Giá vé xe, vé tàu từ TP.HCM đi các tỉnh kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 là bao nhiêu?
Định giá ngang tầm BMW X7, Jeep Grand Cherokee có gì?Báo Thái Lan ca ngợi Phú Quốc, ấn tượng vì giá rẻ chỉ bằng nửa du lịch Thái
Anh N.Q.D (27 tuổi, làm nhân viên tư vấn bất động sản), mỗi lần gặp khách hàng, anh lại đối mặt với ánh mắt nghi ngờ. Mặt anh luôn đỏ ửng, giống như vừa uống rượu bia. Mới đây, trong một buổi gặp gỡ để ký hợp đồng, khách hàng nghi ngờ anh D. uống bia rượu nên đã quyết định không ký hợp đồng. Cảm giác bị từ chối vì một điều không thể kiểm soát khiến anh D. rất buồn.Anh D. đã tìm nhiều cách để điều trị tình trạng giãn mao mạch của mình, như uống thuốc, bôi thuốc nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Để che đi phần nào da mặt đỏ, anh D. chọn thoa các loại kem chống nắng, kem nền nhưng điều này ít nhiều khiến anh bị trêu chọc về giới tính, đồng thời da mặt thường xuyên nổi mụn trứng cá, sưng viêm.Anh D. tìm đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM để điều trị. Tại đây, anh được các bác sĩ tư vấn, điều trị bằng công nghệ laser mạch máu.Theo tiến sĩ - bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, Trưởng chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, giãn mao mạch xảy ra khi các mạch máu ngay phía dưới da bị giãn và nổi đỏ lên bề mặt da, thường có màu đỏ, xanh. Tình trạng này thường xuất hiện ở một số vùng da mỏng ở mặt, đùi, chân khiến người bệnh cảm giác nóng, đỏ châm chích do hồng cầu thoát ra khỏi mạch máu.Giãn mao mạch có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác khau, như do thời tiết thay đổi, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với hóa chất, sử dụng rượu bia. Giãn mao mạch cũng có thể đến từ yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, một số người mắc phải hội chứng mặt đỏ, mao mạch bị giãn rộng, dẫn đến da bị ửng đỏ thường xuyên như tình trạng của anh D.Cũng theo bác sĩ Bích, mặt đỏ do giãn mao mạch bị nhiều người hiểu lầm say rượu là điều dễ hiểu. Bởi khi sử dụng rượu, bia, chất cồn sẽ tác động vào hệ thần kinh tự động gây ra hiện tượng co hoặc giãn mạch (đa số là giãn mạch), nếu giãn mạch thì các tế bào ở thành mạch hở ra, các chất trong lòng mạch di chuyển ra da làm da chuyển sang màu đỏ và nóng.Một số ít người sẽ gặp tình trạng co mao mạch, dẫn đến tình trạng thiếu chất cung cấp khiến da xanh và lạnh. Các tình trạng co, giãn mao mạch khi uống rượu bia sẽ tự động khỏi sau một thời gian tùy mỗi người.“Hiện có một số cách điều trị giãn mao mạch như bôi thuốc, chích xơ tĩnh mạch, liệu pháp ánh sáng IPL, công nghệ laser mạch máu. Trong đó công nghệ laser mạch máu được đánh giá mang lại hiệu quả cao so các phương pháp còn lại”, bác sĩ Bích cho biết.Sau 2 lần điều trị cách nhau 3 tuần bằng laser 4D với bước sóng 1064 nm xung dài, tác động vào sâu các lớp biểu bì, chạm đến thành các mạch máu, làm co thành mạch, hiện anh D. đã giảm đỏ mặt khoảng 50-60%. “Lâu rồi tôi mới cảm thấy tự tin, thoải mái gặp gỡ, trao đổi với khách hàng”, anh D. chia sẻ.Bác sĩ Bích cho biết, thông thường, với bệnh nhân điều trị giãn mao mạch chỉ cần thực hiện 3 liệu trình laser mạch máu. Mỗi lần cách nhau 3 tuần đã cải thiện đáng kể tình trạng giãn mạch, màu da trở về gần như bình thường. Sau điều trị, cần có một thời gian theo dõi để xem tình trạng giãn mao mạch có tái phát hay không đưa ra giải pháp tiếp theo.
Kịch mini mở màn dự án ủng hộ thực hành sân khấu tại TP.HCM
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Ngày 25.1, tin từ Công an TP.Cần Thơ cho biết Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Cần Thơ vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Phú, Đỗ Đoàn Thiên Vương (cùng là cựu cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương - chi nhánh Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) và Huỳnh Nhất Tâm (người môi giới, mua bán bất động sản), để điều tra về hành vi đưa và nhận hối lộ. Theo kết quả điều tra ban đầu, vụ việc đưa và nhận hối lộ nói trên xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương (Saigonbank) chi nhánh Q.Thốt Nốt từ năm 2021 đến 2023. Trong thời gian này, Huỳnh Nhất Tâm có nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng nên không thể đứng tên tất cả các hồ sơ để vay vốn tại Saigonbank. Do đó, Tâm liên hệ nhờ một số cá nhân là bạn bè, người thân đứng tên thế chấp tài sản quyền sử dụng đất vay tiền giúp mình tại Saigonbank chi nhánh Q.Thốt Nốt.Trong khi đó, những người đứng tên hồ sơ vay vốn cho Tâm cũng không đủ điều kiện vay vốn; đồng thời tài sản thế chấp theo quy định của Saigonbank có giá trị không đủ để cho vay số tiền theo yêu cầu của Tâm. Vì thế, để được vay số tiền cao hơn giá trị tài sản thế chấp, Tâm cấu kết với Đỗ Đoàn Thiên Vương và Nguyễn Thanh Phú làm hồ sơ vay vốn không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Saigonbank.Để cảm ơn, Tâm chuyển cho Đỗ Đoàn Thiên Vương và Nguyễn Thanh Phú tổng số tiền gần 1,5 tỉ đồng trả công cho việc thực hiện các hồ sơ thế chấp vay ngân hàng không đúng quy định. Vụ việc đang được Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Cần Thơ tiếp tục điều tra mở rộng, xử lý theo quy định pháp luật.
Lâm Nguyễn 'Người ấy là ai' qua đời ở tuổi 31
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.