Diễn viên Di Dương: NSƯT Hữu Châu bỏ tiền túi để tôi được theo nghề
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gió chướng ở vùng biên giới Long An hanh khô. Những nông dân chạy xe ôm vẫn miệt mài làm nghề để kiếm thêm thu nhập đón tết sung túc hơn. Đặc biệt, thường trực trong họ là sự nêu cao tinh thần cảnh giác để góp phần gìn giữ an ninh, trật tự địa phương.Tỉnh Long An có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài hơn 133 km. Hàng hóa thông thương và nhu cầu qua lại của người dân chủ yếu diễn ra tại 2 cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (xã Bình Hiệp, TX.Kiến Tường) và Mỹ Quý Tây (xã Mỹ Quý Tây, H.Đức Huệ).Nếu cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp chủ yếu thông quan hàng hóa, giao thương biên mậu và mỗi ngày chỉ hơn 100 người qua lại thì cửa khẩu Mỹ Quý Tây trung bình có hơn 600 người Việt Nam di chuyển qua lại với Campuchia. Đó chính là lượng khách hàng dồi dào của hơn 200 nông dân hành nghề xe ôm tại xã biên giới Mỹ Quý Tây.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, phần đông người có nhu cầu qua Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây đến từ TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Long An... Để đến Campuchia, đa số họ di chuyển đến các bãi giữ xe của một người (ngụ H.Bến Lức, Long An) đầu tư gần khu vực cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây, sau đó di chuyển bằng xe ôm đến cửa khẩu. Phần lớn người Việt qua Campuchia tại các cửa khẩu ở Long An trở về nước trong ngày. Do đó, việc những người chạy xe ôm ở đây nếu có 1 khách hàng vào buổi sáng thì gần như chắc chắn sẽ đón vị khách đó vào buổi chiều.Theo tìm hiểu của PV, trong bán kính 10 km, sau khi qua cửa khẩu Mỹ Quý Tây có đến 5 casino (sòng bạc) và một khu vực kinh tế dịch vụ tổng hợp do người Trung Quốc làm chủ, đang hoạt động."Chúng tôi không rõ khách hàng qua Campuchia để làm gì, nhưng sẽ không nhận chở nếu khách là người lạ mặt và di chuyển từ Campuchia về mà không qua cửa khẩu; khách có nhu cầu chạy đi xa, đặc biệt là khách không có hộ chiếu. Ngoài các trường hợp này, nếu nhận thấy khách có biểu hiện khác thường, chúng tôi đều sẽ báo đến Trực ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Chúng tôi cần tiền, nhưng cái cần thiết và thiêng liêng hơn đó là góp phần đảm bảo an ninh cho khu vực biên giới", ông Dân, một người chạy xe ôm lâu năm ở khu vực cửa khẩu, bày tỏ.Do đường biên giới qua Long An dài hơn 133 km nên ngoài các cửa khẩu quốc tế, còn rất nhiều đường mòn, lối mở có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa 2 nước. Do đó, từ lâu khu vực này là địa bàn phức phức tạp cho các loại tội phạm trốn truy nã, buôn lậu thuốc lá, ma túy, rượu ngoại, đồ gia dụng, điện tử…Một lãnh đạo Công an H.Đức Huệ cho biết, trước kia, đa số người chạy xe ôm tại khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây ít nhiều đều có tham gia vận chuyển hàng cấm cho các đối tượng buôn lậu. Tuy là nhu cầu làm việc để kiếm thêm ít thu nhập lúc nông nhàn, nhưng đó là hành vi tiếp tay cho các đầu nậu buôn lậu, gây nguy hiểm cho thị trường trong nước và người tiêu dùng. Vì vậy, các lực lượng chức năng địa phương đã vận động, tuyên truyền để họ hiểu và sau đó đa số họ nghiêm túc tham gia các đội xe ôm tự quản tại địa phương. Họ trở thành "cánh tay nối dài" rất đắc lực của lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an H.Đức Huệ trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu. Một tài xế xe ôm chia sẻ: "Trước kia, tôi có tham gia nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Sau khi xuất ngũ về quê làm ruộng, gia đình túng thiếu nên có lần tôi nhận chở hàng lậu vào ban đêm. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy việc này chẳng những vi phạm pháp luật về hình sự mà còn quá nhiều rủi ro đến tính mạng của bản thân mình trong quá trình tham gia giao thông nên tôi quyết định không làm nữa". Theo Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, nghề chạy xe ôm khu vực cửa khẩu được tổ chức thành các đội xe ôm tự quản. Mỗi đội có từ 5 đến 7 thành viên, do một người có uy tín cao nhất giữ vai trò đội trưởng. Việc nhận khách do các đội trưởng sắp xếp theo chu kỳ, nhằm bảo đảm thu nhập đồng đều cho các thành viên. Trong quá trình hành nghề, nếu các tài xế xe ôm nhận thấy có biểu hiện khả nghi đối với những người có mặt tại khu vực biên giới sẽ phải lập tức báo cáo cho đội trưởng hoặc báo trực tiếp qua đường dây nóng của Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Những người lái xe ôm cũng đã không ít lần trực tiếp hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.Thang Long Warriors giúp Hanoi Buffaloes lấy lại ngôi đầu giải bóng rổ VBA 2023
Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tiết Thượng Nguyên, tiết hoa đăng…) là một trong những lễ hội cổ truyền, có từ lâu đời. Vào ngày này, đồng bào Việt - Hoa, thường đến chùa để cầu cho một năm bình an, phát lộc.Lễ hội Nguyên tiêu tại khu vực Chợ Lớn (Q.5, TP.HCM) năm 2025 có nhiều hoạt động, diễn ra xuyên suốt dịp rằm tháng giêng, tập trung nhiều nhất ở các hội quán của người Hoa.Phần lễ hội được người dân và du khách mong chờ nhất chính là hoạt động diễu hành đường phố. Đoàn diễu hành bắt đầu từ 16 giờ 30 và kéo dài đến 18 giờ 30 cùng với sự tham gia của 1.000 diễn viên quần chúng thuộc các hội quán người Hoa, các đoàn lân - sư - rồng của ba quận: 5, 6 và 11.Lộ trình diễu hành đi các con đường Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi - Trần Xuân Hòa, Trần Hưng Đạo và kết thúc tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.5. Đây là hoạt động thu hút nhiều người dân và du khách đến xem, trải nghiệm mỗi dịp Nguyên tiêu tại TP.HCM hàng năm.Khoảng 15 giờ, dọc hai bên các con đường hàng ngàn người đã có mặt chờ đoàn diễu hành trong tâm trạng háo hức. Khi đoàn diễu hành xuất phát, nhiều người dân tỏ ra vui mừng, cầm điện thoại quay phim. Chị Nguyễn Thị Kim Thanh (ngụ Q.10, TP.HCM) cho biết, đã có mặt ở đường Lương Nhữ Học từ 14 giờ để chờ đợi. Năm nay chị cùng chồng và con cùng đến để xem biểu diễn kết hợp đi chùa vào ngày rằm tháng giêng."Tôi thấy hoạt động này ý nghĩa, mang đậm đà bản sắc văn hóa khu Chợ Lớn này. Hy vọng năm sau tôi cũng sẽ đến đây để xem diễu hành một lần nữa", chị Thanh chia sẻ. Trương Khiết (25 tuổi), một diễn viên có 10 năm tham gia lễ hội này cho biết, đây là mùa lễ hội cô chờ đợi nhất trong năm. "Bởi mỗi năm tôi được hóa trang, biểu diễn một lần duy nhất, sau đó phải chờ đến năm sau. Năm nay tôi lại hóa trang thành Tàu Quốc Cữu, một nhân vật trong Bát Tiên, thần thoại của Trung Quốc", Trương Khiết nói.Khít nói thêm khi diễu hành cô phải phủ trên mình nhiều lớp áo, đi cà kheo trong suốt nhiều giờ. Do đó, trước khi biểu diễn phải tập đi cà kheo rất lâu, kèm trang điểm đến hơn 2 tiếng. Trong khi đó, các đoàn lân – sư - rồng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách. Đại diện đoàn lân - sư rồng Nhơn Nghĩa Đường cho biết, năm nay mang đến lễ hội này cặp rồng kim ngân và cặp lân đỏ - vàng. Mục đích mang nhiều may mắn, phát tài và thịnh vượng cho mọi người trong năm mới. Anh Đào Duy Long, đoàn lân - sư - rồng Long Nhi Đường cho biết năm nay mang đến lễ hội con rồng 7 màu. Với màu hồng chủ đạo từ đầu đến đuôi, các màu sắc khác được trang điểm làm vẩy tô thêm vẻ hiện đại, tươi mới so với các năm trước.
Hải quân Mỹ tinh chỉnh khu trục hạm từ kinh nghiệm đối phó Houthi
Theo kế hoạch trước đó, Phạm Thoại có buổi livestream bán hàng vào ngày 28.2. Tuy nhiên những ngày qua, vụ ồn ào kêu gọi hỗ trợ bé Bắp của TikToker 9X vấp phải những tranh luận từ cộng đồng mạng. Ngoài những hoài nghi về số tiền đã kêu gọi được, nhiều người còn đồn đoán rằng lùm xùm vừa qua là chiêu trò để tạo sức hút cho chương trình bán hàng lớn của Phạm Thoại sắp tới. Khi thông báo hủy phiên livestream này, Phạm Thoại cũng nói rõ lý do: “Mình không muốn bất kỳ ai hiểu lầm rằng drama (ồn ào) này là chiêu trò để kéo lượt xem cho phiên livestream. Vì vậy, mình quyết định hủy buổi mega live ngày mai. Cảm ơn nhãn hàng đã thấu hiểu và ủng hộ quyết định này. Cảm ơn mọi người đã quan tâm”. Trước đó, trong một talkshow, Phạm Thoại từng công bố có phiên livestream anh đạt doanh thu 58 tỉ đồng. Đối với TikToker, đó là con số lớn đến mức “không ai tin”. “Đó là phiên live kéo dài khoảng 36 tiếng. Đây là phiên live kỷ lục, từ xưa đến nay tôi chưa từng làm với nhiều mặt hàng khác nhau như quần áo, đồ gia dụng, đồ ăn… Thông thường các KOC lấy trung bình 10% hoa hồng nên 58 tỉ thì tôi cũng được 5,8 tỉ rồi”, anh chia sẻ.Liên quan đến ồn ào từ thiện, tối 25.2, Phạm Thoại tiến hành livestream để làm rõ số tiền kêu gọi mọi người ủng hộ bé Bắp. Vụ việc thu hút hơn nửa triệu người xem cùng lúc. Dù cùng với mẹ bé Bắp giải đáp những thắc mắc của cư dân mạng song những chia sẻ của cả hai chưa hoàn toàn thuyết phục người xem. Một số cư dân mạng thắc mắc vì trong một lần chia sẻ với báo chí, chị Hòa (mẹ bé Bắp) nói bản thân bán hàng online nên có thu nhập cho con trai đầu học trường quốc tế, song ở buổi phát trực tiếp, chị lại không biết kiểm tra biến động số dư hay chia sẻ về việc chi phí cho con trai lớn đi học đến từ người chị của mình. Nhiều người xem yêu cầu mẹ của bé Bắp công khai số dư tài khoản cá nhân để vụ việc được giải quyết. Chưa kể, cư dân mạng cũng mong cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ thay vì người trong cuộc chỉ lên tiếng rồi ồn ào vẫn chưa thể chấm dứt.
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về tờ văn bản "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" với nội dung sửa tiêu ngữ của Việt Nam. Cụ thể, dưới quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", văn bản này lại chế phần tiêu ngữ thành "Độc lập - Tự do - Hé lộ tí thôi". Theo hình ảnh được chia sẻ trên các trang mạng, biên bản này được cho là xuất hiện tại một buổi chiếu phim tài liệu Anh trai say hi. Trong văn bản còn có logo của công ty Nomad Management Vietnam và DatVietVAC.Trên các trang mạng, hình ảnh về biên bản này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ khán giả. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành vi chế tiêu ngữ và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó, một số người tấn công phía công ty quản lý dàn Anh trai say hi vì cho rằng liên quan đến đơn vị này. Ngày 10.3, phía công ty Nomad Management Vietnam đăng thông báo lên fanpage chính thức NOMAD MGMT Vietnam, phủ nhận liên quan đến hình ảnh văn bản đang lan truyền trên mạng xã hội. Công ty này cho biết: "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" nói trên đã cắt ghép hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp (logo) vào một cách trái phép."Thông qua thông báo này, chúng tôi khẳng định rằng văn bản nêu trên không xuất phát từ doanh nghiệp. Hình ảnh thương hiệu Nomad đã bị sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc cấp phép. Hiện, chúng tôi đã và đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc", thông báo nêu. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự doanh nghiệp, phía công ty khẳng định sẽ sử dụng biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hiện sự việc vẫn đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Dân mạng đặt nhiều câu hỏi về nguồn gốc của tờ biên bản này và mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
Thực hư vụ 'chặt chém' du khách Tây 3 quả dứa giá 500.000 đồng ở phố cổ
Cách đây 100 năm, vùng đất Nha Trang còn khá hoang sơ, thuộc huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Năm 1924, vua Khải Định ra đạo dụ thành lập TT.Nha Trang trực thuộc tỉnh Khánh Hòa - vùng đất thuộc hạ nguồn sông Cái, tiếp giáp với Biển Đông; và từ đây, địa danh Nha Trang chính thức được hình thành. Lúc mới thành lập, TT.Nha Trang có 4 làng gồm: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh và Phương Sài.