Saigontourist Group và Trường ĐH Sài Gòn ký hợp tác toàn diện phát triển du lịch
Trong đó tại TP.HCM, Nghị quyết cho phép xử lý về tiếp tục sử dụng đất, xác định giá đất, tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án tại số 39 - 39B Bến Vân Đồn (quận 4) trong kết luận thanh tra số 757/2021 của Thanh tra Chính phủ. Nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án sau khi đã xử lý về hành chính, hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm, sai phạm, khắc phục hậu quả các vi phạm về kinh tế, thu hồi lợi ích vật chất do hành vi vi phạm theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.Xử lý về giá đất, tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án tại TP.HCM trong báo cáo kết quả kiểm tra số 332/2020 của Thanh tra Chính phủ. Thời điểm xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất đối với dự án 1.330 căn hộ trong báo cáo kết quả kiểm tra số 332/2020 được xác định như sau. Đối với phần diện tích đất tương đương với tiền sử dụng đất mà nhà đầu tư đã tạm nộp cho cơ quan nhà nước thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm thanh lý hợp đồng với nhà đầu tư (ngày 30.3.2018). Đối với phần diện tích đất chưa nộp tiền sử dụng đất thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất (ngày 11.12.2020).Liên quan đến dự án 30,2 ha phường Bình Khánh và khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc (hai dự án của Tập đoàn Novaland ở TP.Thủ Đức), thời điểm xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất đối với khu đất trong báo cáo kết quả kiểm tra số 33/2020 của Thanh tra Chính phủ được xác định như sau. Đối với phần diện tích đất hoán đổi tương ứng với số tiền nhà đầu tư đã đầu tư tại khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh đến thời điểm năm 2008 (chi phí bồi thường, hỗ trợ, đầu tư xây dựng đã được kiểm toán, thẩm định) thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm hoàn thành việc thu hồi đất, bồi thường khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh (ngày 20.11.2008). Đối với phần diện tích đất chưa nộp tiền sử dụng đất thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc (ngày 18.4.2017).Chính phủ quy định chi tiết và tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, đầy đủ, trung thực của hồ sơ, tài liệu, số liệu, thông tin trình Quốc hội và danh mục dự án tại Nghị quyết này so với những nội dung được cấp có thẩm quyền kết luận. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, không để phát sinh tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, không hợp thức hóa các vi phạm, không để phát sinh sai phạm mới, không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí.Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thực hiện kiểm toán việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án quy định tại các điều 4, 5, 6, 7 và 8 của Nghị quyết này theo quy định của pháp luật và Nghị quyết này.UBND TP.HCM có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này tại địa phương. Trong quá trình áp dụng quy định tại Nghị quyết này mà các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định thuận lợi hơn thì được lựa chọn áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.Vén màn bí ẩn của 'Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật'
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?
'Cháy' hết mình cùng ngọn lửa thanh xuân
Ngày 23.1, Cơ quan đại diện phía nam Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức chương trình Tết nhân ái với chủ đề Bữa cơm đoàn viên lần 2 năm 2025 nhằm giúp đỡ các trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già yếu, neo đơn đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm nhân đạo Quê Hương, Trung tâm nhân đạo Làng Tre và các trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại Q.1, Q.3 (TP.HCM).Bữa cơm đoàn viên là nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam mỗi khi tết đến, là điều mong đợi của nhiều gia đình sau cả năm làm việc. Với mong muốn góp thêm niềm vui cho những mảnh đời cơ nhỡ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã và đang cùng xã hội chăm lo để ai cũng có tết. Ông Vũ Thanh Lưu, Phó chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chia sẻ: "Năm 2024, tại chương trình Bữa cơm đoàn viên lần 1, những ánh nhìn rạng rỡ, nụ cười hạnh phúc của các cô chú, các em nhỏ đã làm chúng tôi xúc động. Tình yêu thương là những kỷ niệm đẹp, giúp các cô chú, các cháu có thêm niềm tin và niềm hy vọng vào cuộc sống tương lai ngày càng tốt đẹp hơn". Ngoài được thưởng thức các món ăn ngày tết, các cô chú tại trung tâm bảo trợ và các em nhỏ còn được xem các tiết mục văn nghệ, múa lân… Dịp này, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 100 phần quà (mỗi phần trị giá trên 500.000 đồng và tiền mặt 1 triệu đồng) cho trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa và 20 phần quà tặng cho đoàn lân sư rồng Long Nhi Đường. Tổng trị giá quà tặng hơn 380 triệu đồng.
Ngày 17.2, Viện KSND Q.1 (TP.HCM) đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Quách Minh Nhựt (34 tuổi, ở TP.HCM) về tội cố ý gây thương tích. Nhựt là tài xế đánh người trước Bệnh viện Từ Dũ hồi tháng 12.2024.Cáo trạng xác định, trưa 14.12.2024, Nhựt lái xe chở mẹ ruột, vợ và con đến Bệnh viện Từ Dũ, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 để khám bệnh. Khi đến bệnh viện, Nhựt lái xe đi gửi, còn người thân thì vào bên trong khám bệnh. Do không khám bệnh được cho con nên vợ Nhựt gọi anh này điều khiển xe quay trở lại. Khi Nhựt đến trước Bệnh viện Từ Dũ, có nhiều xe đang lưu thông bị kẹt phía sau ô tô của Nhựt.Lúc này, anh T.T.T đi xe máy đến cạnh xe của Nhựt nói chuyện nhưng Nhựt không nghe rõ. Do thấy anh T. nói chuyện với giọng bực tức nên Nhựt xuống xe đánh liên tiếp vào mặt, đầu anh T. Mặc dù được gia đình can ngăn nhưng Nhựt vẫn tiếp tục đánh và quật ngã nạn nhân xuống đường rồi lên xe bỏ đi.Sau đó, anh T. đi cấp cứu ở bệnh viện rồi đến công an P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 trình báo, có đơn yêu cầu xử lý hình sự với Nhựt. Ngày 16.12.2024, Nhựt đến Công an P. Phạm Ngũ Lão đầu thú.Tại cơ quan điều tra, Nhựt khai nhận hành vi phạm tội. Theo cáo buộc, hành vi của Quách Minh Nhựt đã xâm hại đến tính mạng của công dân được pháp luật bảo vệ, gây mất an ninh trật tự cho xã hội nên cần phải xử lý nghiêm.Nhựt bị Viện KSND Q.1 truy tố theo điểm i khoản 1 điều 134 bộ luật Hình sự, tội cố ý gây thương tích với tính chất côn đồ; khung hình phạt từ phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tù.Theo kết luận giám định của Phân viện khoa học hình sự tại TP.HCM, nạn nhân bị thương tích 6%. Về trách nhiệm dân sự, anh T. yêu cầu Nhựt bồi thường hơn 242 triệu đồng chi phí cứu chữa, hồi phục sức khỏe, bồi dưỡng; thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, thiệt hại, tổn thất về tinh thần.
Lan Ngọc nói gì về nhận xét gây tranh cãi của Trương Thế Vinh?
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.