Biển Đông giữa nỗi lo leo thang quân sự
Hôm 27.12, WHO đã thông báo kết quả điều tra và nghiên cứu về dịch bệnh bí ẩn, "hung thủ" gây ra những ca tử vong bất thường ở vùng Panzi, cách thủ đô CHDC Congo là Kinshasa khoảng 700 km về hướng đông nam.Tính đến ngày 16.12, các kết quả phòng thí nghiệm đối với 430 mẫu bệnh phẩm cho thấy sự hiện diện của bệnh sốt rét và những loại virus đường hô hấp, trong đó có SARS-CoV-2."Trong khi các cuộc xét nghiệm vẫn được tiến hành, những kết quả trên cho thấy tổ hợp của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường và theo mùa, cùng với bệnh sốt rét và càng làm trầm trọng thêm bởi tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, đã dẫn đến sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong, chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống", AFP hôm 28.12 dẫn thông báo của WHO.WHO nhận xét vụ việc cho thấy các căn bệnh nhiễm trùng thông thường vẫn có thể là gánh nặng cho nền y tế trong bối cảnh nhóm dân số dễ bị tổn thương đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực.Theo WHO, cộng đồng ở những khu vực bị ảnh hưởng vẫn đang đối mặt nguy cơ đáng kể mắc căn bệnh trên. Vì thế các địa phương cần phải tăng cường kiểm soát dịch sốt rét mạnh hơn nữa, đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho người dân trong vùng. Nguy cơ trên toàn quốc được đánh giá thấp.Hồi đầu tháng, CHDC Congo thông báo tình trạng cảnh giác tối đa được áp dụng cho Panzi, nơi xuất hiện một dịch bệnh bí ẩn và đe dọa sức khỏe cộng đồng. Trẻ dưới 5 tuổi chiếm khoảng phân nửa số ca nhiễm và tử vong vì mắc bệnh.Tình hình dịch bệnh lọt vào sự chú ý của giới chức y tế từ cuối tháng 10, và giới hữu trách ở Panzi nâng cảnh báo vào cuối tháng 11 theo sau các trường hợp tử vong gia tăng.Những biện pháp tăng cường giám sát nhanh chóng được triển khai. Do thiếu công cụ chẩn bệnh, các thông tin được ghi nhận dựa trên những triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh và khó thở, theo WHO.Trong báo cáo mới, WHO cho biết từ 24.10 đến 16.12, tổng cộng 891 ca được phát hiện, với 48 trường hợp tử vong.WHO cũng bác bỏ khả năng dịch bệnh "X" đã xuất hiện ở CHDC Congo, với X là tên đại dịch giả định, có thể xảy ra trong tương lai và có tầm ảnh hưởng toàn cầu như Covid-19.Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục: Đổi mới sàn việc làm, giảm số lượng để nâng chất lượng
Theo thông báo ngày 31.12.2024 của ĐH Quốc gia Hà Nội, đại học này đã thống nhất định hướng về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ 36 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc giảm xuống còn 25 đơn vị (giảm 30,5% đầu mối nội bộ).Một giải pháp để ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện việc sắp xếp là thành lập Công viên Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo theo hướng một tổ hợp bao gồm một số đơn vị nghiên cứu khoa học thành viên và trung tâm hỗ trợ, dịch vụ. Tổ hợp này sẽ là một đầu mối tổ chức được hình thành từ sáp nhập 6 đơn vị (trước khi sắp xếp, tinh gọn thì đây là 6 đơn vị trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội): Viện Công nghệ thông tin, Viện Tài nguyên và môi trường, Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học, Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp, Trung tâm Dự báo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên. Sau khi được sáp nhập vào Công viên Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo, từng đơn vị tiến hành xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nội bộ và dự thảo quy định về tổ chức và hoạt động mới của đơn vị. ĐH Quốc gia Hà Nội cũng sẽ thành lập Viện Khảo thí và Đào tạo số (hoặc Viện ĐH Số và Khảo thí) trên cơ sở hợp nhất Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục và Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội. Sáp nhập nguyên trạng Bệnh viện ĐH Y dược vào Trường ĐH Y dược. Sáp nhập nguyên trạng Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội vào Văn phòng ĐH Quốc gia Hà Nội. Hợp nhất Khoa Quốc tế Pháp ngữ vào Trường Quốc tế.Với 11 đơn vị thành viên (gồm 9 trường đại học thành viên, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Viện Trần Nhân Tông), 3 trường trực thuộc (Trường Quản trị và kinh doanh, Trường Quốc tế, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật) và 10 đơn vị trực thuộc khác, ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu có đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy nội bộ ngay trong đầu tháng 1.
Limousine điện Lexus LF-ZL - khi người Nhật không còn 'kỳ thị' ô tô điện
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu thực hiện một số nội dung liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và việc thực hiện xây dựng các công trình, công sở cơ quan Nhà nước.Đối với các dự án, công trình, trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, trung tâm hội nghị cấp huyện, trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện, cấp xã, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu tạm dừng việc chuẩn bị đầu tư, cho chủ trương đầu tư mới, hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.Đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, có kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng chưa khởi công xây dựng thì tạm dừng thực hiện. Các dự án khác vẫn tiếp tục đầu tư theo kế hoạch.Như vậy, theo văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thì các dự án, công trình đang xây dựng dở dang như trụ sở UBND H.Hoằng Hóa, trụ sở UBND TT.Hà Trung (H.Hà Trung)… vẫn tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện để tránh lãng phí.Một lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng UBND H.Hoằng Hóa cho biết sau khi có văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thì huyện này sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng để hoàn thành công trình trụ sở UBND huyện, khi công trình này đến nay đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng xây dựng.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu kể từ ngày 7.3, thực hiện việc tạm dừng tuyển dụng, thực hiện quy trình quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, xin chủ trương kiện toàn, bổ sung lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp tỉnh.Tạm dừng việc tuyển dụng, thực hiện quy trình quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức vụ lãnh đạo, quản lý và kiện toàn, bổ sung cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư, phó bí thư cấp huyện, cấp xã cho đến khi hoàn thành tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp và các đơn vị.
Lumi Hanoi Sales Gallery - Khai mở hành trình khám phá chất sống rạng ngời
Từ khi còn là một sinh viên trường y, bác sĩ trẻ Trương Văn Khánh Nguyên (33 tuổi, Phó trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị) đã định hướng trở thành một bác sĩ tim mạch. Nhưng chưa dừng lại ở đó, bác sĩ Nguyên không ngừng nỗ lực để nâng cao tay nghề bằng những nghiên cứu khoa học."Tôi luôn mong muốn sẽ trở thành một bác sĩ tim mạch giỏi, có thể chữa bệnh cho thật nhiều người mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là những ca bệnh hiếm gặp. Sau mỗi lần như thế, tôi lưu lại hình ảnh, quá trình phẫu thuật can thiệp rồi tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Các đề tài nghiên cứu khoa học của anh thường là những nghiên cứu về diễn biến, sự cố y khoa, cách xử lý... sau mỗi trường hợp đặc biệt. Song, đó là những kinh nghiệm quý báu để anh tự hoàn thiện bản thân và có cơ hội được tham dự nhiều hội thảo trong nước và quốc tế."Tôi từng tham gia phẫu thuật can thiệp cho một trường hợp biến chứng thủng mạch vành, lỗ thủng rất lớn nên dụng cụ bít mạch thông thường (covered stent) không giải quyết được. Trong lúc cấp bách, chúng tôi quyết định làm covered stent tự chế bằng những dụng cụ có sẵn", bác sĩ Nguyên nhớ lại.Sau khi ca phẫu thuật can thiệp thành công, bác sĩ Nguyên lưu lại các hình ảnh, cách làm covered stent tự chế và tiếp tục nghiên cứu, viết thành một báo cáo nghiên cứu khoa học. Đầu năm 2025, bác sĩ Nguyên đưa đề tài này tham gia báo cáo tại Hội thảo tim mạch can thiệp tại Singapore do Hội Tim mạch học Singapore tổ chức, tham gia cuộc thi "Ca lâm sàng hay nhất", đoạt giải nhất và được nhiều bác sĩ nước bạn tìm đến trao đổi."Hội thảo và cuộc thi quy tụ nhiều bác sĩ đến từ Nhật Bản, Indonesia, Malaysia... Đề tài của tôi may mắn đoạt giải nhất và được các bác sĩ nước bạn quan tâm. Đối với tôi đây là một thành công lớn của bản thân, không chỉ có cơ hội được học hỏi mà còn để bạn bè quốc tế biết đến ngành y tế tỉnh nhà cũng như tim mạch của Việt Nam đang rất phát triển", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Bác sĩ trẻ tài năng Trương Văn Khánh Nguyên còn đảm nhận chức vụ Bí thư chi đoàn Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, Phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị. Trong những lần cùng Chi đoàn, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị tổ chức các hoạt động vùng cao, anh luôn mong muốn sẽ làm được nhiều thứ hơn nữa dành cho đồng bào thông qua việc thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí.Suốt 5 năm công tác tại quê hương, bác sĩ Nguyên đã có hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học về các ca bệnh đặc biệt, trong số đó có những đề tài giúp anh có cơ hội giao lưu, học hỏi với bạn bè quốc tế. Song, vị bác sĩ trẻ vẫn có những trăn trở với quê hương, với những vùng khó khăn."Vừa qua, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị tổ chức một chuyến từ thiện ở vùng bản làng khó khăn thuộc tỉnh Savannakhet (Lào). Tại đây, tôi tham mưu với cấp trên tổ chức sàng lọc bệnh tim cho trẻ em và phát hiện ra có một số ca bệnh tim bẩm sinh. Tôi rất mong muốn được đưa ca bệnh này về Việt Nam để điều trị nhưng lại vướng mắc nhiều thủ tục, chi phí", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Bác sĩ Nguyên cũng mong muốn có thêm nhiều câu lạc bộ thường xuyên nghiên cứu khoa học để các bác sĩ có môi trường giao lưu, nâng cao tay nghề, qua đó có thể trực tiếp điều trị thành công cho các ca bệnh nặng ở vùng sâu, vùng xa mà không cần phải chuyển tuyến.Chị Bùi Thị Vân Anh, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Quảng Trị, đánh giá cao tinh thần hăng say với công việc, với các nghiên cứu khoa học và tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Hội của bác sĩ trẻ Trương Văn Khánh Nguyên."Các nghiên cứu khoa học của bác sĩ Nguyên rất có ích với những người đồng nghiệp, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ trẻ của tỉnh Quảng Trị. Năm 2023, anh được Tỉnh đoàn Quảng Trị trao danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu, minh chứng cho những nỗ lực không ngừng trong quá trình làm việc, nghiên cứu", chị Vân Anh nói.