Hoàn cảnh bi thương của một cán bộ hưu trí
Trong một đoạn của buổi phỏng vấn trên chương trình truyền hình “Full Measure” được đăng tải ngày 15.3, ông Trump được hỏi về lời cam kết khi tranh cử rằng sẽ giải quyết xung đột tại Ukraine trong 24 giờ. “Chà, tôi chỉ đùa khi nói thế. Ý thật sự của tôi là muốn giải quyết ổn thỏa vấn đề này và tôi nghĩ mình sẽ thành công”, ông Trump nói.Theo AP, đây là lời thừa nhận hiếm thấy của ông Trump. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump tự tin khẳng định có thể sớm liên hệ với giới chức Nga và Ukraine để hai bên ngồi đàm phán chấm dứt xung đột.Cũng trong buổi phỏng vấn trên, ông Trump được hỏi sẽ làm gì nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin không đồng ý thỏa thuận ngừng bắn. “Đó là tin dữ cho thế giới vì đang có quá nhiều người bỏ mạng. Tuy nhiên, tôi nghĩ ông ấy sẽ đồng ý. Tôi nghĩ tôi biết ông ấy khá rõ”, Tổng thống Mỹ đáp.Triển vọng ngừng bắn tại Ukraine những ngày qua có dấu hiệu lạc quan sau khi ông Putin bày tỏ sự ủng hộ với các đề xuất hòa bình. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng đặt ra những điều kiện đối với Ukraine và phương Tây.Trong diễn biến khác, ông Trump ngày 15.3 thông báo bổ nhiệm ông Joseph Keith Kellogg làm đặc phái viên về Ukraine. “Là một chuyên gia quân sự ông Kellogg sẽ làm việc trực tiếp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và giới lãnh đạo Ukraine. Ông ấy biết rõ họ và hai bên có mối quan hệ làm việc rất tốt với nhau”, ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social.Cảm xúc từ chuyến về Đồng Tháp
Hóa ra, nghiên cứu cho thấy mối quan tâm về “chuyện ấy” đạt đỉnh điểm trong các ngày nghỉ lễ, hướng đến gia đình trên toàn thế giới, theo trang tin Yahoo News (Mỹ).
Những ngôi nhà cổ nổi tiếng nhất thế giới
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Tổng thống Joe Biden đã khép lại sự nghiệp chính trị kéo dài nửa thế kỷ của mình bằng bài phát biểu cuối cùng tại Phòng Bầu dục hôm 15.1.Trong bài phát biểu đó, ông đã cảnh báo về một chế độ tài phiệt thao túng manh nha xuất hiện ở Mỹ.“Hôm nay, một chế độ tài phiệt thao túng đang hình thành ở Mỹ với sự giàu có, quyền lực và ảnh hưởng cực lớn, đe dọa toàn bộ nền dân chủ, các quyền và tự do cơ bản của chúng ta, và một cơ hội công bằng cho mọi người để tiến lên”.Ông không nêu tên, nhưng CEO Tesla Elon Musk, người giàu nhất thế giới, không chỉ tích lũy được khối tài sản khổng lồ mà còn trở thành cố vấn quyền lực cho ông Donald Trump, người sẽ tiếp quản vị trí tổng thống từ Biden vào hôm 20.1.Ông Biden đã nhắc đến bài phát biểu từ biệt năm 1961 của Tổng thống Dwight Eisenhower, trong đó cảnh báo về mối nguy hiểm của một “tổ hợp công nghiệp-quân sự” đang giành được quyền lực trong nước Mỹ.“Sáu thập niên sau, tôi cũng lo ngại về sự trỗi dậy tiềm tàng của một tổ hợp công nghiệp-công nghệ có thể gây ra mối nguy hiểm thực sự cho nước Mỹ. Báo chí tự do đang sụp đổ. Các trụ cột đang biến mất. Phương tiện truyền thông xã hội đang từ bỏ việc kiểm tra thông tin”.Bình luận của ông Biden được đưa ra sau khi công ty truyền thông xã hội Meta gần đây đã hủy bỏ chương trình xác thực thông tin và giảm bớt các hạn chế đối với các cuộc thảo luận xung quanh các chủ đề gây tranh cãi như nhập cư hay bản dạng giới.Những người chỉ trích cho rằng động thái này đồng nghĩa với việc đầu hàng trước sự chỉ trích từ những người bảo thủ như Tổng thống đắc cử Trump.Ông Biden cũng cảnh báo về sự nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo và nhu cầu đảm bảo kiểm soát điều mà ông xem là “công nghệ có hậu quả nhất của thời đại chúng ta, có lẽ là của mọi thời đại”.Bài phát biểu của Tổng thống Biden xuất hiện khi đảng Dân chủ của ông không còn nhiều lợi thế trong chính trường quốc gia. Trong khi đó, nhóm thành viên nội các mới do ông Trump đề cử đã cam kết xoay chuyển các liên minh truyền thống và các chuẩn mực quản lý của Mỹ.
Giá vàng hôm nay 22.4.2024: Trong nước bất động trước giờ đấu thầu
HLV Kim Sang-sik đã gây ngạc nhiên ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Campuchia tối 19.3, khi tung ra đội hình mạnh nhất, với những gương mặt chủ chốt tạo nên chức vô địch AFF Cup 2024. "Hiện không có biến động trong đội hình, đồng thời các cầu thủ kinh nghiệm cũng thể hiện tốt", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Có đúng một vị trí được thử nghiệm, đó là Triệu Việt Hưng trong vai trò hậu vệ trái. Nhưng, chỉ sau 27 phút, Việt Hưng rời sân. Cầu thủ sinh năm 1997 để lại một vài đường chuyền về, một quả tạt hỏng, một lần kèm người lỗi giúp đối thủ dễ dàng thoát xuống tạo cơ hội. "Việt Hưng không thể hiện được như lúc tập", HLV Kim Sang-sik đánh giá ngắn gọn. Ông không có nhiều điều để nói về học trò. Việt Hưng đã 28 tuổi, khó có thể tốt hơn được nữa. Cũng như nhiều tân binh khác, Việt Hưng được gọi lên tuyển để phục vụ cuộc cách tân của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2024, nhưng còn hai vấn đề lớn tồn đọng. Một là, đội quá phụ thuộc vào năng lực của Nguyễn Xuân Son, người sẽ vắng mặt trong 6 tháng tới. Hai là, đội tuyển Việt Nam chỉ chơi tốt ở thế phòng ngự phản công, thay vì có thể áp đặt thế trận và kiểm soát đối thủ.HLV Kim Sang-sik cần nhân tố mới, hoặc chí ít, là điều gì đó mới từ những người cũ. Về vế đầu tiên, chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định thử nghiệm Việt Hưng và rút ra khỏi sân ngay khi học trò không đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo của ông Kim, rằng ông sẽ kiên nhẫn, nhưng sự chờ đợi chỉ dành cho người xứng đáng.Còn vế thứ hai, ông Kim chưa thể vui. Khi Văn Vĩ vào sân, đội tuyển Việt Nam đã đá với bộ khung mạnh nhất, chỉ thiếu Xuân Son. Cái thiếu tưởng như bình thường ấy, sau cùng lại trở thành rào cản khiến đội tuyển Việt Nam vất vả.Học trò ông Kim chỉ cầm được nhịp chơi trong hiệp 1, với những pha đánh biên có nét, khai thác tuyến hai cũng hiệu quả. Tuy nhiên sang hiệp 2, khi Campuchia không còn thu mình phòng ngự mà dồn lên gây áp lực, chính chủ nhà lại luống cuống. Trong khi Campuchia của HLV Koji Gyotoku có những pha đan bóng nhuần nhuyễn, sắc sảo, đặc biệt từ thời điểm chân sút nhập tịch Coulibaly vào sân, đội tuyển Việt Nam lại phối hợp rời rạc. Những tình huống đáng chú ý nhất đến từ phản công, hơn là dàn xếp tấn công bài bản, có chủ đích. Vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thiếu một mũi nhọn biết chắt chiu về cơ hội và dám xông pha về phía trước. Vắng Xuân Son, ông Kim cũng khuyết một cầu thủ với đôi vai vạm vỡ, có thể khiến hậu vệ đối thủ chùn chân. Nếu đá như trận này, thắng Lào cũng không phải chuyện đơn giản. Những trận giao hữu không đưa ra kết luận, nhưng thường có tính cảnh báo. Ví dụ, chẳng ai nói Thái Lan yếu, khi thầy trò HLV Masatada Ishii bị Lào cầm hòa ở trận giao hữu tháng 11.2024. Dù vậy, những thiếu sót của người Thái như khả năng tận dụng cơ hội hay kỷ luật phòng ngự sau cùng đã bị đối thủ khai thác triệt để ở AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik đã nhìn thấy những "tín hiệu" đó. Ông nhiều lần bày tỏ sự tức giận xen lẫn lo lắng khi nhìn học trò xử lý bóng. Vài điều không tròn trịa ở AFF Cup, chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều.Việc sử dụng đội hình mạnh nhất trước Campuchia dường như cũng là ý đồ của HLV Kim Sang-sik. Ông muốn nhìn thấu rằng sau chức vô địch, dàn trụ cột đội tuyển Việt Nam sẽ chơi thế nào, còn khát vọng và mong muốn thay đổi không.Một trận đấu không nói lên nhiều điều, song khi đội tuyển Việt Nam vẽ lại bức tranh cũ, với những thiếu sót cũ, sự thay đổi có thể đến từ đâu? Từ cầu thủ là chắc chắn, bởi yêu cầu của ông Kim sẽ ngày càng cao, đòi hỏi các trụ cột phải nỗ lực bắt kịp. Những ai không đáp ứng sẽ bị gạt ra bên lề.Tuy nhiên, thầy Kim có lẽ cũng cần tính lại lực lượng. Con người trong tay ông lúc này chỉ có vậy. Bộ khung trụ cột chưa ổn định, các nhân tố dự bị thì "sáng tối" thất thường. Chọn cách đá nào phù hợp với con người hiện có là bài toán nan giải, mà đội tuyển Việt Nam chỉ còn vài ngày để tìm đáp án.