đều hai bên, dấu vết 27 năm gánh đậu hũ. Nhìn hai dấu sẹo lõm trên vai của chị, tôi chỉ biết thở dài, nó đã kể hết câu chuyện một đời vất vả, lam lũ từ khi bỏ xứ vào Sài Gòn làm ăn.2. Mỗi lần có dịp ra khu ẩm thực đối diện chợ Nguyễn Văn Trỗi, tôi hay ghé ăn chén đậu hũ, nghe chị bán đậu kể chuyện đời.Câu chuyện giữa chúng tôi luôn dông dài.Hồi lấy chồng đến khi có con, chị không có công việc làm ăn ổn định, chỉ đi bó bông điệp bán cúng rằm, mùng một. Một người hàng xóm rủ chị vào Sài Gòn làm ăn.Chị nhớ như in đó là ngày 23 tháng giêng năm chị 26 tuổi, chị hàng xóm dẫn ra chợ Bà Chiểu sắm cho đôi gióng bằng mây, cái rổ đựng lò bằng tre.Trước chị bán ở bờ kè đắt lắm, nhưng rồi đau lưng gánh đi không nổi nên chọn ngồi ở hẻm này đã 26 năm rồi. Khách ăn thời còn sinh viên, ra trường về quê làm việc, lập gia đình. Đến đời con cái họ vào Sài Gòn học cũng đến đây ăn đậu hũ.Hồi còn gánh đi bán dạo đau vai lắm. Đòn gánh vừa chạm vào vai là đau nhói, nhưng một lúc, vai nóng lên cảm giác hết đau. Chiều về, chỗ gánh bị lở ra phải bôi thuốc. Vết thương se mặt lại, êm được buổi tối. Ngày mai gánh thì nó lở tiếp... Vai áo phải may đệm mấy lớp mút mềm bên trong. Bây giờ còn để lại hai cái hõm sâu trên vai, rờ vào thấy lợn cợn như thịt bị nát. Chị bảo tôi lấy tay ấn xem, quả đúng vậy, ở hai chỗ lõm, bên trong đầy các hạt lộm cộm.Có rất nhiều gánh, xe đẩy, xe đạp đậu hũ trên khắp đường phố Sài Gòn. Tôi không biết có bao nhiêu gánh đậu hũ lõm vai đưa con vào đại học, giúp đỡ người ở quê, tích lũy khi về già... Người miền Trung cần cù chịu khó, Sài Gòn là vùng đất rộng mở, hết thế hệ này đến thế hệ khác tìm đến nối tiếp cuộc mưu sinh xa xứ!