'Soái ca' Việt kiều VBA nói gì về cơ hội khoác áo đội tuyển Việt Nam?
Ngày 10.3, tại Sóc Trăng, Hệ thống trường phổ thông FPT (FPT Schools) phối hợp Sở GD-TĐ tỉnh Sóc Trăng và Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức hội thảo "Hiệu trưởng 4.0: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và quản lý giáo dục". Sự kiện có sự tham dự của các cơ quan quản lý giáo dục, chuyên gia công nghệ, nhà nghiên cứu và gần 500 hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.GS-TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT), cho rằng AI đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại tư duy phát triển và chiến lược giáo dục của mỗi quốc gia. Các nhà quản lý và nhà giáo dục là lực lượng tiên phong, then chốt trong việc thực thi các chính sách giáo dục. Trong đó AI được coi là công cụ hữu ích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Theo đó, việc phát triển năng lực AI không chỉ xây dựng môi trường học tập sáng tạo mà còn giúp học sinh nhận thức rõ tiềm năng của bản thân, góp phần phát triển tư duy, hướng đến trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Bởi, AI có tác động toàn diện tới 3 trụ cột chính của giáo dục, gồm: chương trình học; quá trình dạy và học; kiểm tra đánh giá. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, thúc đẩy giáo dục cá nhân hóa, nâng cao tinh thần tự học, đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng thói quen học tập suốt đời.Các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sự bùng nổ của AI đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống. Giáo dục được xem là một trong những ngành chịu tác động rõ nét nhất, với cả cơ hội lẫn thách thức. Trong đó, những vấn đề đáng lo ngại là có thể sẽ làm gia tăng khoảng cách số (thuận lợi với những nơi có cơ sở hạ tầng, internet, trang thiết bị thuận lợi và ngược lại), các vấn đề đạo đức AI, bảo mật dữ liệu, sự phụ thuộc vào công nghệ, tính chính xác và khách quan của nội dung...Liên quan vấn đề này, thạc sĩ Đỗ Đức Lân, Phó trưởng Phòng quản lý khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) chia sẻ thêm, qua một nghiên cứu phối hợp với UNICEF Việt Nam năm 2024, trong hơn 11.000 học sinh tại 22 tỉnh thành cả nước, kết quả chỉ có hơn 23% học sinh biết thông tin AI từ nhà trường, còn lại đa số là biết từ sách báo, truyền thông xã hội. Về khó khăn khi sử dụng AI, các em cho biết có 3 vấn đề hàng đầu là thiếu kiến thức và kỹ năng về AI, thiếu trang thiết bị và công nghệ, thiếu hướng dẫn từ giáo viên. Điều này cho thấy còn rất nhiều nhà trường chưa có những chương trình hỗ trợ học sinh sử dụng AI một cách bài bản và kế hoạch. Trong khi đó, TS Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT, Giám đốc điều hành Hệ thống trường phổ thông FPT (Tập đoàn FPT), cho biết, từ 2 năm nay, Hệ thống FPT Schools đã triển khai chương trình về AI, robotics, steam theo tiêu chuẩn quốc tế để giảng dạy cho học sinh từ lớp 1. Những kết quả tích cực thời gian qua nói lên phần nào khả năng học tập, khả năng tiếp thu, bắt kịp những tiến bộ khoa học – công nghệ của giới trẻ, học sinh Việt Nam là rất mạnh mẽ. Những năm tới đây, dự đoán xã hội sẽ phát triển vượt bậc về khoa học – công nghệ với sự đa dạng và phức tạp hơn. Nhưng nếu ngành giáo dục tạo điều kiện tốt để các em trau dồi, rèn luyện thì chúng ta sẽ có một nguồn nhân lực rất mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, hoàn toàn có thể sánh vai với các nước trên thế giới.Những người giữ đình xứ Đoài: 'Diễn viên' kỳ cựu ở đình So
Ngày 24.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp (Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú với Nguyễn Văn Ly (32 tuổi, ngụ ấp Thạnh An 1, xã Thạnh Trị, H.Tân Hiệp, Kiên Giang) để điều tra về hành vi hành hạ con.Trước đó, người thân của cháu N.T.N (7 tuổi, ngụ cùng địa phương) trình báo Công an xã Thạnh Trị về việc N. thường xuyên bị cha dượng đánh đập, hành hạ. Vụ việc được báo lên Công an H.Tân Hiệp và Đội điều tra tổng hợp thuộc đơn vị khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh.Công an triệu tập Ly đến trụ sở làm việc. Trước những tài liệu, chứng cứ không thể chối cãi, Ly đã thừa nhận hành vi sai phạm.Theo đó, từ tháng 8 - 12.2024, Ly đã 5 lần hành hạ cháu N. gây ra 3 vết thương tích ở vùng trán. Kết quả giám định của cơ quan chuyên môn cho thấy cháu N. bị tổn hại sức khỏe 20%.Được biết, từ năm 2020, chị N.N.Q (30 tuổi) cùng con riêng là cháu N. về sống chung nhà với Ly tại ấp Thạnh An 1. Chị Q. và Ly chung sống như vợ chồng, nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2022, giữa 2 người có thêm 1 con chung. Bản thân Ly không nghề nghiệp ổn định, chủ yếu làm thuê, mỗi khi uống rượu say, thường đánh đập, hành hạ con riêng của vợ. Hiện, Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp tiếp tục điều tra, xử lý hành vi hành hạ con đối với Ly. Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ chị Q. và cháu N. đến nơi ở mới, bảo đảm an toàn cho cháu N.
Ajinomoto đầu tư phát triển nhân lực ngành khoa học để đóng góp cho cộng đồng
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.
Phạt chủ tài khoản 'Giang Kim Cúc và các cộng sự' vụ bà ngoại rút ổng thở của cháu
Ngày 27.2, PV Báo Thanh Niên đã nêu câu hỏi với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về công tác bảo hộ công dân Việt Nam trong vụ việc giới chức Thái Lan cho biết, khoảng 7.000 người từng làm việc trong các trung tâm lừa đảo do các băng nhóm tội phạm điều hành đang bị mắc kẹt.Bà Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin nhận được, các cơ quan chức năng Myanmar đang tạm giữ nhiều công dân nước ngoài, trong đó có công dân Việt Nam, sau khi truy quét các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực biên giới giữa Thái Lan - Myanmar. "Con số cụ thể chúng tôi đang tìm hiểu thêm. Bộ Ngoại giao đang phối hợp với Bộ Công an về vụ việc này, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thái Lan và Myanmar khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin về nhân thân công dân Việt Nam và kịp thời có biện pháp bảo hộ công dân, hỗ trợ công dân khi cần thiết", bà Hằng cho biết.Báo chí Thái Lan ngày 26.2 cho biết, hơn 7.000 người nước ngoài gồm 28 quốc tịch đã được giải cứu khỏi các tổng đài lừa đảo quốc tế ở Myanmar đang chờ được hồi hương về nước, trong đó có 572 người Việt Nam.Liên quan đến việc báo chí Thái Lan đưa tin tàu cá Việt Nam va chạm với tàu hải quân Thái Lan ngoài khơi nước này, 4 ngư dân bị bắt giữ, người phát ngôn cho biết: "Chúng tôi chưa nhận được thông tin chính thức từ Thái Lan. Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan làm việc với cơ quan chức năng sở tại xác minh và làm rõ các thông tin liên quan để có biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết".