Shark Liên - vị ‘Cá Mập’ hết lòng với sự phát triển của người Việt trẻ
Chiều 31.12, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo công bố, cung cấp thông tin về 3 nghị định vừa được Chính phủ thông qua về chế độ chính sách với cán bộ thôi việc, thu hút người tài.Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, thời gian qua, Bộ Nội vụ đã triển khai đồng loạt, xây dựng các nghị định theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị. Hôm nay 31.12, Chính phủ đã thông qua, ban hành 3 nghị định, gồm:Nghị định 177 quy định chế độ chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ nghỉ hưu theo nguyện vọng.Nghị định 179 về trọng dụng, thu hút người có tài năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, MTTQVN, tổ chức chính trị - xã hội.Nghị định 178 về chế độ chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong sắp xếp bộ máy. Thông tin về Nghị định 177, ông Nguyễn Tuấn Ninh, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ), cho biết các chính sách liên quan trực tiếp đến cán bộ trước thềm đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc.Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến các ban Đảng T.Ư và các địa phương để xác định những nội dung cần trong xây dựng nghị định, bám sát Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị. Nghị định chia 3 nhóm đối tượng: Nhóm 1 là không đủ điều kiện tái cử (không đủ 30 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu); nhóm 2 là còn đủ điều kiện tái cử (còn 30 - 60 tháng); nhóm 3 là đối tượng thuộc Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý.Theo đó, bổ sung thêm cơ sở pháp lý giải quyết với các trường hợp vi phạm nghỉ hưu sớm, quy định với các trường hợp không vi phạm nhưng có nguyện vọng nghỉ hưu sớm… để giải quyết vướng mắc với các trường hợp đã nghỉ hưu vừa qua.Về chế độ, chính sách gồm 2 chế độ: nghỉ hưu trước tuổi và chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi hưu. Với nhiều trường hợp không đủ tuổi tái cử vẫn lựa chọn ở lại công tác rất khó sắp xếp vị trí việc làm, nên có chế độ chính sách khuyến khích nghỉ hưu ngay. Với Nghị định 179 về trọng dụng thu hút người có tài năng, ông Ninh cho biết, đã tham khảo kinh nghiệm thu hút, trọng dụng người tài của Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Thái Lan..., vừa đảm bảo cơ chế chính sách vượt trội, phù hợp thực tiễn. Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức có tài năng, phát hiện những người có tài năng đang làm trong bộ máy để trọng dụng. "Rất nhiều người thi tuyển công chức, nhưng qua vài năm rèn luyện phát huy vai trò, có năng lực nổi trội, nòng cốt cho các cơ quan, đơn vị. Philippines làm rất tốt việc này, phát hiện các công chức tài năng để bồi dưỡng. Ngoài ra, có các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, nhà quản lý...", ông Ninh nói và cho biết đây là những đối tượng cần tập trung thu hút để tạo thành lực lượng dẫn dắt. Cụ thể, về chính sách tiền lương thu hút người tài, theo ông Ninh, với sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng, ngoài được hưởng 100% tiền lương tập sự còn được hưởng phụ cấp bằng 150% mức lương trong thời hạn 5 năm từ ngày tuyển dụng. Đây là cơ chế rất mạnh, vượt trội, ông Ninh nói. Mức tiền lương cơ bản chưa bao gồm phụ cấp hưởng khoảng 13,7 triệu đồng/tháng, thạc sĩ khoảng 15,6 triệu đồng/tháng, tiến sĩ 17,5 triệu đồng/tháng. Dù so với mặt bằng chưa quá cao nhưng cũng là nỗ lực của Chính phủ.Đối với chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành được bổ nhiệm vào ngạch viên chức, được hưởng phụ cấp bằng 300% mức tiền lương thưởng. Mức tiền lương cơ bản thấp nhất (chưa bao gồm phụ cấp công vụ 25%) với người được bổ nhiệm chuyên viên chính hoặc tương đương hưởng 41,1 triệu đồng/tháng, người được bổ nhiệm chuyên viên cao cấp hưởng hơn 58 triệu đồng/tháng. Trường hợp chuyên gia, nhà quản lý, khoa học đầu ngành ký hợp đồng lao động, cho phép người đứng đầu bộ, ngành, địa phương được quyết mức tiền lương. Một số địa phương đã thực hiện rất tốt như TP.HCM, Đà Nẵng, Hưng Yên...Tháng Thanh niên ở Quảng Nam: Thực hiện nhuần nhuyễn chủ trương '3 liên kết'
Phản ánh đến PV Thanh Niên, người dân TP.Nha Trang bày tỏ bức xúc vì nhiều xe điện (xe bốn bánh có gắn động cơ điện) chở du khách vẫn ngang nhiên lưu thông trên các tuyến đường trung tâm thành phố. Dù theo Nghị định số 165/2024/NĐ-CP ngày 26.12.2024 của Chính phủ (gọi tắt Nghị định số 165), toàn bộ xe điện tại Nha Trang ngừng hoạt động từ ngày 15.2.Ghi nhận của PV tối 27.2, trên tuyến đường Trần Phú vẫn xảy ra tình trạng những chiếc xe điện chở nhiều du khách từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác. Chỉ trong khoảng 1 giờ đồng hồ quan sát, có hàng chục lượt xe điện "vi vu" giữa đường phố. Thậm chí dừng, đỗ tại Quảng trường 2.4 để đón trả khách.Đáng nói, trước đó ngày 10.1, Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa (nay là Sở Xây dựng) có thông báo đến các đơn vị tham gia thí điểm xe điện chở du khách và đơn vị kinh doanh vận tải tuân thủ Nghị định số 165.Theo quy định của Nghị định 165, các xe bốn bánh gắn động cơ điện chở khách ở Nha Trang nói riêng và loại hình vận tải này nói chung chỉ được tổ chức hoạt động trên các tuyến đường có đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa 30 km/h, thời gian và phạm vi hoạt động do UBND tỉnh Khánh Hòa quy định. Trong khi trên địa bàn TP.Nha Trang không có tuyến đường nào đáp ứng yêu cầu về giới hạn tốc độ theo quy định, vậy nên toàn bộ xe điện trên địa bàn thành phố ngừng hoạt động từ ngày 15.2.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Chu Văn An, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết Sở đã phối hợp, hướng dẫn, phổ biến nội dung quy định của Nghị định 165 tới các đơn vị tham gia thí điểm và đơn vị kinh doanh vận tải để theo dõi thực hiện. Ông Chu Văn An nhấn mạnh, trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng chức năng tiến hành xử lý theo quy định. Nếu có khó khăn, kiến nghị, các đơn vị cần đề xuất tới cơ quan có thẩm quyền.Được biết, trước khi "lệnh cấm" có hiệu lực, trên địa bàn TP.Nha Trang có 33 xe điện của 3 đơn vị là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Sao Mai; Công ty CP Du lịch khoáng nóng Nha Trang Seafood F17, Công ty CP Đầu tư ChampaGroup tham gia thí điểm. Các xe điện này hoạt động cố định trên các tuyến đường trung tâm TP.Nha Trang và một số điểm tham quan nội thị, được đăng ký biển số, đăng kiểm an toàn kỹ thuật theo quy định.Cơ quan chức năng nhận thấy, dù xe điện đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông. Tính cơ động của xe không cao nên dễ gây ùn tắc; việc chấp hành quy định về tuyến đường được phép hoạt động cũng còn hạn chế.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'
Nghe tiếng củi cháy nổ lách tách, nhưng ngày hôm qua phải giúp ông Sáu Đạt, người trong xóm thu hoạch đám gỗ keo trên Hòn Nghệ, tay chân uể oải nên Đức muốn nằm thêm. Tuy vậy, chỉ được một lát, con Lam đã bước đến bên giường, khẽ gọi:- Anh Hai, anh Hai, dậy đi! - Anh Hai là tên của Đức, nhưng nó là con đầu, từ nhỏ cha mẹ bắt gọi vậy nên con bé quen rồi. - Dậy ăn sáng để ra sông thôi!- Anh dậy rồi! - Đức đáp - Nhưng còn sớm mà?- Không sớm đâu, dậy ăn sáng thôi! Em đã hấp cho xôi nóng rồi!Đức hít một hơi thật sâu, co người, ngồi bật dậy, bước ra cái ảng lớn đặt dưới gốc cây mít ở cuối sân, múc nước rửa mặt. Hai anh em ăn qua quýt mỗi đứa một đĩa xôi nhỏ, sau đó Đức ra hàng hiên, một tay cầm cây dằm gỗ, tay còn lại ôm tấm lưới đã cuộn sẵn treo trên cây sào tre. Thấy Lam cầm chiếc giỏ mây, Đức bảo:- Lấy thêm cái túi nữa! Đang đầu mùa, chắc sẽ có cá nhiều!Nghe anh trai nói, Lam chạy vội vào nhà lấy thêm cái túi cói, gấp đôi lại cho gọn rồi bước theo anh ra ngõ. Hai anh em lặng lẽ bước trên con đường nhỏ khi bóng đêm còn đang mờ mờ. Mùi hương của cây hoa ngọc lan ở nhà bên cạnh tỏa hương thơm dìu dịu, nhưng con Lam không để ý mấy. Tối qua, khi nghe anh trai đồng ý cho đi cùng để đánh cá mòi, nó thích lắm, đêm nằm ngủ không yên, thức giấc mấy lần, chỉ trông trời mau sáng. Bây giờ cũng vậy, tâm trí nó chỉ nghĩ tới chuyện giăng lưới bắt cá mòi sông.Dòng sông Cái lúc sáng sớm còn phủ một lớp sương mù màu lam nhẹ như khói, mênh mang, bảng lảng. Gió thổi rười rượi. Phía bờ bên kia một vài tiếng gà gáy thưa thớt vọng qua lanh lảnh. Hai anh em đi xuống cái dốc thoai thoải rồi bước tới bên chiếc thuyền nhỏ được cột vào một chiếc cọc gỗ nằm bên mép nước nơi có mấy đám lách mọc choài ra cong cong tựa như một con rùa khổng lồ đang nằm ngủ.Đó là chiếc thuyền nhôm được cha mẹ hai đứa mua từ lúc chúng còn rất bé. Tuy là dân sống trên bờ, làm ruộng, làm vườn, nhưng nhà nằm ven sông nên cha Lam thích sắm thêm chiếc thuyền này để thỉnh thoảng đánh cá. Nhiều bữa, cha Lam đánh được khá nhiều, không chỉ để dành cho cả nhà ăn mà mẹ Lam còn mang sang cái chợ bên kia sông để bán, kiếm thêm tiền trang trải việc này, việc nọ. Sáu năm trước, phá lùm cây đủng đỉnh bên hàng rào, bất ngờ một quả mìn còn sót lại từ thời chiến tranh nằm sâu trong lòng đất nổ tung làm cả cha lẫn mẹ Lam bị thương nặng, sau đó qua đời ở bệnh viện. Khóc than, khổ đau, song chẳng có cách nào khác, hai anh em chỉ còn biết dựa nhau mà sống. Lúc ấy, mới mười bảy tuổi, chỉ còn hơn một năm học nữa là kết thúc bậc trung học phổ thông nhưng Đức, anh trai Lam đành nghỉ học, gánh vác mọi việc mà cha mẹ để lại. Dù nhỏ hơn anh năm tuổi, nhưng Lam cũng muốn nghỉ ở nhà giúp anh, song anh Hai nó kiên quyết không cho. Việc lớn, việc nhỏ trong gia đình thằng anh giành làm hết. Ước mơ của Đức là bằng mọi giá, dù khổ đến mấy cũng thay cha mẹ cho em gái học xong đại học. Thoạt đầu Lam còn ham chơi, lơ là nhưng dần dà nhận ra tình thương anh trai dồn cho mình nên nó quyết tâm học. Năm nay đã qua học kỳ một của lớp mười hai, chỉ còn mấy tháng nữa là thi tốt nghiệp, sau đó sẽ thi vào đại học nên Lam học ngày học đêm. Nhưng học hoài cũng ngán nên chiều hôm qua, vào lúc chạng vạng, nghe anh trai bảo, cá mòi đã về, mai sẽ đi đánh, vậy là Lam xin theo. Mới nghe, anh nó đã nạt:- Lo học đi, chỉ còn mấy tháng nữa là thi tốt nghiệp đó! Đánh cá là việc của anh, mày chỉ ở nhà và học cho anh!- Cho em nghỉ một buổi đi, mai là chủ nhật mà! Cho em đi đánh lưới với anh một buổi thôi, coi như giải lao mà!Nhìn điệu bộ nũng nịu với khuôn mặt nhăn nhó đáng yêu của em gái, Đức thấy tội tội, nghĩ bắt nó học hoài cũng không hay nên đáp:- Thôi cũng được, nhưng một buổi thôi đó!Giờ thì chiếc thuyền nhỏ mà cha mẹ Lam để lại đã được đẩy ra khỏi bờ. Nó ngồi ở đầu mũi, anh trai nó ở phía sau cầm lái. Chiếc dằm nhỏ cọ vào thành thuyền tạo nên những âm thanh lạch cạch, lạch cạch đều đều. Đến khúc sông sâu nằm dưới chân bờ tre rậm rạp, Đức đổi chỗ, để cho Lam cầm chèo, giữ cho con thuyền tiến chầm chậm, còn mình bắt đầu thả lưới. Những đoạn lưới đan bằng cước nhỏ, trong veo từ tay Đức lần lượt chìm xuống đáy nước nhẹ nhàng theo một đường vòng cung mà con thuyền đi qua.Ở khúc sông này, ngày xưa, khi còn sống, cha Lam thường đánh cá mòi. Tuy không lớn, con to nhất cũng chỉ hơn ba lạng, lại có nhiều xương, nhưng cá mòi trên sông Cái là món ngon nổi tiếng vì thịt thơm lại nhiều dầu. Đây là giống cá có đời sống rất lạ. Từ hồi còn nhỏ xíu, cả Đức và Lam đã được nghe cha mình kể, cá mòi sông chủ yếu sống ở những chỗ nước lợ, nơi cửa sông đổ ra biển. Hằng năm, cứ vào tháng mười một đến tháng mười hai âm lịch, sau khi các trận lụt đi qua, những con cá mòi mẹ bụng mang đầy trứng, vượt sông, bơi lên phía thượng nguồn sinh sản, để rồi đàn con tiếp nhận bao nhiêu loại tảo và các loài sinh vật li ti trong dòng nước đầy phù sa mà lớn dần. Sau tết, chừng cuối tháng giêng tới đầu tháng ba âm lịch, đàn cá con bấy giờ đã lớn nên lần lượt từng đàn, từng đàn vừa tìm mồi, vừa xuôi theo con nước tìm về nơi cha mẹ chúng đã ra đi, và lúc này chính là mùa đánh cá mòi bắt đầu…Thả lưới xong, Đức cho chiếc thuyền nhỏ chạy vòng ra xa, thỉnh thoảng lại đưa cây dằm lên cao, đập mạnh xuống mặt nước, tạo ra những âm thanh "bầm", "bầm" như tiếng pháo nổ để đánh động đàn cá. Đập một lát đến mỏi cả tay, Đức liền quay lại bắt đầu kéo lưới. Nhưng mặt thằng con trai buồn thiu vì tấm lưới kéo lên đến đoạn gần cuối mà vẫn trống trơn, chỉ duy nhất có một chú cá mương bằng ngón tay bị dính đang cong mình, vùng vẫy khi đưa lên khỏi mặt nước.- Kỳ quá há, sao chẳng có con mòi nào hết vậy ta? - Đức lẩm bẩm khi gỡ con cá mương ra khỏi lưới bỏ vào lòng thuyền.Trời đã sáng hẳn. Mặt con Lam cũng đượm buồn nhưng nó lặng im nhìn dòng sông đang lượn lờ, một lát mới lên tiếng:- Hay là cá mòi chưa về, anh Hai?- Không biết nữa! Để từ từ xem!Đức trả lời rồi đảo mắt nhìn chung quanh. Cách đó không xa, một con chim bói cá đi ăn sớm, đậu trên lùm tre, bay vụt ra, cắm đầu xuống mặt sông rồi lại vút lên, vỗ cánh trở về phía bờ. Đức nhìn theo cánh chim và kinh nghiệm cho nó biết, khoảng sông mà con bói cá vừa lao xuống chắc chắn sẽ có nhiều cá mòi. Cẩn thận đặt tấm lưới xuống cho khỏi rối, Đức chèo vội con thuyền về phía trước, sau đó trao cây dằm cho em, còn mình bắt đầu thả lưới ở khu vực mới, nơi cuối một dòng nước đang chảy nhẹ.Màn sương mỏng trên mặt sông lúc này cũng dần tan hết, để lộ dòng nước trong xanh. Đức vừa buông lưới vừa nhìn xuống, xem có đàn cá nào bơi lượn bên dưới không, nhưng nó hơi thất vọng vì ngoài mấy cái bong bóng nổi lên do mái chèo của con Lam đẩy vào lòng sông tạo ra, nó chẳng phát hiện thêm thứ gì cả. Có thể cá mòi chưa về! Đức nghĩ. Nhưng thật bất ngờ, sau khi cho thuyền quay đi một vòng, trở lại cầm một đầu lưới, kéo lên, nó vô cùng ngạc nhiên. Không chỉ có một, hai, mà rất nhiều con cá mòi trắng phau, con nghiêng, con ngửa dính đầu vào lưới, lấp lánh.- Trời ơi, nhiều quá, hình như trúng cá đàn anh Hai à! - Lam reo lên và để tránh cho chiếc thuyền khỏi bị tròng trành, con bé khom người, bò về gần chỗ anh trai xem Đức gỡ từng con cá bỏ vào giỏ.- Hình như trúng cả đàn…Một mẻ, hai mẻ… Rồi mấy mẻ liên tiếp sau đó, mẻ nào cá cũng dính đầy. Đức và Lam chưa bao giờ gặp lúc có nhiều cá mòi như thế này, kể cả những lần chúng theo cha đi đánh lưới. Giỏ dần dần đã đầy và Lam phải bỏ bớt cá vào chiếc túi cói.Hai anh em tiếp tục quần tới quần lui cùng chiếc thuyền nhỏ cho đến khi mặt trời lên, bắt đầu trải đầy ánh nắng trên mặt sông. Lúc này, biết có cố cũng không bắt được thêm nên Đức quyết định dừng lại.- Thôi, không đánh nữa hả anh Hai? - Con Lam hỏi khi thấy anh trai cuộn lưới lại, thả xuống lòng thuyền.- Ừ, thôi! Mai đánh tiếp! Nắng lên chúng nó chui vào các hang hốc trong bờ để trốn, không bắt được nữa đâu!- A, em nhớ rồi, hồi xưa có lần cha nói điều đó mà em quên! - Lam đáp, rồi vừa săm se giỏ cá vừa hỏi thêm - Nhiều thế này, giờ mình mang đi bán hay sao anh Hai?- Ừ, mang qua chợ bán, chỉ để một ít ăn thôi!Dưới tay chèo của Đức, con thuyền quay đầu hướng về phía bờ sông bên kia, nơi có chợ Phú Thuận đông đúc người mua kẻ bán. Đến giữa dòng, Lam ngoái đầu ra sau hỏi:- Anh Hai, lát nữa, bán cá xong, em sẽ mua cho anh Hai một chiếc áo sơ mi nhen!- Ồ, không cần đâu! Áo anh còn đủ mặc mà! Nếu bán được thì để dành tiền, sắp đến em còn đi thi nữa!- Đi thi thì từ từ mình lo sau! Em thấy áo anh Hai cũ hết rồi, phải mua một cái mới để có đi đâu thì mặc cho đẹp với người ta!Đức tỏ ra ngần ngừ, mấy giây sau mới đáp:- Ừ, thôi cũng được!Thấy anh trai đồng ý, con bé tỏ ra vui hẳn:- Lát nữa bán cá xong, em sẽ mua một số thứ để chiều nay làm món gỏi cá mòi cúng cha mẹ! Hồi xưa cha mẹ mình rất thích món này! Anh chịu khó ngồi ở bến đợi em nghen!- Ừ…- Em sẽ mua cả bánh tráng nướng nữa!- Ừ…- Sao anh chẳng nói gì mà chỉ ừ ừ không vậy? - Lần nữa, Lam quay đầu lại hỏi. Thấy mắt anh mình chớp chớp như thể đang muốn khóc, con bé ngạc nhiên: - Ủa, mà anh Hai làm sao vậy? Có chuyện gì hả?- Đâu có… chắc do nắng nó chói á! - Đức cố cười, tỏ ra tự nhiên - Nhớ mua rau răm, thiếu mấy thứ đó gỏi không có ngon đâu!- Dạ, em biết!Đức quay mặt đi. Thực ra, vừa rồi nó đã không giấu được xúc động trước những điều Lam vừa nói. Nó chợt nhận ra em gái mình đã bắt đầu khôn lớn, đã biết nghĩ về người khác rồi. Nó nhớ mới ngày nào khi cha mẹ mất, con bé còn nhỏ khờ lắm, cứ ham chơi, nhảy dây, nhảy cò, lúc nào cũng long nhong, chưa biết một thứ gì. Nhiều lúc nhìn em, Đức không khỏi lo lắng, không hiểu rồi đây hai anh em sẽ sống ra sao. Vậy mà, giờ đây… Với những mẻ lưới vừa kéo lên, Đức biết, cá mòi đang về rất nhiều. Mai nó sẽ đi đánh tiếp. Lòng nó rộn lên niềm vui khi hình dung một ngày con bé sẽ vào đại học. Hồi cha mẹ mất, một mình lặn lội bươn chải lúc trong vườn, khi ngoài đồng để lo cuộc sống hằng ngày, chưa bao giờ nó dám nghĩ tới chuyện gì xa xôi. Cuối cùng em nó cũng lớn rồi, chỉ còn vài tháng nữa là con bé sẽ kết thúc năm học và bước vào các kỳ thi.Lam không hề biết tâm trạng của anh trai. Nó nghĩ, tại anh mình không đội nón nên mắt bị nắng chói làm cho khó chịu. Lam đang vui vì hai anh em đã đánh được nhiều cá mòi. Với lại, xưa nay nó rất thích nhìn cảnh nắng sớm tràn ngập trên mặt sông như thế này. Trước mắt cô bé, nắng còn nhẹ nhưng cả dòng sông rộng chỗ nào cũng lấp lánh, lấp lánh, cứ như những con sóng nhỏ nghiêng nghiêng, nhấp nhô kia là những mảng thủy tinh đang hút ánh mặt trời. Các nương dâu, nương bắp trên bờ giờ đây trong nắng mai trong trẻo, tất cả cũng hiện lên xanh mượt, rạng rỡ.Ở cái bến dẫn lên chợ, nhiều người chờ đi chuyến đò ngang đang tụ lại, cười nói rộn rã. Hình như trong đám đông ấy có cả mấy người đàn bà buôn cá đang đứng đợi. Khi chiếc thuyền nhỏ của Đức sắp vào gần, một chị đã tiến ra gần mép nước, vẫy vẫy chiếc nón lá, cất tiếng hỏi thật to:- Này, có đánh được cá mòi không? Để cho chị nghen! Chị hỏi trước rồi đó!
Hoàng gia Anh đưa ra tuyên bố rằng Vua Charles "gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người gửi tin nhắn ủng hộ và lời chúc tốt đẹp" mà ông đã nhận được trong những ngày gần đây.
Thêm trường công bố điểm trúng tuyển bằng học bạ, ngành cao nhất 25 điểm
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam