Hôm nay TP.HCM nắng nóng sát mốc lịch sử, Nam bộ nhiều nơi 40 độ C
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.Giáo viên mầm non trổ tài múa rối, vừa đàn vừa hát
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 22.1 (ngày 23 tháng chạp), rất đông người dân có mặt tại khu vực gần chùa Trấn Quốc (P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, Hà Nội) để thả cá chép trong ngày cúng ông Công, ông Táo. Tại đây, có ít nhất 2 chiến sĩ Công an P.Yên Phụ, cán bộ P.Yên Phụ… có mặt để vận động, hướng dẫn người dân thả cá đúng nơi quy định.Do nguồn nước dưới hồ Tây bị ô nhiễm, cá chép thả xuống chỉ sống được vài giờ rồi chết nên Công an P.Yên Phụ đã vận động người dân thả cá chép vào xô rồi chở ra sông Hồng.Tuy nhiên, ở một số điểm không có cơ quan chức năng, người dân tự do thả cá xuống hồ. Một lượng cá chép sau khi được thả đã chết ngay lập tức. "Sáng nay, cá chép dưới hồ Tây chết nhiều, chúng tôi phải vớt một lượt rồi. Những con cá gần bờ không bơi được ra giữa hồ mấy tiếng nữa cũng sẽ chết", một cán bộ tại P.Yên Phụ nói.Mang 3 con cá chép đỏ đến thả ở hồ Tây nhưng được lực lượng chức năng hướng dẫn thả vào xô, anh Đinh Văn Du (trú Q.Tây Hồ) chia sẻ, thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời là nét đẹp, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Năm nay, có cả lực lượng công an vận động người dân thả cá chép vào xô rồi chở ra sông Hồng."Chúng tôi rất hưởng ứng hành động này của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vẫn có một số người không làm theo mà đổ cả tro của bát hương xuống hồ khiến nguồn nước ô nhiễm, nay càng ô nhiễm nghiêm trọng", anh Du nói. Theo quan sát, càng về trưa, người dân thả cá càng đông.
Hai bạn già ngồi xe lăn cùng khởi nghiệp livestream
Tiếp nối bản Honda SH Vetro, mới đây lô xe Honda SH150i Sport Edition 2025 đầu tiên nhập khẩu từ Italia (Ý) vừa gia nhập thị trường Việt Nam. Đây là phiên bản mới nhất của dòng xe tay ga cao cấp Honda SH do nhà máy Honda Italia Industriale S.P.A ở Atessa, Ý sản xuất vào đầu năm 2025. Được biết, lô xe SH150i Sport Edition 2025 đầu tiên xuất xưởng có số lượng khoảng 300 chiếc, trong đó một lượng lớn đã được nhập về Việt Nam.Tương tự phiên bản "hàng hiếm" SH Vetro, lô xe Honda SH150i Sport Edition 2025 vừa in bánh lên dải đất hình chữ S không phải do Honda Việt Nam (HVN) nhập khẩu, phân phối mà thông qua Cub House - một cửa hàng chuyên kinh doanh xe máy nhập khẩu ở TP.HCM. Theo đại diện đơn vị nhập khẩu phân phối, đây là lô xe SH150i Sport Edition 2025 đầu tiên về Việt Nam, phiên bản này có hai lựa chọn màu sắc (gồm trắng, đen - PV) và có khá nhiều điểm khác biệt về diện mạo so với Honda SH160i hay SH350i tại thị trường Việt Nam.Thực tế về cơ bản, là một sản phẩm toàn cầu của Honda do đó phiên bản SH150i Sport Edition 2025 vẫn có kiểu dáng thiết kế tương tự bản SH Vetro nhập Ý hay Honda SH160i do HVN sản xuất. Tuy nhiên, điểm khác biệt tạo nên sự đặc biệt cho SH150i Sport Edition 2025 đến từ cách phối màu, bộ tem trang trí cũng như một số chi tiết bên ngoài và độ hoàn thiện của xe.Cụ thể, SH150i Sport Edition 2025 với hai lựa chọn màu sắc (trắng, đen) đều có "dàn áo" phối màu sơn đen nhám kết hợp một số chi tiết sơn bóng tôn lên nét hiện đại, sang trọng cho dòng xe tay ga này. Đáng chú ý, bộ tem với các họa tiết có đồ họa bắt mắt đi kèm dòng chữ SH, Sport Edition và biểu tượng quốc kỳ Italia trang trí trên yếm trước, hai bên thân xe… không chỉ tạo sự khác biệt với các phiên bản còn lại mà còn giúp ngoại hình xe thêm hiện đại, thể thao hơn.Hai bên sườn xe bên dưới sàn để chân cũng được trang trí thêm dòng chữ Honda phản quang, chắn bùn trước còn có dải tem mang dòng chữ "Made in Italy" trong khi cặp đèn vàng phản quang được gắn trên hai giảm xóc phía trước. Đây là cũng là điểm khác biệt của SH150i Sport Edition 2025 so với SH350i (đèn phản quan tích hợp trên chắn bùn trước) tại Việt Nam.Đặc biệt, bên dưới mảng ốp nhựa thân xe phía sau còn có một khe nhỏ gắn biển kim loại in một số thông tin về xe như nhà máy sản xuất, số khung, mã kiểu loại xe… Phiên bản này cũng được nhà máy Honda Italia Industriale S.P.A trang bị gói phụ kiện đi kèm gồm thùng chứa đồ gắn phía sau tích hợp tựa lưng cho người ngồi sau, kính chắn gió và ốp chắn bảo vệ tay lái thiết kế trong suốt…Toàn bộ hệ thống đèn trên Honda SH150i Sport Edition 2025 đều được trang bị công nghệ đèn LED với đồ họa và hiệu ứng ánh sáng bắt mắt. Phiên bản này cũng có cụm đồng hồ hiển thị gồm hai màn hình LCD phân tầng hiển thị đầy đủ thông tin xe, tích hợp tính năng kết nối điện thoại thông minh qua bluetooth; khóa thông minh Smart Key; cổng USB và hộc chứa đồ dưới yên dung tích 28 lít; mâm đúc 16 inch đi kèm bộ lốp của Michelin. Giống như SH150i Vetro, Honda SH150i Sport Edition 2025 cũng dùng động cơ eSP+, xi-lanh đơn dung tích 150cc, làm mát bằng dung dịch, phun xăng điện tử, sản sinh công suất 16,6 mã lực. Tuy nhiên, động cơ này được tinh chỉnh đạt tiêu chuẩn khí thải EURO5+. SH150i Sport Edition mới cũng được trang bị hệ thống kiểm soát lực kéo (HSTC), công nghệ phanh ABS 2 kênh.Tại thị trường xe máy Việt Nam, dòng xe tay ga Honda SH nói chung được định vị ở phân khúc xe tay ga cao cấp. Với kiểu dáng hiện đại, đây không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn được ví như món đồ thời trang của chủ sở hữu. Những năm gần đây, với chiến lược phát triển sản phẩm của HVN, Honda SH đã có khá nhiều phiên bản như SH125i, SH160i và SH350i… Tuy nhiên, Honda SH nhập khẩu từ Ý còn được dân chơi xe quen gọi là "SH Ý" ngoài cái mác xe nhập khẩu vẫn mang nét cá tính, khác biệt và đẳng cấp riêng. Honda SH150i Sport Edition 2025 cũng như dòng SH nhập khẩu từ Ý nói chung được đánh giá cao về độ hoàn thiện cũng như khả năng vận hành. Đây chính là lý do, giúp "SH Ý" và mới nhất là bản SH150i Sport Edition 2025 vẫn được khách hàng cũng như giới chơi xe săn lùng dù cho giá bán lên tới hàng trăm triệu đồng.
Đã tham gia IRONMAN và IRONMAN 70.3 ở khắp 5 châu lục, VĐV Lâm Túc Ngân đánh giá việc toàn bộ khu vực tổ chức được đặt trong khuôn viên một khu phức hợp tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ tiện ích về lưu trú, ẩm thực, giải trí... là một điểm cộng lớn của giải đấu tại Phú Quốc. Nhờ vậy, các VĐV có thể di chuyển dễ dàng giữa khu vực thi đấu và nơi lưu trú, cũng như kết hợp khám phá các tiện ích giải trí khác trong khu vực.
Mẹ ơi, đừng la cô nữa!
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án khai thác và bán trái phép quặng đất hiếm sang Trung Quốc.Trong vụ án, C03 đề nghị truy tố 27 bị can ở 6 tội danh. Trong đó, ông Bùi Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Công ty CP Tập đoàn Thái Dương (Công ty Thái Dương), bị đề nghị truy tố 3 tội: vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường.Kết luận điều tra cáo buộc Công ty Thái Dương đã khai thác, bán trái phép hơn 10.292 tấn quặng đất hiếm hàm lượng TREO 18 - 20%, trị giá 403 tỉ đồng và 280.846 tấn quặng sắt, trị giá 333 tỉ đồng tại mỏ Yên Phú (Yên Bái), qua đó hưởng lợi bất chính 736 tỉ đồng.Theo kết luận, một trong số khách hàng mua đất hiếm của Công ty Thái Dương là ông Lưu Đức Hoa (người Trung Quốc).Ông Hoa kinh doanh tự do, từng thuê đất, mở xưởng chế biến tinh quặng đất hiếm tại Hải Phòng và chỉ đạo sản xuất, trộn tinh quặng đất hiếm để xuất khẩu sang Trung Quốc.Ông Hoa đã mua 2.160 tấn quặng đất hiếm hàm lượng 14 - 17% (chưa được chế biến sâu) của ông Huấn. Sau đó, ông Huấn chỉ đạo bị can Nguyễn Thanh Đoàn (Phó giám đốc Công ty CP Thương Bình Trường Sơn; bị đề nghị truy tố về tội buôn lậu) vận chuyển số hàng này từ mỏ Yên Phú về các xưởng, thuê công nhân tinh chế lên hàm lượng từ 20 - 30%.Do nguồn gốc quặng của ông Huấn không hợp pháp và hàm lượng 30% chưa đủ điều kiện xuất khẩu nên ông Hoa chỉ đạo nhân viên pha trộn thêm các hóa chất và phụ gia tạo thành hỗn hợp chất màu trắng đục.Đất hiếm sau đó được đóng gói trong các bao bì có sẵn nhãn hiệu "Bảo Khang Rice, Chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng. NET WEIGHT: 50kg" nhằm ngụy trang, che giấu quặng đất hiếm. Đồng thời, thuê Khâu Vỹ Bung, Giám đốc Công ty GUANGZHOU (trụ sở tại Trung Quốc), làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo là "Hỗn hợp chất Oxalate" nhưng thực chất là đất hiếm, từ Việt Nam sang Trung Quốc để hợp thức.Khâu Vỹ Bung sau đó liên hệ và thuê Trần Đức, Giám đốc Công ty TNHH Dương Liễu Logistics (bị đề nghị truy tố tội buôn lâu), làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng "Hỗn hợp chất Oxalate" theo yêu cầu của Lưu Đức Hoa.Trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, do hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên ông Đức sử dụng pháp nhân công ty của mình để khai báo đất hiếm là chủ hàng, lập các hóa đơn thương mại hợp thức hóa nguồn gốc cho hàng hóa mở tờ khai xuất khẩu. Việc này vi phạm quy định của luật Hải quan.Với thủ đoạn nêu trên, từ ngày 5.5 - 2.9.2023, ông Đức đã mở 8 tờ khai tại Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ (TP.Hải Phòng) để xuất khẩu mặt hàng là "Hỗn hợp chất Oxalate" tổng khối lượng 200,78 tấn, trị giá 501.950 USD.Thực tế, số hàng hóa trên là đất hiếm đã được ông Lưu Đức Hoa pha trộn, ngụy trang để xuất khẩu trái phép. Tính theo đơn giá quặng đất hiếm hàm lượng TREO 14-20%, cảnh sát cáo buộc Hoa buôn lậu 200,78 tấn với trị giá 341.326 USD (tương đương hơn 7,8 tỉ đồng).Ông Hoa xuất cảnh về Trung Quốc ngày 24.9.2023 nên C03 đã gửi văn bản sang Cục Đối ngoại (Bộ Công an), đề nghị phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc xác minh lý lịch, quá trình chấp hành pháp luật nhưng không có kết quả. Ngày 14.12.2024, cảnh sát ra quyết định truy nã trong nước và đề nghị truy nã quốc tế với ông Lưu Đức Hoa về tội buôn lậu.Ngoài ông Hoa, C03 cũng xác định ông Lưu Vũ (Liu Yu, 52 tuổi, quốc tịch Trung Quốc; bị đề nghị truy tố tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có) đã mua 1.953 tấn đất hiếm với tổng giá trị hơn 70 tỉ đồng của ông Đoàn Văn Huấn và đã thanh toán gần 60 tỉ đồng, còn nợ 10,9 tỉ đồng, dù biết rõ quặng đất hiếm đang mua bán là vi phạm pháp luật.