Hạ tầng đột phá du lịch Quảng Ninh
Nên, tiếng pháo trở lại, là tiếng pháo hoa, không phải tiếng pháo đì đoàng trên những dây pháo dài ngày xưa, không dồn dập, ào ào như những năm về trước, nhưng cũng đủ cho ta biết, giao thừa rồi. Năm mới rồi.Vietnam Airlines chuẩn bị đón thêm 'siêu máy bay' tiếp sức cao điểm hè
Chiều 3.2, Chỉ huy Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1, thuộc Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết, đơn vị này vừa lập biên bản xử phạt một tài xế dừng ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai để trải chiếu cho cả nhà ngồi ăn cơm.Theo Chỉ huy Đội 1, vụ việc xảy ra vào khoảng 11 giờ 25 ngày 3.2. Thời điểm đó, Tổ công tác của Đội 1 tuần tra kiểm soát trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát hiện xe ô tô mang biển số 14A - 797.XX dừng, đỗ trái quy định tại Km133+400, đoạn thuộc địa bàn H.Trấn Yên (Yên Bái), hướng Lào Cai - Hà Nội. Quá trình kiểm tra, Tổ CSGT tiếp tục phát hiện có 4 người đang trải chiếu ngồi ăn cơm bên lề cao tốc.Trình bày với CSGT, ông V.A.T (45 tuổi, trú H.Mê Linh, Hà Nội) cho biết do tiện đường nên ông đã cho người nhà xuống xe để trải chiếu ăn cơm ở cao tốc.Tổ công tác thuộc Đội 1 đã tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của hành vi này và lập biên bản xử phạt tài xế V.A.T với lỗi dừng, đỗ xe trái phép trên cao tốc.Theo Chỉ huy Đội 1, với lỗi này, ông T. sẽ bị xử phạt 13 triệu đồng và bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.
Nusee Pink Wonder 4 - Khép lại một năm thành công rực rỡ của Tập đoàn Nusee
Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, không vi phạm pháp luật Việt Nam. Bài viết được đánh máy trên khổ giấy A4.
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Phái đoàn Thượng viện Mỹ thăm Trung Quốc, kêu gọi đối xử công bằng với doanh nghiệp
Ngày 7.3, một lãnh đạo UBND H.Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết vừa tiếp nhận thông tin báo cáo ban đầu về trường hợp 1 học sinh tiểu học ở xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) tử vong do sốt cao, nghi mắc bệnh sởi.Học sinh tử vong là H.T.K.N (lớp 2, điểm trường nóc Ông Bình, Trường Phổ thông bán trú tiểu học - THCS xã Trà Dơn).Trước đó, em N. bị sốt cao, thầy cô giáo vận động đưa em đến cơ sở y tế điều trị nhưng gia đình không đồng ý.Ông Lê Huy Phương, Hiệu trưởng Trường phổ thông bán trú tiểu học - THCS xã Trà Dơn, cho biết em N. sốt cao 1 tuần qua, tối 5.3 thì tử vong.Theo ông Phương, hiện nay ở điểm trường nóc Ông Bình vẫn còn nhiều học sinh có biểu hiện sốt cao, đa phần gia đình không đưa đi khám mà để ở nhà tự xử lý.Khi thông tin về cái chết của em N. được báo cáo lên cấp trên, chính quyền đã cử người tới các làng ở Trà Dơn để kiểm tra. Được sự vận động của cán bộ, thầy cô giáo, nhiều trẻ sốt cao kéo dài được khiêng cõng xuống trạm y tế. Tuy nhiên, sau khi xuống trạm y tế xã thì bệnh tình có dấu hiệu chuyển nặng.Theo ông Phương, 23 giờ đêm qua 6.3, sau khi làm việc với lãnh đạo Trạm y tế xã Trà Dơn, ông đã dùng xe cá nhân đưa 4 ca nặng nhất xuống Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam cấp cứu.Ông Phương cũng cho hay, hiện nay rất nhiều điểm trường lẻ nằm trên núi cao ở xã Trà Dơn có học sinh bị sốt cao. Triệu chứng, biểu hiện bệnh giống nhau nhưng đa phần gia đình để ở nhà điều trị. Trong sáng nay 7.3, khoảng 10 trẻ bị sốt, điều trị tại Trạm y tế xã Trà Dơn cũng đã được đưa xuống Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam theo dõi, điều trị.Một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho biết đang tổ chức các đội tiêm vắc xin sởi tại nhiều xã vùng cao của H.Nam Trà My.Dịp Tết Ất Tỵ, ở một số xã vùng cao của H.Nam Trà My ghi nhận một số trẻ có triệu chứng sốt phát ban.Tính từ ngày 25.1 đến 4.2, có 43 trẻ (từ 1-12 tuổi) có triệu chứng sốt phát ban được tiếp nhận điều trị. Trong số 43 trẻ sốt phát ban, có trẻ đã được tiêm hoặc chưa tiêm và chưa đến tuổi tiêm vắc xin chứa thành phần kháng nguyên sởi. Hiện đã có 3 trong 4 ca tử vong nghi do mắc bệnh sởi.