Khoảnh khắc bố gen Z thức giấc giữa đêm chăm 3 con gái ‘gây sốt’
Ngày 22.2, Tỉnh ủy Long An tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Văn Quyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Long An (nhiệm kỳ 2020-2025). Ông Nguyễn Văn Quyết giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Long An thay thế cho ông Nguyễn Văn Được.Trước đó, ngày 19.2, ông Nguyễn Văn Được được Trung ương điều động, chỉ định giữ chức vụ Phó bí thư Thành ủy TP.HCM. Ông Nguyễn Văn Được cũng đã được HĐND TP.HCM bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM (nhiệm kỳ 2021-2026), thay thế cho ông Phan Văn Mãi.Ông Nguyễn Văn Quyết (53 tuổi, quê quán H.Yên Khánh, Ninh Bình), có trình độ chuyên môn cử nhân luật, thạc sĩ xây dựng đảng và chính quyền nhà nước. Sự nghiệp của ông gắn liền với công tác kiểm tra của Đảng. Cụ thể: Từ năm 19993 - 1997, ông Nguyễn Văn Quyết làm thư ký TAND tỉnh Ninh Bình; Tháng 4.1999 - 11.2001, làm công chứng viên Phòng Công chứng số 1 (thuộc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai); Tháng 11.2001 - 8.2007, công tác tại UBKT Tỉnh ủy Gia Lai; Tháng 9.2007 - 6.2012 là kiểm tra viên chính của UBKT Trung ương; Tháng 6.2012 - 10.2019, làm Phó vụ trưởng Vụ địa phương VII, UBKT Trung ương;Từ tháng 10.2019 - 01.2021, ông Nguyễn Văn Quyết là Vụ trưởng vụ địa phương II; Tháng 1.2021 - 6.2021, là Vụ trưởng vụ địa phương V, UBKT Trung ương; Tháng 6.2021 - 7.2023, Ủy viên UBKT Trung ương; Tháng 7.2023 - 2.2025, là Phó chủ nhiệm UBKT Trung ương. Từ tháng 2.2025, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Long An.Nam thần F4 Thái Lan Bright Vachirawit gây thất vọng vì xác nhận hẹn hò
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
CSGT TP.HCM hút được gần 1 kg đinh ở cửa ngõ về miền Tây
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Trải qua những biến động của lịch sử, vào những năm 1885 – 1889, chùa Cao Xá được nhân dân, phật tử tiến hành đại trùng tu. Ông Đỗ Văn Sơn, Trưởng tiểu ban quản lý khu di tích chùa Cao Xá, kể lại trước kia chùa có quả chuông lớn, ngân vang; binh lính triều đình đi đánh giặc đã tới mượn chuông để đem ra trận, rồi thất lạc. Sau này, binh lính đã đóng góp, đổ lại quả chuông trả lại nhà chùa, dưới thời vua Thành Thái thuộc nhà Nguyễn.
Cho nghỉ tết quá nhiều ngày: Người lao động vẫn được hưởng lương?
Đây là hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Thông tư 01/2025/TT-BNV ban hành ngày 17.1 về cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc được bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc hưởng BHXH 1 lần theo quy định của pháp luật về BHXH quy định tại Nghị định 178; đồng thời được hưởng 3 khoản trợ cấp quy định tại Nghị định 178, cụ thể:1. Trợ cấp thôi việcĐối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,8 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại Nghị định 178Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,4 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại Nghị định 1782. Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 1,5 x số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc quy định tại Nghị định 178.3. Trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 3 x số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc quy định tại Nghị định 178Đối với viên chức, người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc hưởng BHXH 1 lần theo quy định của pháp luật về BHXH quy định tại Nghị định 178; đồng thời được hưởng 3 chính sách quy định Nghị định 178 như sau:1. Trợ cấp thôi việcĐối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,8 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy địnhĐối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,4 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định2. Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 1,5 x số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc quy định tại Nghị định 1783. Được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn tại tại Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn thực hiện điều 52 luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH).Thông tư số 1/2025/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ 17.1. Chính sách, chế độ quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 1.1.2025.