'Lời nguyền tuổi 35' đối với người lao động Trung Quốc
Sống không ngừng vươn lên và biết ơn từng hành trình là năng lượng mà Gia Khánh luôn chia sẻ với mọi người. Là chiến binh kiên cường với căn bệnh xương thủy tinh - căn bệnh khiến từng bước đi, từng cử động đều tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng không thể làm gãy đi ý chí vững vàng. Trên chiếc xe chở giấc mơ cuộc đời mình, Gia Khánh đến với chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên tổ chức nhằm tìm kiếm thông tin về các ngành học phù hợp.Không chỉ có Gia Khánh, trong chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 27 còn có sự xuất hiện đặc biệt của Huỳnh Phước Bảo Ngân, lớp 12/14 Trường THPT Trần Phú (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Đồng hành cùng Ngân không chỉ có gia đình, bạn bè mà còn có thầy cô luôn kề vai sát cánh trên chặng đường phát triển của mình.Ba công thức nấu trà sữa trân châu dễ làm để uống trong những ngày nắng nóng
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải về việc rà soát, báo cáo nội dung phản ánh của Báo Thanh Niên liên quan đến dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Hàm Kiệm II - Bita's, trên cơ sở kết quả làm việc với các đơn vị liên quan vào ngày 24.2, Ban Quản lý các KCN Bình Thuận, cho biết theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đến nay chủ đầu tư đã chậm tiến độ quy định (năm 2012 phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy diện tích đất cho thuê). Do đó, Ban Quản lý các KCN đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương để Ban hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện trình tự thủ tục đề xuất xem xét điều chỉnh tiến độ dự án cho phù hợp với tình hình triển khai thực tế. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Ban sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy định hiện hành và năng lực của nhà đầu tư để tham mưu UBND tỉnh tiếp tục gia hạn tiến độ hoặc chấm dứt hoạt động dự án theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.Ban Quản lý các KCN đã yêu cầu Công ty CP Đầu tư Bình Tân là chủ đầu tư dự án có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết để hoàn thành dự án trước ngày 31.8.2026 theo cam kết của công ty tại buổi làm việc để Ban theo dõi, giám sát việc thực hiện. Đối với phần diện tích đất khoảng 41,57 ha đã cho thuê đất trả tiền hàng năm, nhà đầu tư có nhu cầu chuyển sang thuê đất trả tiền một lần, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, hướng dẫn và giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư theo đúng quy định hiện hành. Về dự án nhà ở xã hội, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện để đảm bảo dự án triển khai theo đúng tiến độ và mục đích quy định. Về việc chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty CP KCN Hố Nai và Công ty CP đầu tư Bình Tân, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan thuế rà soát kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các bên có liên quan, không để thất thoát nguồn thu ngân sách của tỉnh. Về tranh chấp giữa Công ty CP KCN Hố Nai và Công ty CP đầu tư Bình Tân, Ban quản lý các KCN nhận định đây là tranh chấp dân sự giữa các công ty. Tuy nhiên, việc tranh chấp này nếu không sớm được giải quyết dứt điểm sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư của tỉnh. Hiện nay, các công ty đang khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp. Do đó, trước mắt, Ban sẽ theo dõi tình hình giải quyết để đôn đốc các bên giải quyết dứt điểm trước ngày 30.4.2025. Trên cơ sở phán quyết của tòa án, Ban Quản lý các KCN sẽ đôn đốc các bên chấp hành theo bản án được tuyên, nhằm sớm đưa KCN trở lại hoạt động bình thường, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. Về tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hàm Kiệm II - Bita's, sau khi Công ty CP đầu tư Bình Tân có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết để hoàn thành dự án trước ngày 31.8.2026 theo cam kết, Ban Quản lý các KCN sẽ có báo cáo tổng hợp riêng, kiến nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Ghé 'Hội An thu nhỏ' giữa trung tâm TP.HCM, khách thích thú ăn cơm gà, mì Quảng...
Sáng nay 12.1, ngành du lịch Quảng Nam tổ chức đón đoàn 21 khách hạng sang từ tàu SJourney xuống ga Trà Kiệu (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) để trải nghiệm, tham quan một số điểm đến trên địa bàn tỉnh.Trong vòng 1 ngày, tại Quảng Nam, du khách sẽ tham quan và trải nghiệm một số điểm đến nổi tiếng nhw phố cổ Hội An, làng gốm Thanh Hà, làng quê Cẩm Thanh (TP.Hội An), điểm đến văn hóa Âu Lạc tại làng Cẩm Phú - Gò Nổi (TX.Điện Bàn)...Tour này khởi hành tối thứ tư hằng tuần từ Hà Nội, dừng chân tại các điểm đến nổi tiếng như Ninh Bình, Quảng Bình, Huế, TP.Hội An, Nha Trang, Phan Thiết và kết thúc tại ga Sài Gòn vào sáng thứ tư tuần sau.Sau đó, chuyến tàu xuất hành từ TP.HCM ra TP.Hà Nội vào tối cùng ngày.Khác với tàu Thống Nhất di chuyển với vận tốc 70 - 80 km/giờ, tàu SJourney di chuyển khá chậm (40 - 50 km/giờ) giúp du khách ngắm cảnh, tham gia các trải nghiệm trọn vẹn suốt hành trình.Tàu SJourney là chuyến tàu được thiết kế với tiêu chuẩn quốc tế, hành trình kéo dài 8 ngày 7 đêm xuyên Việt, nối liền TP.Hà Nội và TP.HCM với giá vé khoảng 8.610 USD.Tàu SJourney có 10 toa ngủ, 30 phòng, tối đa 60 khách cho một chuyến đi. Mỗi năm, đoàn tàu chỉ phục vụ 2.000 khách. Tất cả các khoang tàu hỏa SJourney được thiết kế với nội thất cao cấp, tiện nghi theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi toa gồm 3 phòng ngủ hạng sang, cung cấp đầy đủ các dịch vụ hiện đại như khách sạn cao cấp.Ngoài ra, tàu có 1 toa bếp và 2 toa nhà hàng, thực đơn phong phú kết hợp ẩm thực truyền thống Việt Nam và các món ăn quốc tế. Trên tàu, hành khách sẽ được thưởng thức các bữa ăn cao cấp, kết hợp giữa ẩm thực địa phương và quốc tế, được chuẩn bị bởi đội ngũ đầu bếp khách sạn 5 sao…Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết việc tàu hạng sang dừng ở ga Trà Kiệu là kết quả ban đầu cụ thể hóa hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về phát triển du lịch nhằm tạo nên một sản phẩm mới, đặc sắc. Qua đó, góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch để thu hút nhiều du khách, nhất là du khách hạng sang, chi tiêu cao góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh năm 2025.Trước đó, vào ngày 23.12.2024, tàu hỏa 5 sao SJourney cũng đã dừng lại ở ga Thọ Lộc (xã Vạn Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) để hành khách trên tàu sẽ tham quan, khám phá di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Sau khi iPhone chính thức được ra mắt vào ngày 29.6.2007, nhu cầu về smartphone màn hình cảm ứng bùng nổ. Các ông lớn trong ngành như Nokia và BlackBerry đã chứng kiến sự sụt giảm thị phần nghiêm trọng, để rồi BlackBerry gần như biến mất, trong khi smartphone thương hiệu Nokia cũng vừa bị HMD Global "khai tử".Đáng chú ý, nhiều người có thể đã không ngờ đến sự thành công mà iPhone mang lại cho Apple, trong đó bản thân CEO Microsoft Steve Ballmer từng cười nhạo khi iPhone được công bố vì cho rằng không ai muốn "gõ trên kính". Đó là thời điểm mà hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft là một trong những nền tảng smartphone hàng đầu, tuy nhiên sự tự tin của Ballmer đã trở thành một sai lầm lớn.Khác với Microsoft, Nokia lại có một cái nhìn khác về iPhone. Điều này dựa vào một bài thuyết trình nội bộ của công ty Phần Lan vào năm 2007, nơi công ty bày tỏ những lo ngại về sự xuất hiện của sản phẩm từ Apple.Nokia nhận thấy giao diện người dùng màn hình cảm ứng và tính dễ sử dụng của iPhone, nhưng vẫn tin rằng phần cứng, thị trường và chiến lược giá của họ sẽ giúp công ty duy trì vị thế. Họ cho rằng bàn phím QWERTY ảo và mức giá cao của iPhone sẽ hạn chế sức hấp dẫn của sản phẩm này. Tuy nhiên, Nokia cũng thừa nhận rằng họ cần cải thiện thiết kế phần mềm và tích hợp hệ sinh thái của mình.Bài thuyết trình này đã so sánh thiết bị internet Nokia N800 với iPhone và thừa nhận rằng giao diện người dùng của iPhone "có thể thay đổi các tiêu chuẩn về trải nghiệm người dùng cho toàn bộ thị trường". Nokia nhận thấy cần phải phát triển một điện thoại màn hình cảm ứng để "phản công", kết quả là họ quyết định tập trung vào hệ điều hành S60 dựa trên nền tảng Symbian.Như là một phần trong mục tiêu của mình, Nokia đã lên kế hoạch hợp tác chặt chẽ với T-Mobile nhằm tạo ra một sản phẩm có thể cạnh tranh với Apple và Cingular (sau này là AT&T), đơn vị độc quyền phân phối iPhone tại Mỹ.Theo nội dung trình bày của Nokia, mặc dù Nokia N800 là một sản phẩm nổi bật nhưng đó không phải là điện thoại di động thực thụ vì chỉ hoạt động với tín hiệu Wi-Fi. Một trong những lựa chọn mà Nokia xem xét là kết hợp N800 với một chiếc điện thoại Nokia 3G nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm duyệt web di động tốt hơn, đồng thời vẫn có thể thực hiện cuộc gọi.Kết quả là Nokia 5800 XpressMusic trở thành câu trả lời của Nokia cho iPhone. Ra mắt vào tháng 10.2008, Nokia 5800 XpressMusic đã đạt doanh số 1 triệu chiếc vào tháng 1.2009. Tuy nhiên, mặc dù đã tung ra một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, Nokia vẫn bị iPhone làm tổn thương nghiêm trọng, buộc công ty phải chuyển hướng sang Windows Phone - một quyết định sau này được coi là sai lầm lớn.Năm 2013, Microsoft đã mua lại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia với giá 7,2 tỉ USD, đồng thời xóa bỏ thương hiệu Nokia khỏi ngành công nghiệp smartphone. Cuối cùng, cái tên Nokia đã được HMD khôi phục thông qua một thỏa thuận cấp phép, trước khi HMD quyết định ngừng sử dụng thương hiệu Nokia để dồn toàn lực vào smartphone mang thương hiệu riêng.Nokia đã nhiều lần nhấn mạnh trong bản ghi nhớ của mình rằng thành công của iPhone có thể "kích thích nhu cầu cao cấp nói chung, giúp tăng doanh số ở phân khúc giá cao". Điều đó cho thấy trong cuộc chiến công nghệ, công ty nào sản xuất ra sản phẩm tốt hơn thường sẽ là người chiến thắng.
Chuẩn bị khởi công metro số 2 TP.HCM, chủ đầu tư thực địa ngay trong đêm
Nhiều học sinh vô cùng hào hứng và thích thú khi trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn, đa dạng tại các gian hàng đến từ hơn 50 trường ĐH, CĐ và và cơ sở giáo dục trong ngày hội khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường ĐH Đồng Nai vào ngày 15.2.Nhiều trường còn đem đến các mô hình robot được thiết kế công phu để thu hút sự chú ý và khuyến khích học sinh tiếp cận trải nghiệm thực tế nhằm tăng thêm phần hứng thú đối với các ngành học có liên quan đến công nghệ bán dẫn, công nghệ AI... Bước sang năm thứ 27, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức tiếp tục diễn ra tại 12 tỉnh, thành trên cả nước, mang đến không gian kết nối trực tiếp và hiệu quả nhất giữa học sinh và các trường ĐH, CĐ.