Chiêm ngưỡng thác nước 3 tầng giữa đại ngàn Trường Sơn
Ngày 16.3, tin từ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, lực lượng của đơn vị tổ chức tìm kiếm, cứu được 2 ngư dân bị nạn, trôi dạt trên vùng biển Tây Nam.Trước đó, khoảng 5 giờ ngày 15.3, trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên vùng biển Tây Nam, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 nhận tin báo có 2 ngư dân trên tàu cá KG-1320 TS mất tích.Ngay sau đó, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 chỉ đạo các tàu đang thực hiện nhiệm vụ trên thực địa tăng cường quan sát, tổ chức tìm kiếm, sẵn sàng hỗ trợ cứu nạn. Đến 17 giờ ngày 15.3, tàu KN-203 của đơn vị phát hiện và cứu được 2 ngư dân đang trôi dạt trên biển. Sau đó, chỉ huy tàu cử cán bộ quân y kiểm tra, chăm sóc sức khỏe, trấn an tinh thần, động viên ngư dân gặp nạn. Qua xác minh, 2 ngư dân là Nguyễn Ngọc Giàu (40 tuổi) và Huỳnh Chí Thảo (30 tuổi, cùng ngụ tỉnh Đồng Tháp) là lao động trên tàu cá KG-1320 TS.Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 chỉ đạo lực lượng chức năng làm rõ nguyên nhân; đồng thời liên lạc với chủ tàu và thuyền trưởng để thực hiện các bước tiếp nhận 2 ngư dân theo quy định.Tàu sân bay Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi cuộc chơi
Ngày 4.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định thông tin, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, vừa ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân về việc đề nghị bàn giao mặt bằng đất quốc phòng với diện tích hơn 109 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại sân bay Phù Cát.Trong đó, diện tích đất xây dựng đường cất hạ cánh số 2 khoảng 75,7 ha, đất xây dựng các đường lăn nối gần 29,4 ha và đất xây dựng đường công vụ khoảng 4,3 ha.Theo UBND tỉnh Bình Định, sân bay Phù Cát được xây dựng từ những năm 1960 - 1970. Từ sau năm 1975, sân bay Phù Cát được sử dụng là căn cứ của Không quân Việt Nam, phần lớn đất đai do Bộ Quốc phòng quản lý.Năm 1985, sân bay Phù Cát bắt đầu khai thác hoạt động hàng không dân dụng và trở thành Cảng hàng không Phù Cát. Cảng hàng không Phù Cát có 1 đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng, hiện là tài sản thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.Sau khoảng 60 năm sử dụng (vượt gần 3 lần tuổi thọ thiết kế), hầu hết các tấm bê tông đã bị nứt, nguy cơ phát sinh mảnh vỡ gây mất an toàn khai thác, đồng thời sức chịu tải thấp dẫn đến chỉ đảm bảo khai thác giảm tải các loại tàu bay như A320/321 và tương đương.Theo ông Phạm Anh Tuấn, với tình trạng nêu trên, rất cần thiết phải thực hiện việc đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh này. Tuy nhiên, do đây là đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng nên để tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải đóng cửa cảng hàng không trong thời gian khá dài, dự kiến từ 10 - 12 tháng, với kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 1.400 tỉ đồng."Việc đóng cửa Cảng hàng không Phù Cát sẽ không đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác đường bay dân dụng, trực tiếp là các hoạt động thu hút đầu tư, du lịch... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định", ông Tuấn nói.Để phát huy hiệu quả những lợi thế về vị trí và các tiềm năng sẵn có, cảng hàng không Phù Cát cần được ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, bền vững, xứng đáng với vị thế, vai trò là cảng hàng không quốc nội có các tuyến bay quốc tế; là sân bay chính trong hệ thống phòng thủ quốc phòng, là căn cứ quân sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Bình Định và vùng trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây nguyên.Khi lập quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Quốc phòng phương án quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Nhằm đảm bảo khai thác hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả, giữ được đường cất hạ cánh số 1 luôn sẵn sàng phục vụ chiến đấu của các đơn vị quân đội, đường cất hạ cánh số 2 cũng sẵn sàng phục vụ các đơn vị quân đội khi có nhu cầu, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai đầu tư xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.Bộ Quốc phòng cũng đã thống nhất về chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát. Đồng thời, Chính phủ đã có văn bản giao cho UBND tỉnh Bình Định là cơ quan chủ quản đầu tư dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.Hiện UBND tỉnh Bình Định đang triển khai các thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng để triển khai đầu tư xây dựng dự án đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.
Giải bóng đá CEO SG Cup 2023 hứa hẹn kịch tính
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Quan điểm này đã lan rộng sang châu Âu, gây khó khăn cho tham vọng toàn cầu của Huawei. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Strand Consult cho thấy Huawei vẫn đang duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong hạ tầng 5G tại châu Âu.Mặc dù sự hiện diện của Huawei đã giảm dần trong những năm qua nhưng vẫn ở mức đáng kể bất chấp các khuyến nghị từ Liên minh châu Âu (EU). Theo nghiên cứu được công bố bởi Light Reading, khoảng một phần ba số thành phố 5G ở 32 quốc gia EU vẫn đang sử dụng công nghệ của Huawei. Tình hình này dường như không có dấu hiệu giảm kể từ quý 2/2022.Điều này cho thấy, mặc dù EU đã khuyến nghị hạn chế việc sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc, nhiều chính phủ vẫn chưa thực hiện các biện pháp cụ thể. Strand Consult dự đoán vào cuối thập kỷ này, các công ty Trung Quốc vẫn có sự hiện diện đáng kể trong hạ tầng viễn thông EU, với thị phần của Huawei dự kiến sẽ đạt khoảng 29% vào năm 2028, giảm từ 36% vào giữa năm 2022 và 32% vào cuối năm 2024.Một trong những lý do chính khiến các nhà mạng tại EU tiếp tục phụ thuộc vào thiết bị của Huawei là mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ Bắc Âu như Nokia và Ericsson. Mặc dù có những lo ngại về khả năng gián điệp từ thiết bị của Huawei, công ty này đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc và khẳng định sản phẩm của họ không có "cửa hậu".Ngay cả khi sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trong hạ tầng viễn thông EU giảm đáng kể trong thời kỳ 4G, họ vẫn chiếm khoảng một nửa thị trường với Huawei vẫn giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực 5G tại khu vực này.
Bí thư T.Ư Đoàn thăm thanh niên tình nguyện và tặng học bổng cho học sinh nghèo
Phương Dung là khách mời trong chương trình Hương sắc mùa xuân, phát sóng trên THVL1. Trên sân khấu, ngoài dành tặng khán giả ca khúc Câu chuyện đầu năm, nữ nghệ sĩ còn có những phút trải lòng về quãng thời gian đón tết nơi xứ người.“Nhạn trắng Gò Công” tâm sự những năm gần đây, bà được đón tết tại Việt Nam. Cứ mỗi dịp xuân về, nữ nghệ sĩ dành thời gian về quê, sau đó biểu diễn phục vụ cho bà con. “Những ngày tết khi tôi chưa về Việt Nam, nó buồn lắm. Vì khi đó tôi nhớ quê, nhớ gia đình và không biết khi nào mình trở lại được như ngày xưa”, bà trải lòng.Hoài niệm về những tháng ngày sống xa quê hương, Phương Dung nói bản thân luôn chuẩn bị mọi thứ để có không khí tết quê nhà. Mỗi năm cứ đến giao thừa, tất cả các con hội tụ về nhà nữ nghệ sĩ để đón năm mới. Khi đó giọng ca quê Tiền Giang cất công chuẩn bị mâm trái cây, cũng có bánh chưng xanh, câu đối đỏ… để gợi nhớ không khí tại quê hương.Phương Dung kể: “Lúc còn nhỏ, tôi nôn nao đến ngày tết để mặc áo mới, còn bây giờ áo mới lúc nào cũng có. Nhưng các con của tôi lúc nào cũng chờ tới đêm giao thừa để ngồi lại với nhau. Trong nhà lúc nào cũng có bao hạt dưa, rồi mọi người cùng nhau bổ dưa hấu, lì xì, chúc tết cho nhau...”.Cũng trong chương trình, Quỳnh Lan thể hiện ca khúc Nắng có còn xuân để dành tặng khán giả. Sau nhiều năm xa quê, nữ ca sĩ vui mừng khi năm nay có cơ hội đón tết tại Việt Nam. Điều đó mang đến cho Quỳnh Lan nhiều cảm xúc. Giọng ca 7X tâm sự đón tết ở Việt Nam, cô thấy ấm áp vì được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, được thưởng thức những món ăn cổ truyền. “Niềm hạnh phúc của tôi là được ăn tết cùng gia đình. Vì dù đi đâu và đi bao lâu chăng nữa, tâm hồn tôi luôn đặt để ở Việt Nam. Đây là nơi tôi luôn muốn quay trở về trong vòng tay của người thân và được gặp gỡ bạn bè”, giọng ca Đừng xa em đêm nay nói.Ngoài danh ca Phương Dung, ca sĩ Quỳnh Lan, chương trình Hương sắc mùa xuân còn có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ như danh ca Thái Châu, ca sĩ Đoan Trang, ca sĩ Dương Hồng Loan, Lê Thu Uyên…