Tài xế 'cố đấm ăn xôi', lái ô tô quay đầu đi ngược chiều trên cầu
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...‘Thót tim’ xe container phanh gấp dừng đèn đỏ, cuộn thép rơi suýt đè trúng xe máy
Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Tô Lâm cơ bản thống nhất với đề xuất của thường trực các tiểu ban và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới; đồng thời lưu ý tiếp tục tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa các dự thảo báo cáo theo hướng ngắn gọn.Trong đó, Tổng Bí thư lưu ý, cần đánh giá khái quát những vấn đề mang tầm chiến lược, nêu bật ý chí quyết tâm, khát vọng phát triển bứt phá vươn lên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.Tổng Bí thư yêu cầu, các báo cáo phải viết theo hướng hành động và triển khai ngay vào thực tiễn để các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên có niềm tin và thấy rõ mục tiêu đặt ra là có cơ sở và thực hiện được. Tinh thần là ngay khi được thông qua, cả hệ thống chính trị sẽ triển khai ngay.Tổng Bí thư chỉ rõ, cần cập nhật, làm sâu sắc hơn các đánh giá về kết quả đạt được, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm 40 năm đổi mới trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Cùng đó là kết quả sắp xếp tinh gọn, tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị phản ánh rõ nét hơn kết quả phát triển kinh tế - xã hội nổi bật trong những năm cuối nhiệm kỳ Đại hội XIII. Tổng Bí thư yêu cầu việc này cần được thực hiện với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá những tồn tại, hạn chế, những điểm nghẽn, nút thắt nổi cộm trên các lĩnh vực.Tổng Bí thư lưu ý, phải đánh giá thật khách quan để định vị rõ chúng ta đang ở đâu, trình độ phát triển đang ở mức độ nào, có những giải pháp đúng để triển khai, không tô hồng thành tích nhưng cũng không bi quan chỉ thấy được tồn tại, hạn chế mà không đánh giá đúng thành tích kết quả.Bên cạnh đó, tiếp tục cập nhật bổ sung, đánh giá, phân tích dự báo chiến lược về bối cảnh quốc tế, xu hướng, nhất là những vấn đề mới có thể tác động trực tiếp đến nước ta cả trước mắt và lâu dài, để Đảng và Nhà nước có chiến lược, đối sách phù hợp…Tổng Bí thư nêu rõ, xuyên suốt các văn kiện phải bổ sung và nhấn mạnh vai trò then chốt của công tác xây dựng Đảng, khẳng định sự kiên định đường lối đổi mới. Đồng thời, phải thấy rõ Đảng đang gánh vác trọng trách lịch sử lãnh đạo đất nước bước vào kỷ nguyên mới với nhiều khó khăn, thách thức; đòi hỏi Đảng ta không ngừng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, năng lực đổi mới, từng bước tự hoàn thiện mình để hoàn thành trọng trách lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.Nhấn mạnh thời gian không còn nhiều, Tổng Bí thư đề nghị, thường trực các tiểu ban chỉ đạo tổ biên tập chỉnh sửa, hoàn thiện, dành thời gian thỏa đáng, tập trung công sức, trí tuệ để hoàn thành công việc đạt chất lượng cao nhất và đúng tiến độ đề ra.
Giải bóng rổ VBA 2023: Nha Trang Dolphins thắng đậm Hanoi Buffaloes
Cơ sở bị máy bay không người lái (UAV) tấn công nói trên cách biên giới với Ukraine khoảng 1.300 km, đánh dấu đây là một trong những cuộc tấn công sâu nhất vào lãnh thổ Nga của một UAV thuộc Ukraine, theo Reuters.Ông Nikolayev viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng cuộc tấn công không gây thương vong. Ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết về cuộc tấn công và mức độ thiệt hại vẫn chưa rõ ràng.Trước đó, Hãng tin RIA dẫn số liệu từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay các các đơn vị phòng không nước này đã phá hủy 88 UAV của Ukraine trong đêm 8.3 và rạng sáng 9.3. Không có thông tin về thương vong hoặc thiệt hại.Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố 52 chiếc UAV của Ukraine đã bị phá hủy ở tỉnh Belgorod, trong khi 13 chiếc ở tỉnh Lipetsk và 9 chiếc ở tỉnh Rostov. Bộ Quốc phòng Nga còn tuyên bố những chiếc UAV còn lại đã bị bắn hạ ở các tỉnh khác của Nga, gồm Voronezh, Astrakhan, Krasnodar, Ryazan và Kursk.Theo những kênh tin tức không chính thức của Nga trên Telegram, các cuộc tấn công của Ukraine vào Ryazan và Lipetsk đã nhắm vào nhà máy lọc dầu địa phương.Trung úy Ukraine Andriy Kovalenko, người đứng đầu Trung tâm chống thông tin sai lệch, nói rằng nhà máy luyện kim Novolipetsk ở Lipetsk đã bị tấn công, nhưng không cung cấp bằng chứng.Trong khi đó, Không quân Ukraine tuyên bố lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 73 trong số 119 UAV do Nga phóng vào Ukraine trong đêm 8.3 và rạng sáng 9.3, theo Reuters.Không quân Ukraine còn tuyên bố 37 chiếc UAV khác do Nga phóng đã "bị mất", nhưng không cung cấp chi tiết. Quân đội Ukraine cho hay thiệt hại đã được ghi nhận ở 6 khu vực của Ukraine nhưng không cung cấp thông tin chi tiết ngay lập tức, theo Reuters.Hiện chưa có thông tin về phản ứng từ Nga cũng như Ukraine đối với cáo buộc và tuyên bố của bên kia.
đâu dám nghĩ ngày hai anh em về quê hương
Kỷ niệm 65 năm Hội Nhà văn VN (1957-2022): ‘Ông đồ’ Vũ Đình Liên ăn… cơm nắm!
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…