Ô tô Ấn Độ Force Gurkha giá gần 20.000 USD, cạnh tranh Suzuki Jimny
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.Giải bóng rổ VBA 2023: CLB Danang Dragons gây khó cho Saigon Heat
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Update ngay 6 hoạt chất dưỡng trắng da an toàn mà hiệu quả
Từ ngày 19 - 22.3, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã có chuyến thăm chính thức Sri Lanka và có các cuộc hội đàm, hội kiến với các lãnh đạo cấp cao của nước này nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.Tại cuộc hội đàm với Phó chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Rizvie Salih, hai bên nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của năm 2025 - kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, logistics. Phó chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cho biết, Sri Lanka mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là mô hình OCOP (mỗi làng một sản phẩm), ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nông sản. Sri Lanka cũng hoan nghênh Việt Nam gia tăng xuất khẩu các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, xe đạp điện, xe máy điện, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại Sri Lanka. Tại cuộc hội đàm, hai bên cũng thống nhất tiếp tục mở rộng hợp tác giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và xem xét khả năng ký kết hiệp định thương mại tự do song phương.Trong cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Jagath Wickramaratne, hai bên đánh giá cao sự tin cậy chính trị giữa hai nước và tiềm năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển ngành nông nghiệp bền vững và thu hút đầu tư nước ngoài. Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác lập pháp, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thể chế, phát triển kinh tế số và bảo vệ môi trường. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Sri Lanka tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại Sri Lanka. Hai bên cam kết tiếp tục đẩy mạnh kết nghĩa giữa các địa phương, thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch, Phật giáo và khuyến khích sinh viên Sri Lanka sang học tập tại Việt Nam.Tại cuộc hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka Harini Amarasuriya, hai bên thảo luận về các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương với mục tiêu sớm đạt kim ngạch 1 tỉ USD. Hai bên nhất trí xem xét sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do và thúc đẩy khả năng mở đường bay thẳng giữa hai nước để tạo thuận lợi cho giao thương và du lịch. Thủ tướng Sri Lanka khẳng định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực Sri Lanka có nhu cầu và Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp, hạ tầng, dịch vụ, bán lẻ. Hai bên cũng cam kết thúc đẩy hợp tác trong giáo dục - đào tạo, trao đổi văn hóa, tôn giáo và giao lưu nhân dân. Sri Lanka mong muốn Việt Nam hỗ trợ trong quá trình trở thành đối tác đối thoại theo lĩnh vực của ASEAN và hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên Hiệp Quốc và Phong trào không liên kết.
Gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng về chuyện dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh vì "quá mắc, không thể nhịn được" thì có bị CSGT phạt nguội không? Một số người rơi vào tình huống này, khi nhận thông báo phạt nguội cũng bất ngờ, nhưng không biết phải chứng minh, giải thích với CSGT thế nào để xóa lỗi.Năm 2024, anh H.L đăng ảnh bị phạt nguội 11 triệu đồng vì dừng xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định. Hình ảnh chụp từ camera giám sát cho thấy, xe ô tô của gia đình anh dừng ở làn khẩn cấp, người đàn ông phía trước xe đang đi vệ sinh. Tình huống éo le này khiến nhiều người lái xe thắc mắc: "Mắc đi vệ sinh nên dừng vào làn khẩn cấp trên cao tốc để giải quyết tốn ngay 11 củ. Vậy ví dụ buồn ngủ thì vẫn phải cố chạy hả các bác? Làn khẩn cấp chỉ khi xe hỏng mới được dùng hay sao? Nhu cầu sinh lý cơ bản này cũng khẩn cấp mà", tài khoản N.X.D nêu ý kiến. Những người hay lái xe đường dài cũng rất hoang mang. Mới đây, anh Minh Sơn (ngụ TP.HCM) chở con về miền Tây thăm người thân. Đang di chuyển trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, con gái 5 tuổi nói "mắc đi vệ sinh không chịu được", anh phải mở đèn nháy, dừng vào làn khẩn cấp để con gái đi vệ sinh. "Ở nhà tôi cũng dặn con đi vệ sinh trước khi lên xe, nhưng lên xe đi được một đoạn thì bé nói mắc đi vệ sinh, không nhịn được. Tôi cũng lo lắng nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm nên tấp vào dừng", anh Sơn nói.Trường hợp của anh Trường Giang (ngụ Khánh Hòa) cũng éo le không kém, vừa qua, anh Giang chở cháu 7 tháng tuổi trên xe gia đình di chuyển từ TP.HCM về Khánh Hòa trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.Đang trên cao tốc, cháu nhỏ khóc ngặt nghẽo vì không quen đi xe, người trên xe thay phiên nhau dỗ không được, anh Giang phải bật cảnh báo, tấp vào làn dừng khẩn cấp để người lớn bế cháu bé xuống xe, hít thở 5 phút, bé mới nín khóc và gia đình tiếp tục hành trình.Anh Giang nói: "Để cháu khóc quá lâu thì có thể xảy ra vấn đề sức khỏe nên nhà tôi rất lo, buộc phải dừng xe. Tình huống này tôi cũng không biết là có bị CSGT phạt nguội hay không".Luật sư (LS) Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn LS TP.HCM cho biết, theo quy định tại Điều 26 luật trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.Điều này có nghĩa, thông thường làn dừng khẩn cấp không dùng để dừng đỗ xe, trừ các trường hợp nêu trên hoặc cho phép xe ưu tiên di chuyển trên làn này.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Có. Đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết. Nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm cho sức khỏeKhông. Dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để đi vệ sinh là không phù hợp, cần chủ động sức khỏe trước khi lên cao tốc.Như vậy, nếu xe gặp sự cố kỹ thuật thì có thể dừng ở làn khẩn cấp, trường hợp xe gặp sự cố mà không thể di chuyển được thì có thể dừng ngay trên làn xe đang lưu thông và có cảnh báo từ xa. Việc này là khá rõ ràng bởi nó xảy ra ngoài ý muốn, không đảm bảo cho xe tiếp tục di chuyển, vì có thể gây hậu quả cho chính người trên xe hoặc người tham gia giao thông khác.Bên cạnh đó, theo LS Lê Trung Phát, yếu tố "bất khả kháng khác" hiện chưa có quy định cụ thể là gì. Như vậy, bất khả kháng trong trường hợp này, được hiểu không phải là yếu tố kỹ thuật xe mà là các yếu tố liên quan đến con người trên xe hoặc điều kiện thực tế tự nhiên (ví như sương mù, khói bụi khiến tài xế không thể quan sát để tiếp tục di chuyển...).Thực tế, nhiều tuyến cao tốc chưa bố trí được các trạm dừng chân để người dân có thể nghỉ ngơi sau thời gian di chuyển, bảo đảm sức khỏe, vệ sinh cá nhân và một số nhu cầu khác, dẫn đến nhiều trường hợp phải dừng xe để ngủ, để vệ sinh cá nhân. Nhưng những việc này, có được xem là sự kiện bất khả kháng hay không? LS Phát phân tích, đối chiếu với quy định tại điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc buồn ngủ, đi vệ sinh không được xem là sự kiện bất khả kháng. Vì sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Như vậy, buồn ngủ là có thể lường trước được, người lái xe phải biết kiểm soát sức khỏe của mình khi lái xe, biết lái xe thời gian nào là thời gian chúng ta buồn ngủ và cần phải tránh hoặc hạn chế lái vào thời gian đó. Đi vệ sinh cá nhân cũng vậy, thông thường, thì trong khoảng thời gian 2 tiếng di chuyển, đã có điểm dừng chân để vệ sinh cá nhân trên đường hoặc các nút ra trên cao tốc để về đường dân sinh sẽ có chỗ vệ sinh, nên xem vệ sinh cá nhân là bất khả kháng cũng chưa thuyết phục."Thế nhưng, hiểu như vậy, liệu có cào bằng và máy móc? Ví như trên xe có trẻ con, thì việc kiểm soát vệ sinh cá nhân cho các trẻ là rất khó. Nếu người lớn không đáp ứng, chúng có thể la khóc trên xe, sẽ làm ảnh hưởng đến tài xế và người trên xe. Do đó, dừng xe ở làn khẩn cấp trong tình huống này rất có thể sẽ xảy ra và cần xem xét nó như trường hợp bất khả kháng khác", LS Phát nêu ý kiến.
Khách ngồi kín quán cháo sò huyết ở TP.HCM: Có gì hấp dẫn?
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 429 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.Theo phương án sắp xếp, Hà Nội duy trì 6 phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện gồm: Văn phòng HĐND - UBND; Thanh tra; Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch (sau sắp xếp đổi tên là Tài chính); GD-ĐT; Y tế.Sáp nhập phòng LĐ-TB-XH và phòng Nội vụ (tên gọi sau sắp xếp là phòng Nội vụ); chuyển chức năng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn về phòng GD-ĐT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn về phòng Y tế.Đối với phòng TN-MT, ở khối quận sẽ chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (đối với các quận còn lĩnh vực nông nghiệp) từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; tên gọi sau sắp xếp là phòng TN-MT.Ở khối huyện và thị xã sẽ tiếp nhận chức năng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng, chống thiên tai từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Nông nghiệp và Môi trường.Phòng VH-TT tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin.Đối với phòng Kinh tế ở khối quận thì chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng VH-TT; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Ở khối huyện và thị xã thì chuyển chức năng lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn về phòng Nông nghiệp và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Phòng Dân tộc (hiện chỉ có 1 phòng thuộc UBND H.Ba Vì) bị giải thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ về phòng Nội vụ.Về tổ chức bộ máy cấp huyện sau sắp xếp gồm 10 phòng chuyên môn, cụ thể: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; GD-ĐT; Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT (tại các huyện, thị xã là phòng Nông nghiệp và Môi trường).Trước kia, bộ máy cấp huyện ở Hà Nội gồm 12 phòng chuyên môn, gồm: Nội vụ, Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; GD-ĐT; Kinh tế; Quản lý đô thị; Văn hóa; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT; LĐ-TB-XH.Như vậy, so với bộ máy UBND cấp huyện trước đó, số lượng phòng chuyên môn sau sắp xếp đã giảm xuống còn 10 phòng khi bỏ đi 2 phòng LĐ-TB-XH và Quản lý đô thị.Hiện, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Sau khi sắp xếp bộ máy, Hà Nội giảm 61 phòng thuộc UBND cấp huyện. Trong đó ở 29 quận, huyện, thị xã giảm 58 phòng; riêng H.Ba Vì giảm 3 phòng (gồm phòng LĐ-TB-XH; Quản lý đô thị; Dân tộc).